Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp

19/11/202116:37(Xem: 4508)
Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp



duc the ton 2a


Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp




Được tin quý Thầy Tuệ Sỹ, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhiều vị tôn túc sẽ thực hiện một Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp qua Zoom vào cuối tháng 11/2021, lòng con vui mừng xiết bao. Đó là những gì mà con, trong cương vị một người học Phật, đã chờ đợi từ lâu, từ rất lâu, từ nhiều thập niên, từ khi biết say mê tu học. Bản thân con không có học vị cao, duy chỉ nhiệt tâm ngày ngày tu học, tự biết rằng còn rất nhiều kinh luận cần phải đọc, cần phải học, cần phải nghiền ngẫm và cần phải chứng nghiệm, do vậy niềm vui này không thể nào kể xiết.

Nay xin làm câu đối ngợi ca hai vị Thầy chủ trì Đại Hội:

Tuệ Sỹ thắp hương giải thoát, vâng lời chư Phật,
đọc luận thánh tăng, ghi nguyên ngữ, dịch Kinh Đại Tạng

Trí Siêu xô cửa vô thường, thuận ý vua Trần,
dò trang cổ sử, ngộ bản tâm, hiển Pháp Vô Sanh.

Hiển nhiên là quý Thầy đã nghĩ nhiều, đã dịch nhiều và  đang định hướng hoàn tất Kinh Đại Tạng. Nơi đây, con xin góp vài ý nhỏ.

Trước tiên, xin dịch kho tàng Phật Học của tiền nhân. Việc này, đặc biệt là văn học Phật Giáo thời Lý Trần, phần lớn đã được dịch ra tiếng Việt thời nay, nhưng có thể vẫn còn nhiều bản văn chưa dịch ra. Quý Thầy  như Thanh Từ, Nhất Hạnh, Trí Siêu Lê Mạnh Thát… đã dịch ra phần lớn. Duy có điểm, một số bản văn nên dịch lại cho dễ hiểu hơn, vì nếu giới trẻ không hiểu tận tường, khi họ dịch sang tiếng Anh thế nào cũng sai.

 Thí dụ, để dẫn ra vài dòng đầu trong Hội Thứ Năm từ bài phú Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tông.

Thầy Nhất Hạnh dịch là:

Vậy mới hay: Bụt ở cong nhà; chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cóc hay chỉn Bụt là ta.

Thầy Thanh Từ dịch là:

Vậy mới hay! Bụt ở cong nhà, Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt, Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát dịch là:

Vậy mới hay! Bụt ở cong nhà; Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuấy bổn nên ta tìm bụt; Đến cốc hay chỉn bụt là ta.

Ngay cả khi có chú giải, có những chữ nên viết lại theo ngôn ngữ thời nay. Như các chữ “cong, khuây (khuấy), bản (bổn), cóc (cốc), chỉn.” Bởi vì, điều quan trọng là hoằng pháp, nên ưu tiên dịch làm sao cho tất cả các em học sinh lớp 10 hay lớp 11 đều có thể hiểu được. Bởi vì, đa số học sinh Việt Nam học xong lớp 12 là nghỉ học. Do vậy, nên tính trình độ chung Phật Tử là lớp 12. Đó là lý do hầu hết các bản văn đều nên viết sao cho đa số hiểu được. Dĩ nhiên, trừ các luận thư quá phức tạp, không thể nào viết cho dễ hiểu; như về Trung Luận, hay Duy Thức. Nhưng những gì từ cội nguồn Việt Nam đều nên làm cho dễ hiểu, và như thế mới tu học được.

Thứ nhì, cần nhiều bản dịch khác nhau. Xin các dịch giả đừng ngại khi đã thấy có nhiều bản dịch của các bậc tiền bối, vì nếu thấy cần, hãy dịch thêm bản mới. Bởi vì, mỗi dịch giả đều chiếu rọi một cách hiểu riêng. Đó là lý do, chúng ta thấy Tạng Pali dịch sang tiếng Anh đầy đủ đã có nhiều dịch giả: Ajahn Thanissaro, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato. Còn dịch từng phần thì thêm rất nhiều dịch giả khác, như Bhikkhu Analayo, Bhikkhu Ñāṇamoli, Maurice O’C. Walshe, KR Norman, John D. Ireland, Anandajoti Bhikkhu, Khantipalo Mills… Nghĩa là, mặc dù đã có một số vị dịch rồi, một số vị khác đã dịch lại, theo nhận biết riêng. Đó là lý do Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Tạng Pali đã được dịch ra tiếng Anh có lẽ hơn 25 bản dịch khác nhau.

Cũng y hệt như bài phú Cư Trần Lạc Đạo dẫn trên, cho thấy đã có ba vị thầy (Thanh Từ, Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát) dịch. Không nên nói rằng người đi trước dịch sai, chỉ nên nói là người sau muốn làm sáng tỏ hơn. Thêm nữa, trong khi quý Thầy dịch lại, các dòng chú giải hiển nhiên sẽ giúp độc giả biết cách tu, biết cách an tâm, biết cách xa lìa tham sân si.

