Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Hòa Đồng OK

26/09/202116:48(Xem: 4367)
Ý Hòa Đồng OK

Ý Hòa Đồng OK

IMG_0167.PNG

Trần Thị Nhật Hưng

Tết Trung Thu thường rơi vào rằm tháng 8 âm lịch trăng tròn. Ngày đặc biệt trong năm chưa bao giờ trăng sáng, đẹp và tròn như thế.

Trung Thu không hẳn Tết dành cho thiếu nhi mà ngay người lớn cũng háo hức tổ chức rầm rộ. Ngoài bánh Trung Thu nướng, bánh dẻo với đủ hình dạng vuông tròn để thưởng thức hương vị đặc biệt cho ngày trọng đại, còn đóng hộp thật trang trọng, đẹp đẽ biếu xén nhau tỏ lòng thương yêu quí mến, tri ân; có người còn lợi dụng ngày này để trao đổi mua quan bán tước, vỏ thì bánh Trung Thu mà nhân bên trong toàn vàng hay đô la! Ngoài bánh, phố xá còn rực rỡ treo bán những chiếc lồng đèn đủ kích cỡ, đủ hình dạng với màu sắc sặc sỡ...; có năm còn rước xe hoa, và không bao giờ thiếu múa lân để cầu may mắn trong năm. 

Người lớn còn như thế, thì đối với bọn trẻ con còn hăm hở như thế nào, vì Trung Thu luôn mệnh danh Tết cho bọn chúng.

Trần Anh Nam vốn là một con bé...nổi tiếng hiếu động, đầy sáng tạo. “Nổi tiếng„ được hiểu, từ đầu trên xóm dưới, không ai mà không biết nó, bạn bè luôn ủng hộ và a dua theo những trò chơi nó bày ra.

Trẻ con vốn ham vui, ham chơi. Mà trò chơi nào của Nam cũng sôi nổi, vui nhộn thu hút bao đứa trẻ kể cả những đứa ù lỳ hay ngồi...một cục, một đống, muốn chơi mà không biết bày trò để chơi.

Nay mùa Trung Thu đến là cơ hội cho Nam...quậy!

Trong nhóm, đầu xỏ, góp phần quan trọng không kém trong những trò chơi của Nam phải kể có Thanh Du (chị Nam), Hiền và Bích Nga (hai cô bạn cùng xóm và cùng lớp). Chỉ bốn đứa cột trụ đầu nêu coi như làm nên...lịch sử! 

Thanh Du, tuy là chị của Nam, cũng nghịch ngợm không kém, cũng từng bị cha mẹ ao ước... nắn cho ra một thằng cu tí khi còn trong bụng mẹ, nên ít nhiều, lúc sinh ra cũng có tính khí con trai, nhưng xét về mọi mặt, Nam thường trội hơn chị. Đầu nêu vẫn là Nam, Du chỉ hết mình hưởng ứng thôi. Đôi khi, người đứng ngoài, cứ nghĩ Nam là chị của Du.

Nam lên tiếng, hội ý cùng các bạn:
- Ê tụi bây, Trung Thu này mình bày cái gì chơi nhé.

 

Bích Nga hỏi:

- Bày trò gì?

- Rước đèn: Rước lồng đèn và rước xe hoa!

- Xe hoa?!

 Nam gật đầu:

- Ờ,..xe hoa!

- Làm cách nào?

- Chỉ cần tụi bây ok thì bọn mình tiến hành, tao sẽ chỉ cách!

Vốn tin tưởng vào...tài lẻ của Nam bấy lâu, bốn đứa đều gật đầu. Khi đã hội Ý Hòa Đồng OK“, Nam, Thanh Du, Bích Nga và Hiền hân hoan bắt tay vào công việc.


********
                           

Nam và Du, nhất là Nam “thừa kế„ sự sáng tạo, thông minh và tay nghề thủ công vô cùng khéo léo của ông Khang. Vào những mùa Trung Thu hay lễ Phật Đản có rước đèn, ông đã từng làm đủ loại lồng đèn không chỉ đèn ngôi sao, bánh ú mà cả lồng đèn hoa sen vô cùng độc đáo cho các con ông tham dự trong những buổi lễ. 

