Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bán Nghèo

19/11/202123:48(Xem: 6410)
Bán Nghèo

Bán Nghèo
BÁN NGHÈO
 
Ở bên Ấn Độ thời xưa
Có ông trưởng giả rất ư là giàu
Nhưng mà keo kiệt hàng đầu
Cho vay nặng lãi, nào đâu thương người,
Tính tình hung ác nhất đời
Ai không trả nổi nợ thời khổ thân
Ông sai ngay đám gia nhân
Tới nơi đánh đập bạo tàn chẳng tha.
Ngay người giúp việc trong nhà
Thời ông cũng xử thật là tệ thay
Có bà lão bộc nhà này
Việc làm quần quật luôn tay sớm chiều
Mỗi khi làm hỏng ít nhiều
Thời ông đánh mắng đủ điều chẳng nương,
Áo quần rách rưới tang thương
Cháo cơm thiếu thốn thất thường liên miên
Tuổi già, sức yếu, phận hèn
Lão bà tủi nhục buồn phiền than thân.
Một hôm bà lão dừng chân
Mang bình múc nước ngay gần mé sông
Đọa đày, đau khổ chất chồng
Khiến bà rơi lệ trong lòng nát tan
Muốn lìa ngay cõi nhân gian
Nhảy sông tự vận giải oan kiếp này.
Chợt đâu có một ông thầy
Đến bên, bà cũng chẳng hay biết gì
Thấy bà than khóc tỉ tê
Thầy tu thương cảm kiếm bề hỏi han
Bà liền kể lể than van
Phận mình nghèo khó gian nan đủ điều.
Thầy tu: "Tội nghiệp bà nhiều
Sao không bán quách cái nghèo đó đi
Lâu nay ôm giữ làm chi!"
Ngạc nhiên bà lão tức thì hỏi ngay:
"Sao thầy nói lạ lùng thay
Cái nghèo khốn khổ thế này ai mua?"
Thầy tu: "Tôi chẳng nói đùa!"
Thấy thầy chân thật, hiền từ, đáng tin
Bà già tuy rất ngạc nhiên
Cũng lên tiếng hỏi thăm liền quản chi:
"Thầy ơi! Thầy có kế gì
Giúp tôi bán cái nghèo đi cho rồi
Ơn thầy tôi nhớ suốt đời!"
Thầy tu: "Nếu vậy thì tôi bảo gì
Bà làm cho đúng từng ly
Mới mong bán cái nghèo đi dễ dàng,
Dòng sông kia gợn sóng vàng
Bà nên xuống tắm kỹ càng rồi lên
Sạch thân, trút hết ưu phiền
Tránh xa bệnh tật lại thêm yêu đời!"
*
Bà già vội vã vâng lời
Xuống sông tắm rửa, lên rồi thưa ngay:
"Thầy ơi làm cách nào đây
Để mà bán cái nghèo này êm xuôi?"
Thầy tu: "Bố thí cho người!
Khi tay bố thí tâm thời hết tham
Tham lam, keo kiệt là nhân
Gây ra nghèo khổ cơ hàn đời nay,
Bà tham nhiều kiếp trước đây
Kiếp này quả báo nên bây giờ nghèo!"
Bà già kinh ngạc khẽ kêu:
"Trời ơi! Tôi hiện tiêu điều xác xơ
Của đâu bố thí bây giờ,
Cái bình là của chủ đưa sáng này
Sai mang múc nước về ngay
Nếu cần bố thí tôi đây tiếc gì
Biếu luôn bình nước này đi
Mặc cho chủ đánh! Quản chi thân già!
Quen rồi bao chuyện xót xa
Sợ chi! Liều mạng! Chết là cùng thôi!"
Thầy tu: "Nếu vậy được rồi
Của mang bố thí quý nơi lòng thành
Bà đi múc nước đầy bình
Tìm nơi nước sạch múc nhanh mang về!"
