Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp

19/11/202116:37(Xem: 2580)
Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp



duc the ton 2a


Chúc mừng Đại hội Hoằng Pháp




Được tin quý Thầy Tuệ Sỹ, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhiều vị tôn túc sẽ thực hiện một Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp qua Zoom vào cuối tháng 11/2021, lòng con vui mừng xiết bao. Đó là những gì mà con, trong cương vị một người học Phật, đã chờ đợi từ lâu, từ rất lâu, từ nhiều thập niên, từ khi biết say mê tu học. Bản thân con không có học vị cao, duy chỉ nhiệt tâm ngày ngày tu học, tự biết rằng còn rất nhiều kinh luận cần phải đọc, cần phải học, cần phải nghiền ngẫm và cần phải chứng nghiệm, do vậy niềm vui này không thể nào kể xiết.

Nay xin làm câu đối ngợi ca hai vị Thầy chủ trì Đại Hội:

Tuệ Sỹ thắp hương giải thoát, vâng lời chư Phật,
đọc luận thánh tăng, ghi nguyên ngữ, dịch Kinh Đại Tạng

Trí Siêu xô cửa vô thường, thuận ý vua Trần,
dò trang cổ sử, ngộ bản tâm, hiển Pháp Vô Sanh.

Hiển nhiên là quý Thầy đã nghĩ nhiều, đã dịch nhiều và  đang định hướng hoàn tất Kinh Đại Tạng. Nơi đây, con xin góp vài ý nhỏ.

Trước tiên, xin dịch kho tàng Phật Học của tiền nhân. Việc này, đặc biệt là văn học Phật Giáo thời Lý Trần, phần lớn đã được dịch ra tiếng Việt thời nay, nhưng có thể vẫn còn nhiều bản văn chưa dịch ra. Quý Thầy  như Thanh Từ, Nhất Hạnh, Trí Siêu Lê Mạnh Thát… đã dịch ra phần lớn. Duy có điểm, một số bản văn nên dịch lại cho dễ hiểu hơn, vì nếu giới trẻ không hiểu tận tường, khi họ dịch sang tiếng Anh thế nào cũng sai.

 Thí dụ, để dẫn ra vài dòng đầu trong Hội Thứ Năm từ bài phú Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tông.

Thầy Nhất Hạnh dịch là:

Vậy mới hay: Bụt ở cong nhà; chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cóc hay chỉn Bụt là ta.

Thầy Thanh Từ dịch là:

Vậy mới hay! Bụt ở cong nhà, Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt, Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.

Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát dịch là:

Vậy mới hay! Bụt ở cong nhà; Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuấy bổn nên ta tìm bụt; Đến cốc hay chỉn bụt là ta.

Ngay cả khi có chú giải, có những chữ nên viết lại theo ngôn ngữ thời nay. Như các chữ “cong, khuây (khuấy), bản (bổn), cóc (cốc), chỉn.” Bởi vì, điều quan trọng là hoằng pháp, nên ưu tiên dịch làm sao cho tất cả các em học sinh lớp 10 hay lớp 11 đều có thể hiểu được. Bởi vì, đa số học sinh Việt Nam học xong lớp 12 là nghỉ học. Do vậy, nên tính trình độ chung Phật Tử là lớp 12. Đó là lý do hầu hết các bản văn đều nên viết sao cho đa số hiểu được. Dĩ nhiên, trừ các luận thư quá phức tạp, không thể nào viết cho dễ hiểu; như về Trung Luận, hay Duy Thức. Nhưng những gì từ cội nguồn Việt Nam đều nên làm cho dễ hiểu, và như thế mới tu học được.

Thứ nhì, cần nhiều bản dịch khác nhau. Xin các dịch giả đừng ngại khi đã thấy có nhiều bản dịch của các bậc tiền bối, vì nếu thấy cần, hãy dịch thêm bản mới. Bởi vì, mỗi dịch giả đều chiếu rọi một cách hiểu riêng. Đó là lý do, chúng ta thấy Tạng Pali dịch sang tiếng Anh đầy đủ đã có nhiều dịch giả: Ajahn Thanissaro, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato. Còn dịch từng phần thì thêm rất nhiều dịch giả khác, như Bhikkhu Analayo, Bhikkhu Ñāṇamoli, Maurice O’C. Walshe, KR Norman, John D. Ireland, Anandajoti Bhikkhu, Khantipalo Mills… Nghĩa là, mặc dù đã có một số vị dịch rồi, một số vị khác đã dịch lại, theo nhận biết riêng. Đó là lý do Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Tạng Pali đã được dịch ra tiếng Anh có lẽ hơn 25 bản dịch khác nhau.

Cũng y hệt như bài phú Cư Trần Lạc Đạo dẫn trên, cho thấy đã có ba vị thầy (Thanh Từ, Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát) dịch. Không nên nói rằng người đi trước dịch sai, chỉ nên nói là người sau muốn làm sáng tỏ hơn. Thêm nữa, trong khi quý Thầy dịch lại, các dòng chú giải hiển nhiên sẽ giúp độc giả biết cách tu, biết cách an tâm, biết cách xa lìa tham sân si.