Trung Thu năm nay ông làm một chiếc lồng đèn ngôi sao bảy cạnh thật lớn, thật đặc biệt, đường kính cả thước, treo ngay trước cửa tiệm; bên trong gắn một bóng đèn tròn, chiều tối bật lên sáng rực, tưng bừng quảng cáo tiệm ông. Trong tiệm, ngoài các loại bánh Trung Thu thông thường, ông còn trưng bày một ổ bánh đặc biệt nắn thành một con heo mẹ nằm dài, xung quanh có những heo con châu đầu vào vú mẹ. Tiệm ông nổi bật hẳn lên, sáng rực, thu hút bao con mắt tò mò hiếu kỳ đến mua.

Ông Khang khéo tay và có óc thẩm mỹ, ít nhiều cũng truyền “gen„ cho con ông, nhất là Nam, con bé rắn mắt, hay bắt chước, chỉ cần nhìn qua là mò mẫm làm được ngay.


 IMG_0190.JPG   IMG_0184.JPG     IMG_0189.JPG 


Những chiếc lồng đèn đơn giản như bánh ú, ngôi sao, lồng đèn xếp, xếp từ những bìa giấy báo“Thế Giới Tự Do„ đối với Nam không khó; chỉ vài ba ngày, hoặc chưa tới hai tuần, nhóm bạn Nam đã tẩn mẩn làm ra tám cái lồng đèn vừa ú vừa sao và một số đèn xếp sẽ phát cho đám con nít hàng xóm, những đứa mà cha mẹ không sắm lồng đèn cho con chơi.

Nhưng đặc biệt hơn cả là những chiếc xe hoa, Nam bàn với nhóm bạn ý hòa đồng ok, rồi hẹn nhau tại nhà Nam bắt tay vào việc


Những chiếc thùng giấy mỗi đứa gom về, cao thấp, lớn nhỏ không là vấn đề nhưng bề ngang bắt buộc phải vừa đúng chiều dài cái căm xe đạp để khi luồn cây căm từ bên này thùng sang bên kia thùng không bị hụt, mà cũng không được thừa quá. Rồi từ các đầu căm chúng gắn bốn cái nắp keng (nắp vỏ bia chai) đập dẹp làm bốn bánh xe, sau đó dùng dây thun chận ở hai đầu để bánh xe khỏi long ra. Thế là, ra một... chiếc xe có thể...chạy được từ một sợi dây móc ở đầu thùng để chúng kéo đi.

Nhưng, để biến thành chiếc xe hoa vô cùng rực rỡ, ngoài bọc giấy màu che phần thô của thùng giấy, ở bốn góc thùng chúng còn dựng lên khung sườn từ những cây căm, cây đũa, hoặc dây kẻm đánh vòng cung đã quấn giấy bóng kiếng cắt tua tủa thành một khung cao để từ đó chúng trang trí gắn lên xe hoa những cánh hoa lớn có, nhỏ có, đủ sắc màu do chúng tự làm lấy từ giấy bóng mờ, giấy bóng kiếng xanh, đỏ, vàng, hồng mà tiệm làm bánh của ông bà Khang không thiếu. Mỗi xe hoa là một sắc màu, một kiểu cách. Có xe còn thòng cả những dây cườm đồ trang sức, trông chiếc xe như cô gái xuân thì đến tuổi biết làm dáng. Có xe đặt con búp bê nhỏ hay bản đồ Việt Nam hay tranh ảnh..v.v.., nhưng không bao giờ quên dành một chỗ thật an toàn, thật chắc chắn cho chiếc đèn cầy nhỏ gắn trong xe khi thắp lên kéo không bị ngã và không bị cháy xe.

 Có tất cả 8 cái xe hoa, 8 lồng đèn ú có, sao có. Lồng đèn xếp kể cũng hơn chục cái.

Ngày ra quân đã đến. Trên con phố rộng trước nhà ba mẹ Nam, ánh trăng tròn sáng vằng vặc lơ lửng trên trời cao như đã chuẩn bị chào đón Trung Thu tự lúc nào. Trăng giáng mắt nhìn xuống trần gian, chiếu những tia dịu dàng thật âu yếm nhìn lũ trẻ, như hoan nghênh cổ vũ ủng hộ đám rước của bọn chúng. Đoàn xe hoa nối đuôi nhau kéo trên vỉa hè theo sau là đám con nít hàng xóm với những chiếc lồng đèn thắp sáng trên tay. Chả mấy chốc, thu hút con nít hai bên đường túa ra. Đứa nào bố mẹ sắm sẵn lồng đèn, tự động xách đèn ra gia nhập, không ai kêu gọi, không ai sắp xếp mà cứ thế nối đuôi nhau bộc phát thành một đám rước thật dài một cách tự nhiên vô cùng ngoạn mục. Nam sực nhớ đến chiếc đầu lân nhỏ, cái chập chả và mặt ông địa mà bố mẹ mới tháng rồi mua cho để chị em Nam chơi. Nam và Du đã từng múa trong nhà để...vòi tiền lì xì bố mẹ. Nam liền nói với Bích Nga:

- Nga, mày nói anh Bi, anh Tin mày chịu múa lân không, tao đưa đầu lân cho múa. Có đủ chập chã và ông địa nữa.

