Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 5 - Câu 94 đến câu 116

24/09/202118:46(Xem: 4203)
Bài 5 - Câu 94 đến câu 116

 

225 Câu trích dẫn giáo huấn

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

His-Holiness-Dalai-Lama-tam-thuc

Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người.

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

Bài 5

 

Câu 94 đến 116

8) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma

về các thể dạng tâm thần

 

Câu 94

 

Chủ động tâm thức đòi hỏi rất nhiều thời gian.

 

(thế nhưng việc luyện tập tâm thức giúp mình chủ động nó thì lại là bước đầu tiên trong việc tu tập Phật giáo)

 

(trích trong quyển L'Art de la compassion, id)

 

Câu 95

 

Rơi vào sự trầm cảm (depressive / trầm uất) là một thể dạng vô cùng trầm trọng

Phải tìm mọi cách để ra thoát tình trạng đó.

 

 

Câu 96

 

Mọi sinh hoạt mang lại lợi ích cho kẻ khác

đều là các hành động giúp cho tâm thức kiên cường hơn.

 

Câu 97

 

Chiếc chìa khóa mang lại một cuộc sống hạnh phúc và tròn đầy

chính là thể dạng tâm thức mình.

Điểm chủ yếu là chỗ đó.

 

Câu 98

 

Nếu rơi vào một cảnh huống hay một tình trạng

khó khăn nào đó nhưng không có cách nào làm cho nó biến đổi khác hơn được,

thì lo lắng để mà làm gì?

 

Câu 99

 

Sự phát lộ xúc cảm (emotionality) của chúng ta

tạo ra tình trạng mất thăng bằng thường xuyên trong tâm thức,

nếu tình trạng đó trở nên quá mạnh

thì nó sẽ ảnh hưởng tai hại đến sức khoẻ tâm thần của mình.

 

(trích trong quyển L'art de la compassion, id)

 

Câu 100

 

Trong cuộc sống thường nhật sự khoan dung và kiên nhẫn

sẽ mang lại thật nhiều lợi điểm,

giúp củng cố và duy trì sự tỉnh táo (presence / không xao động) trong tâm thức mình.

 

Câu 101

 

Các thể dạng tâm thần tích cực

là các liều thuốc hóa giải các xu hướng tiêu cực

và các thể dạng tâm thần gây ra ảo giác trong tâm thức mình.

 

(trích trong quyển L'art du bonheur, id)

 

Câu 102

 

Nếu muốn mang lại cho mình một niềm hạnh phúc thật sự

thì phải tạo được cho mình một tâm thức an bình.

Và sự an bình trong tâm thức đó

chỉ có thể thực hiện được nhờ vào lòng từ bi.

 

(trích trong quyển Sur la voie de l'éveil / Trên đường giác ngộ, Lời tựa Fabrice Midal, nxb Archipoche, 2017)

 

Câu 103

 

Nếu càng lương thiện và càng cởi mở thì bạn sẽ càng bớt lo sợ.

Bạn sẽ không còn cảm thấy một chút lo lắng nào

khi phải phơi bày hay tỏ lộ lòng mình với kẻ khác.

Nếu bạn lương thiện với chính mình

thì sự tự tin nơi bạn cũng sẽ trở nên vững chắc hơn.

 

Câu 104

 

Đối với tôi vấn đề tâm linh cũng chỉ đơn giản là sự biến cải tâm thức mình.

Và phương pháp hữu hiệu nhất để biến cải tâm thức

thật ra cũng chỉ đơn giản là cách tập cho mình biết suy nghĩ vị tha hơn.

Đạo đức thế tục áp dụng cho tất cả mọi người,

không phải chỉ là để dành riêng cho một nhóm người

tin vào tôn giáo này hay tôn giáo nọ.

 

Câu 105

 

Không có bất cứ ai có thể ép buộc chúng ta

phải biến cải tâm thức mình, kể cả Đức Phật.