Nghe lời bà vội vã đi
Múc đầy nước sạch lòng thì vui thay
Đem lên cung kính biếu thầy
Thầy tu hoan hỉ đưa tay nhận liền
Sau khi chú nguyện im lìm
Thầy lên tiếng dạy: "Bà nên tu hành
Ăn chay, niệm Phật tâm thành
Giờ gây công đức, quả lành mai sau!"
Rồi thầy hỏi: "Bà ngủ đâu
Nơi ăn chốn ở chỗ nào sạch không?"
Bà thưa: "Tôi khổ vô cùng
Ngủ lăn ngủ lóc giáp vòng quanh đây,
Khi nhà bếp, lúc cối xay
Bạ đâu ngủ đó qua ngày mà thôi!"
Thầy tu: "Bà nhớ lời tôi
Giữ cho thanh tịnh thảnh thơi cõi lòng
Lo tròn bổn phận cho xong
Đừng gieo oán hận vào trong tâm mình,
Lựa khi vắng vẻ đêm thanh
Cả nhà ngủ hết, lén nhanh mọi người
Lên nhà trên, vào trong ngồi
Xếp bằng niệm Phật trước nơi bàn thờ
Tâm đừng nghĩ ngợi vẩn vơ
Tập trung tư tưởng để mà cầu kinh
Sẽ mau hưởng được phước lành!"
Bà già hoan hỉ quay nhanh trở về
Lời thầy khuyên mãi khắc ghi
Thế rồi một tối làm y lời này.
*
Dinh cơ trưởng giả sáng nay
Gia nhân mở cửa thấy ngay bà già
Lên đây lén lút tối qua
Bây giờ ngồi chết thật là bình yên,
Mọi người hô hoán ầm lên
Báo tin trưởng giả đến liền để coi
Chủ nhà vội chạy tới nơi
Thấy bà già chết, tức thời quát la:
"Cột chân kéo xác này ra
Bỏ vào rừng để quạ tha làm mồi
Để đây ghê tởm quá trời!"
Gia nhân sợ hãi vâng lời chủ kia
Cột chân xác chết kéo đi
Nhưng ra khỏi ngõ tức thì ngừng tay
Đắp cho bà tấm vải dày
Rồi cùng khiêng xác đưa ngay vào rừng.
*
Ai ngờ bà lão bần cùng
Chết rồi thần thức lên từng trời cao
Cõi trời Đao Lợi sinh vào
Do thầy chú nguyện với bao tâm thành,
Do bà cố gắng tự mình
Suốt đời niệm Phật. Hiển linh tuyệt vời.
Mới hay giá trị con người
Không do vật chất, do nơi tinh thần,
Bà già nghèo khổ tấm thân
Bán nghèo với giá vô ngần quý thay
Làm thiên tử kể từ đây
Hưởng nhiều phước báu, gương này soi chung.
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
_________________________________________________


facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2020(Xem: 5699)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta. Bởi con người sống với vọng tâm nên tạo ra dòng lưu chuyển sinh tử khổ đau của chúng sinh hữu tình với những quả báo sai biệt. Tất cả đều có nguồn gốc từ nhân duyên vọng tâm thiện ác. Chân tâm không sinh diệt chính là dòng hoàn diệt, cho nên chấm dứt được khổ đau, sinh tử tạo thành quả báo cũng như các quốc độ thù thắng, vi diệu, bất khả tư nghì của các bậc hiền thánh. Như vậy, phàm phu là do sống với vọng tâm thiện ác vô thường, biến hoại, sinh diệt; còn những ai sống hay an trú trong chân tâm rỗng lặng không sinh diệt thì trở nên là những bậc hiền thánh. Điều này là một chân lý.
01/10/2020(Xem: 5138)
Theo nhiều cách, khi thực hành Phật giáo cho phép chúng ta nhìn thấy những phần tiềm ẩn của bản thân. Giống như một vận động viên thể hình uốn dẻo các cơ của mình trong gương, chúng ta quan sát thể chất và tinh thần của mình từ mọi góc độ, và ghi nhận những gì ở đó. Đôi khi chúng ta thích những gì chúng ta thấy. Và đôi khi chúng ta không thích. Tuy nhiên, chính trong những khoảnh khắc mà sự phản chiếu của chúng ta khiến chúng ta thu mình lại, chúng ta sẽ tìm thấy cơ hội để phát triển.