Như trường hợp Ngài Sujato, giải thích trong bài viết nhan đề “Notes on the translation of Sutta Nipāta” (Ghi Chú về Bản Dịch Kinh Tập) về lý do tại sao ngài dịch Kinh Tập, dù là đã có trước mặt Thầy là các bản Anh dịch của Lawrence Khantipalo Mills (mà Sujato giúp biên tập bổ túc, sau khi Khantipalo từ trần), KR Norman, Bhikkhu Bodhi, E.M. Hare, Ven Saddhatissa, Ven Thanissaro. Đó là chưa kể khoảng 10 bản Anh dịch khác mà Ngài Sujato không có trước mặt — thí dụ như các bản Anh dịch Kinh Tập của Andrew Olendzki, Ajahn Buddhadāsa, John D. Ireland, Piyadassi Thera, Nyanaponika Thera, Narada Thera… và một số dịch giả khác chỉ dịch một phần Kinh Tập như Gil Fronsdal, Leigh Brasington…

Tại sao phải dịch Kinh Tập, trong khi đã có nhiều bản Anh dịch? Mỗi dịch giả đều có lý do riêng. Nơi đây, chúng ta không tiện phân tích hay suy đoán, cũng không ghi lại đầy đủ lý do Ngài Sujato muốn dịch lại. Có một điều hiển nhiên: mỗi dịch giả hiểu ý Đức Phật theo cách riêng. Ngài Sujato có nói một điểm, thí dụ Kinh Tê Giác Một Sừng (Rhinceros Sutta, Snp 1.3) trong khi Ngài Norman dịch “Buông bỏ bạo lực…” (Laying down violence…) thì Ngài Bodhi dịch là “Đã buông gậy xuống…” (Having put down the rod…). Về văn phạm, thì Ngài Norman dùng thì hiện tại (laying => present), trong khi  Ngài Bodhi dùng thì hiện tại phân từ (Having put => present participle). Chỉ thí dụ một điểm nhỏ thôi. Không ai sai hết, chỉ nên nói mỗi người hiểu ý Phật hơi khác nhau.

Chỗ này có thể ghi chú thêm, rằng Kinh Tập tuy không được nhiều tăng ni Việt Nam chú ý, nhưng lại được nhiều vị thầy quốc tế chú trọng. Bởi vì trong Kinh Tập, hai phẩm cuối, mỗi phẩm gồm 16 câu hỏi đáp, được Đức Phật cho các nhà sư đọc tụng hàng ngày như Kinh Nhật Tụng trong các năm đầu Đức Phật hoằng pháp. Trong đó, Đức Phật chưa dùng những chữ bây giờ chúng ta quen thuộc. Không dùng chữ “Niết Bàn” thay vào đó là các chữ “giải thoát” hay “bình an” hay “bất tử”… Không dùng chữ A La Hán, nhưng dùng chữ “người trí huệ” hay “người không bị trói buộc”…

Hai nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó là Aṭṭhaka (Phẩm Tám, tức là phẩm thứ tư của Kinh Tập) và Pārāyana (Phẩm Qua Bờ Bên Kia, tức là phẩm thứ năm của Kinh Tập). Trong Hán Tạng, thiếu Phẩm thứ năm vừa dẫn, chỉ có Phẩm thứ tư, được Ngài Nhất Hạnh dịch là “Kinh Nghĩa Túc – Đạo Bụt nguyên chất”…

Thầy Nhất Hạnh giải thích, trích: “Đạo Bụt Nguyên Chất là một cuốn sách gồm có 16 bài kinh rất nguyên chất, rất cổ xưa về văn và về nghĩa, được Bụt nói vào những năm đầu khi Ngài mới thành đạo. Những kinh này được dịch từ kinh Nghĩa Túc phẩm thứ tư của kinh tập (Sutta- Nipàta)…”

Nếu đọc kỹ, sẽ thấy những lời dạy trong Lâm Tế Lục của Thiền Tông Trung Hoa (như “Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ…”) thực sự Đức Phật đã dạy trong Phẩm Aṭṭhaka của Kinh Tập, và hệ thống Tánh Không và Trung Luận của Long Thọ  đã nằm sẵn trong hai phẩm Aṭṭhaka và Pārāyana. Đó là lý do nhiều vị thầy đã dịch Kinh Tập sang Anh văn.

Thứ ba, cánh cửa lớn. Đây là cơ hội làm việc chung cho tất cả các tăng ni, cư sĩ trong và ngoài nước, cho dù thuộc bộ phái nào, cho dù thuộc giáo hội nào… cũng đều có thể góp sức. Ngày hôm nay, hai vị trong nước chỉ mới thấy Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, nhưng tương lai đây là cánh cửa lớn để có thể dung thông với nhau. Nơi đây không dám bàn nhiều, chỉ là một gợi ý nhỏ, nhưng thực tế là nhiều ngăn cách lớn. Ai cũng tự hiểu.