Chúng ta làm việc đó với tư cách là chủ nhân của chính mình.

Và cũng chính vì thế mà Đức Phật đã từng tuyên bố:

"Chính bạn là người thầy của bạn".

 

(trích trong quyển L'art du bonheur, id)

 

Câu 106

 

Các gương mặt lớn trong lãnh vực tâm linh

là những người tự nguyện xóa bỏ mọi thể dạng tâm thần tiêu cực

hầu giúp mình hội đủ sức mạnh giúp đỡ chúng sinh hàm chứa giác cảm

đang mong cầu tìm được hạnh phúc.

Họ trông thấy được điều đó và ước vọng đó nơi tất cả chúng sinh,

thế nhưng sự thực hiện cần phải có một sự tự tin vô cùng to lớn.

Sự tự tin đó thật hết sức cần thiết,

bởi vì nó sẽ mang lại cho các bạn sự dũng cảm trong tâm thức,

giúp các bạn thực hiện được các tham vọng vô cùng to lớn đó.    

 

9) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về nhân loại

 

Câu 107

 

Tất cả chúng ta đều  cùng là thành viên trong một gia đình nhân loại.

 

Câu 108

 

Khơi động được tiềm năng và sự tự tin nơi mình,

thì mình sẽ kiến tạo được một thế giới tốt đẹp hơn.

 

Câu 109

 

Không có bất cứ ai sinh ra dưới một ngôi sao xấu cả,

mà chỉ có những người không biết đọc các vì sao trên trời.

 

Câu 110

 

Người ta xem chân tay mình là thành phần của thân thể mình,

thế nhưng tại sao lại không đối xử với con người như là thành phần của nhân loại?

 

Câu 111

 

Thế giới là của nhân loại, không phải là của bất cứ một vị lãnh tụ nào cả,

dù cho vị ấy là một vị vua, một hoàng thân hay một vị lãnh tụ tôn giáo cũng vậy.

Thế giới là của toàn thể nhân loại.

 

Câu 112

 

Nhu cầu về tình thương yêu là nền tảng của nguyên lý tương liên (interdependence)

buộc chặt người này với người kia.

Dù cho một người nào đó có thật nhiều năng khiếu và khôn khéo đến đâu đi nữa

thì cũng không thể nào sống còn một cách đơn độc được.

 

Câu 113

 

Khi nào các bạn cảm thấy nghi ngại chính mình,

mất hết sự tự tin nơi mình,

thì hãy cứ nghĩ đến tiềm năng tuyệt vời của con người

và thật ra thì cũng chính là của các bạn.

Tiềm năng đó chỉ chờ được nẩy nở mà thôi.

Khám phá ra kho báu đó bên trong các bạn,

thì các bạn tất sẽ tạo được hạnh phúc cho mình.

 

Câu 114

 

Tôi tin nơi sự ích lợi của giáo dục.

Điều đó có nghĩa là phải nêu cao tính cách đồng nhất của toàn thể nhân loại.

Trên thực tế tương lai của một lục địa tùy thuộc vào các lục địa khác.

Đất nước tôi, xứ sở tôi, là một khái niệm sai lầm.

Tinh thần dân tộc đã lỗi thời.

 

(trích trong bài phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma của ký giả H. Thibault trên nhật báo Le Monde)

 

Câu 115

 

Với tư cách là con người ý thức được sự tự do,

chúng ta hãy sử dụng trí thông minh mà chỉ con người mới có

để tìm hiểu chính mình và thế giới chung quanh mình.

Thế nhưng nếu chúng ta bị ngăn chận,

không được phép sử dụng tiềm năng sáng tạo của mình,

thì điều đó có nghĩa là chúng ta bị tước đoạt

một trong các đặc tính căn bản nhất của con người.