01/10/2020(Xem: 5172)
Mấy năm qua, tôi đã quyết định từ bỏ hầu hết tài sản thế gian của mình, và vui sống trong một trang trại. Có nhiều lý do giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ trần tục đến tâm linh. Nhưng cải giải thích đơn giản nhất là nói rằng tôi muốn “Tự do”. Tôi cảm thấy bị vướng mắc trong một công việc của công ty không được như ý. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các công ty phương tiện truyền thông liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần mua hạnh phúc. Và tôi khao khát có cơ hội thực hành Phật pháp trong hòa bình.
01/10/2020(Xem: 5064)
Hội đồng Lập pháp Sikkim đã thông qua dự luật ngày 21 tháng 9 năm 2020, để thành lập một ngôi trường Đại học Phật giáo ở bang đông bắc Ấn Độ. Được biết với tên gọi Đại học Phật giáo Khangchendzonga (KBU), cơ sở này sẽ trở thành trường Đại học tư thục Phật giáo đầu tiên tại Ấn Độ, và là trường Đại học đầu tiên tại Sikkim do người dân bản địa Sikkim sáng lập.
01/10/2020(Xem: 5441)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy. Từ điển đã định nghĩa bi quan là “có thói quen nghĩ rằng cái gì sắp xảy đến đều là xấu cả, đều đáng chán và không tin tưởng ở tương lai” hoặc bi quan là “chán nản, không tin tưởng, hoặc mất niềm tin vào hiện tại, tương lai”.
30/09/2020(Xem: 5544)
Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, sử gia Lào, nhà ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Pali, người hiện đại hóa bảng chữ cái Lào, một nhân vật trí thức lớn của nền độc lập Lào. Trong các cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của thực dân đế quốc Pháp, bằng cách tích cực hoạt động trong phong trào của Lào Issara mà ông lưu vong tại Vương quốc Thái Lan vào năm 1946.
29/09/2020(Xem: 5516)
Bảy đại diện của Hội nghị Hàn Quốc về Tôn Giáo và Hòa Bình (KCRP), bao gồm Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36, đã gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc Chung Sye-kyun (정세균; Đinh Thế Quân), và cam kết hợp lực để tìm ra một kế hoạch hợp tác, đôi bên cùng có lợi cho cả các hoạt động tôn giáo và phòng chống cơn đại dịch hiểm ác Virus corona.
29/09/2020(Xem: 4664)
Có lẽ chuyến du lịch hành hương không gian mạng, các bạn nhìn thấy một thứ tương tự như thế này từ một cửa hàng trực tuyến: “Chuỗi hạt Tây Tạng Mala Charm Vòng đeo tay Cát tường tuyệt đẹp này với các hạt màu phấn nhẹ nhàng, phù hợp để thực hành chân ngôn thần chú, và để đeo làm đồ trang sức”.
29/09/2020(Xem: 5441)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình. Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
29/09/2020(Xem: 5704)
Trong khi ý tưởng về Phật giáo đã đạt đến một vị thế rõ ràng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) đã lỗi thời trong giới học giả, nó vẫn tồn tại bởi vì vẫn còn tồn tại quan niệm phổ biến, ngay cả trong giới Phật giáo đương đại, rằng Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao về trí tuệ, và triết học vào triều đại nhà Đường (618-907), trước khi bị tê liệt bởi nhiều cuộc khủng hoảng và đàn áp, sau đó suy tàn vào triều đại nhà Tống (960-1279) và kế đến triều đại nhà Minh. Đây không phải là hoàn toàn nhầm lẫn, cũng không phải là đầy đủ câu chuyện. Nhà xuất bản Đại học Columbia một lần nữa đã phát hành một nghiên cứu đột phá, có thể thay đổi sự hiểu biết của học giả - và có lẽ là nhiều năm sau, sự hiểu biết phổ biến – về kinh nghiệm của Phật giáo vào triều đại nhà Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]