Nói xong, không đợi Nga trả lời, Nam đã chạy nhanh về nhà đem đầu lân ra. Tinh thần vui chơi của bọn trẻ đã lên cao độ, đứa nào cũng tham gia một cách nhiệt tình hòa mình trong trò chơi Nam bày ra; ngay người lớn cũng bị thu hút bởi một đám rước rầm rộ vang dội một góc phố với tiếng phèn la và tiếng náo nhiệt ồn ào của bọn trẻ. Họ chăm chú ngắm một cách thích thú lẫn ngưỡng mộ đoàn xe hoa tí hon mà bọn Nam đang kéo trên đường. Những chiếc xe hoa lung linh trong ánh sáng nhảy múa chập chờn vô cùng linh động từ những chiếc đèn cầy nhỏ. Đám rước ghé từng nhà mong đem may mắn trong năm cho gia chủ. Nhiều nhà hứng chí treo tiền lì xì cho lân để thưởng công lao đám rước. Thằng Bi, anh Bích Nga vừa múa vừa nhận tiền...mệt nghỉ. Đám rước vẫn tiếp tục qua hết những con đường chính trong phố mới quẹo về nơi xuất phát thì bọn trẻ cũng mệt nhoài. Chị Hằng Nga trên trời cao, xuyên qua  ngọn cây phượng lấp ló nhìn xuống, dường như vẫn mỉm cười hài lòng với bọn chúng 

Thằng Bi, gom hết tiền múa lân, thay vì đưa cho Nam hay ban tổ chức, nó về nhà giao hết cho mẹ. Không đứa nào trong nhóm Nam thắc mắc tiền lì xì được bao nhiêu, Nam cũng không hỏi. Chỉ biết là sau đó thân mẫu Bi đã nấu một nồi chè thật lớn (cái nồi bà hỏi mượn của người chuyên nấu đám cưới, tiệc tùng) mới đáp ứng đủ số lượng con nít tham gia. Trẻ nào cũng có phần, muốn ăn thì mang chén, muỗng lấy từ nhà đem ra, ăn rồi đem về tự rửa lấy. Thật là tiện lợi, gọn gàng. Nam và nhóm bạn Nam hưởng ứng giúp bà, thông báo tất cả bọn trẻ trong phố qui tụ quanh nhà bà để... khao đãi ba quân!

Đêm Trung Thu đã thành công mỹ mãn, chị Hằng trên cao vỗ tay cười thiếu điều muốn đáp xuống trần ăn chè cùng bọn chúng. Chị luôn là chứng nhân tham gia một cách gián tiếp trong mùa Trung Thu để hỗ trợ tinh thần bọn trẻ. Chúng đang lao nhao vừa ăn chè vừa ríu rít trò chuyện. Không đứa nào tuyên bố bế mạc, tan hàng, mặc dù đêm đã dần về khuya. Chúng cứ tụ tập bàn chuyện hứa hẹn nhau cho năm sau. Nhưng chuyện cho năm sau thực hiện tiếp hay không hãy đợi thời gian trả lời và nhất là còn đợi sự cao hứng bất ngờ của Nam hội cùng...ban lãnh đạo “Ý Hòa Đồng Ok hay không thì mới thực hiện được.

Cầu mong con bé Nam vẫn mãi là con bé hiếu động, năng nổ, đầy sáng tạo mới mong đem niềm vui cho bạn bè, cho người và cho cả chính nó nữa.


Ý Hòa Đồng OK

Trần Thị Nhật Hưng  

facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 9579)
Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một.
03/10/2010(Xem: 8124)
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền.
02/10/2010(Xem: 17967)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
02/10/2010(Xem: 9758)
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán... Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
01/10/2010(Xem: 10848)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 8224)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8114)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8788)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12043)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8639)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]