 

Câu 116

 

Tôi nói với các bạn với tư cách một con người,

và cũng xin các bạn không bao giờ nên quên là các bạn cũng là những con người,

trước khi trở thành một người Mỹ, một người Tây phương, một người Phi châu,

một thành viên của nhóm tôn giáo này hay nhóm tôn giáo khác,

thuộc chủng tộc này hay chủng tộc kia.

Các đặc tính đó chỉ là những gì thứ yếu.

Không nên đặt chúng lên trên tất cả.

 

(trích trong quyển Faites la révolution, id)

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 24.09.21

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

(còn tiếp)

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2014(Xem: 10374)
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa. Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
11/03/2014(Xem: 12679)
Trong những đối thoại hằng ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt và thiện trong tâm.
11/03/2014(Xem: 6900)
Trong tiếng Việt có chữ Tình 情 và chữ Nghĩa 義. Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì cóchữ tâm忄 tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh 青 là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưng làm sao đừng để nó thành màu đen.
10/03/2014(Xem: 8966)
Mặt trời lên ở phương Đông, giữa trưa ở tại đỉnh đầu rồi ngả dần về phương Tây và mất bóng. Ngày nào cũng theo chu trình đó mà đi. 21/3 mỗi năm, mặt trời ở thiên đỉnh xích đạo. Những tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất ở xích đạo. Sau đó nó di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và ở thiên đỉnh chí tuyến Bắc vào ngày 22/6.
09/03/2014(Xem: 9382)
minh_hoa_quang_duc (160) Lòng tham bắt rễ từ sự mong muốn có được của mỗi con người. Nó là một nhu cầu thực tế bởi do nghiệp duyên quá khứ ràng buộc nên ta mới được sinh ra trên cõi đời này. Nghiệp thì có tốt, có xấu chứ không một chiều như nhiều người lầm tưởng. Một em bé vừa chào đời cất tiếng khóc oa oa vì muốn có sữa mẹ, khi nó đói khát thì khóc lên đòi vú mẹ, một thời gian sau nó còn biết nắm bầu vú bên kia để thỏa mãn sự muốn có của mình.
09/03/2014(Xem: 8002)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước.
09/03/2014(Xem: 10594)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống. Con người thế gian thường có cái nhìn đối với đời sống không ngoài hai vấn đề là bi quan và lạc quan. Bi quan là sao? Bi là buồn chán, thương xót. Bi quan là quan niệm nhìn đời sống trên thế gian này
09/03/2014(Xem: 7815)
Do người ta đánh mất chính mình nên bị tham lam, ích kỷ, tham muốn quá đáng chi phối rồi sinh ra sân giận, thù hằn, ghét bỏ mà tìm cách giết hại lẫn nhau. Có một chú tiểu sau nhiều năm tu học ở chùa mới cung kính thưa hỏi hoà thượng: “Thưa sư phụ, con người ta sợ nhất cái gì?” Hoà thượng hỏi lại vị đệ tử: “Vậy theo con thì sợ nhất cái gì?” “Dạ thưa sư phụ, có phải là sự cô độc không ạ?” Hoà thượng lắc đầu: “Không đúng!” “Dạ thưa sư phụ, vậy là sự hiểu nhầm chăng?” - “Cũng không đúng!” - “Là sự tuyệt vọng?” - “Càng lại không đúng!”
09/03/2014(Xem: 7476)
Tại một lớp học nọ có tổ chức chương trình quà tặng cuộc sống nhằm hướng dẫn cho các em học sinh nâng cao trình độ hiểu biết trong đối nhân xử thế. Thầy giáo yêu cầu mỗi học sinh mang theo một túi ni lông sạch và một túi khoai tây đến lớp. Sau đó, chương trình được bắt đầu bằng một bài thực tập, mỗi em học sinh nếu không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó rồi bỏ nó vào túi ni lông. Vài ngày sau, nhiều em học sinh mang cả túi ni lông nặng trĩu.
09/03/2014(Xem: 30224)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]