Như trường hợp Ngài Sujato, giải thích trong bài viết nhan đề “Notes on the translation of Sutta Nipāta” (Ghi Chú về Bản Dịch Kinh Tập) về lý do tại sao ngài dịch Kinh Tập, dù là đã có trước mặt Thầy là các bản Anh dịch của Lawrence Khantipalo Mills (mà Sujato giúp biên tập bổ túc, sau khi Khantipalo từ trần), KR Norman, Bhikkhu Bodhi, E.M. Hare, Ven Saddhatissa, Ven Thanissaro. Đó là chưa kể khoảng 10 bản Anh dịch khác mà Ngài Sujato không có trước mặt — thí dụ như các bản Anh dịch Kinh Tập của Andrew Olendzki, Ajahn Buddhadāsa, John D. Ireland, Piyadassi Thera, Nyanaponika Thera, Narada Thera… và một số dịch giả khác chỉ dịch một phần Kinh Tập như Gil Fronsdal, Leigh Brasington…

Tại sao phải dịch Kinh Tập, trong khi đã có nhiều bản Anh dịch? Mỗi dịch giả đều có lý do riêng. Nơi đây, chúng ta không tiện phân tích hay suy đoán, cũng không ghi lại đầy đủ lý do Ngài Sujato muốn dịch lại. Có một điều hiển nhiên: mỗi dịch giả hiểu ý Đức Phật theo cách riêng. Ngài Sujato có nói một điểm, thí dụ Kinh Tê Giác Một Sừng (Rhinceros Sutta, Snp 1.3) trong khi Ngài Norman dịch “Buông bỏ bạo lực…” (Laying down violence…) thì Ngài Bodhi dịch là “Đã buông gậy xuống…” (Having put down the rod…). Về văn phạm, thì Ngài Norman dùng thì hiện tại (laying => present), trong khi  Ngài Bodhi dùng thì hiện tại phân từ (Having put => present participle). Chỉ thí dụ một điểm nhỏ thôi. Không ai sai hết, chỉ nên nói mỗi người hiểu ý Phật hơi khác nhau.

Chỗ này có thể ghi chú thêm, rằng Kinh Tập tuy không được nhiều tăng ni Việt Nam chú ý, nhưng lại được nhiều vị thầy quốc tế chú trọng. Bởi vì trong Kinh Tập, hai phẩm cuối, mỗi phẩm gồm 16 câu hỏi đáp, được Đức Phật cho các nhà sư đọc tụng hàng ngày như Kinh Nhật Tụng trong các năm đầu Đức Phật hoằng pháp. Trong đó, Đức Phật chưa dùng những chữ bây giờ chúng ta quen thuộc. Không dùng chữ “Niết Bàn” thay vào đó là các chữ “giải thoát” hay “bình an” hay “bất tử”… Không dùng chữ A La Hán, nhưng dùng chữ “người trí huệ” hay “người không bị trói buộc”…

Hai nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó là Aṭṭhaka (Phẩm Tám, tức là phẩm thứ tư của Kinh Tập) và Pārāyana (Phẩm Qua Bờ Bên Kia, tức là phẩm thứ năm của Kinh Tập). Trong Hán Tạng, thiếu Phẩm thứ năm vừa dẫn, chỉ có Phẩm thứ tư, được Ngài Nhất Hạnh dịch là “Kinh Nghĩa Túc – Đạo Bụt nguyên chất”…

Thầy Nhất Hạnh giải thích, trích: “Đạo Bụt Nguyên Chất là một cuốn sách gồm có 16 bài kinh rất nguyên chất, rất cổ xưa về văn và về nghĩa, được Bụt nói vào những năm đầu khi Ngài mới thành đạo. Những kinh này được dịch từ kinh Nghĩa Túc phẩm thứ tư của kinh tập (Sutta- Nipàta)…”

Nếu đọc kỹ, sẽ thấy những lời dạy trong Lâm Tế Lục của Thiền Tông Trung Hoa (như “Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ…”) thực sự Đức Phật đã dạy trong Phẩm Aṭṭhaka của Kinh Tập, và hệ thống Tánh Không và Trung Luận của Long Thọ  đã nằm sẵn trong hai phẩm Aṭṭhaka và Pārāyana. Đó là lý do nhiều vị thầy đã dịch Kinh Tập sang Anh văn.

Thứ ba, cánh cửa lớn. Đây là cơ hội làm việc chung cho tất cả các tăng ni, cư sĩ trong và ngoài nước, cho dù thuộc bộ phái nào, cho dù thuộc giáo hội nào… cũng đều có thể góp sức. Ngày hôm nay, hai vị trong nước chỉ mới thấy Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, nhưng tương lai đây là cánh cửa lớn để có thể dung thông với nhau. Nơi đây không dám bàn nhiều, chỉ là một gợi ý nhỏ, nhưng thực tế là nhiều ngăn cách lớn. Ai cũng tự hiểu.

Thứ tư, khuyến tấn Phật tử hoằng pháp. Cụ thể, xin quý Thầy tổ chức Giải sáng tác văn học, có thể gọi đơn giản là Giải Viết Về Phật Giáo. Và mỗi năm (hay mỗi 2 năm) sẽ gom các truyện hay hồi ký xuất sắc thành tuyển tập. Lý do: đây là một cách đơn giản để lôi cuốn những Phật tử đời thường, học lực trung bình. Khi họ viết, họ sẽ suy nghĩ, và đây là một phương tiện để Phật tử từ nhiều nơi khắp thế giới có thể tham dự, có thể góp sức để hoằng pháp. Như thế, Đại Hội Hoằng Pháp mở thêm được một cánh cửa cho người đời thường tham dự, không với tư cách dịch giả, nhưng với tư cách người đang tu học kể truyện về tu học, về buồn vui cõi này, về những vấp ngã và về những thay đổi.

Cuối bài, kính xin dâng 2 câu đối tới tất cả quý ngài dịch giả:

Bỏ quá khứ, buông tương lai, ngồi dịch trang Kinh, sống với đương thể hiện tiền
Xa hận thù, dứt tham ái, về chép lời Phật, đi qua kia bờ tỉnh thức.

Nguyên Giác
California, ngày 17/11/2021.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1073)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1036)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1586)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1184)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1066)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2068)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1340)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 794)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 878)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1437)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567