Thứ tư, khuyến tấn Phật tử hoằng pháp. Cụ thể, xin quý Thầy tổ chức Giải sáng tác văn học, có thể gọi đơn giản là Giải Viết Về Phật Giáo. Và mỗi năm (hay mỗi 2 năm) sẽ gom các truyện hay hồi ký xuất sắc thành tuyển tập. Lý do: đây là một cách đơn giản để lôi cuốn những Phật tử đời thường, học lực trung bình. Khi họ viết, họ sẽ suy nghĩ, và đây là một phương tiện để Phật tử từ nhiều nơi khắp thế giới có thể tham dự, có thể góp sức để hoằng pháp. Như thế, Đại Hội Hoằng Pháp mở thêm được một cánh cửa cho người đời thường tham dự, không với tư cách dịch giả, nhưng với tư cách người đang tu học kể truyện về tu học, về buồn vui cõi này, về những vấp ngã và về những thay đổi.

Cuối bài, kính xin dâng 2 câu đối tới tất cả quý ngài dịch giả:

Bỏ quá khứ, buông tương lai, ngồi dịch trang Kinh, sống với đương thể hiện tiền
Xa hận thù, dứt tham ái, về chép lời Phật, đi qua kia bờ tỉnh thức.

Nguyên Giác
California, ngày 17/11/2021.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2020(Xem: 6602)
Trong đời sống tâm linh, có hai bước ngoặt nổi bật và cực kỳ quan trọng đã làm thay đổi cả một cuộc đời của tôi, và tôi chắc sẽ còn ảnh hưởng sâu đậm đến tận những hơi thở cuối cùng của kiếp người mà tôi đã và đang khiêng mang vác gánh.
16/05/2020(Xem: 6262)
Một CEO 9x rất nổi tiếng trong thương trường mới đây tuyên bố rằng “ 1- Xã hội hiện nay là của kẻ Thắng . Chỉ có Thắng bại mới luận anh hùng ! 2- Người thành công là kẻ Dũng cảm và quyết đoán . Cầm lên được thì cũng bỏ xuống được ! 3- Xã hội cạnh tranh rất khốc liệt nếu bạn không học , bạn sẽ bị đào thải ... Học, họa gì và học mãi đủ mọi vấn đề ! “ Đây là một trí tuệ của thế hệ trẻ hiện nay ?
16/05/2020(Xem: 6305)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa. Tình cảm sâu đậm mấy mươi năm do thói quen sống gần gũi, do những yêu thương chăm sóc lẫn nhau, do những thành công hay thất bại đều có người đó bên cạnh chung vai chia xẻ
16/05/2020(Xem: 8555)
Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, được sanh thiên, vãng sanh Tịnh Độ, rốt ráo sẽ thành Phật đạo Từ thời Tiểu thừa (thời A Hàm) cho đến đại thừa thời Phương Đẳng, Niết Bàn, kinh văn đều cho thấy từ tâm chăm sóc bệnh là hạnh rất lành, là tối thượng thí như trong những đoạn kinh sau: Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Nếu có người săn sóc người bệnh là đã săn sóc Ta. Người trông nom người bệnh tức là đã trông nom Ta.Sở dĩ như thế là vì nay Ta đích thân coi sóc người tật bệnh.
16/05/2020(Xem: 7017)
Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.
16/05/2020(Xem: 6011)
Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 3 ký khoai tây, đường, dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho cảnh bảo hộ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
15/05/2020(Xem: 5857)
Từng mây hạt nắng quê nhà, Ngân vang hùng trí, áo cà sa bay. Quảng Ngãi, dáng hạ sinh Thầy, Thấm nhuần tánh Phật, chủng này tự nhiên.
14/05/2020(Xem: 5591)
Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ?
13/05/2020(Xem: 7362)
Sự kiện lịch sử Phật giáo giữa hai quốc gia Việt - Hàn, trải bao thăng trầm cùng vận nước và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Văn hóa đạo đức tâm linh Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc.
12/05/2020(Xem: 6318)
Thời kỳ xã hội hiện đại bị rung chuyển bởi những biến động, cho dù là do đại dịch hiểm ác, chiến tranh, bất ổn chính trị, hay những thách thức và tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường. Khi những biến động xảy ra, chúng ta có thể tự nhiên cảm thấy bực bội, tức giận hoặc sợ hãi. Chúng ta lo lắng cho tương lai của chúng ta, hoặc cho số phận của những người dễ bị tổn thương xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, hủy hoại môi trường, đồng tính, phân biệt giới tính hoặc vô số những bất công khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]