Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cũng Phải Tu Theo Ngài Thần Tú

23/09/202112:03(Xem: 4965)
Cũng Phải Tu Theo Ngài Thần Tú




dai su than tu
Cũng Phải Tu Theo Ngài Thần Tú
            

Có một câu chuyện tu thân mà tôi học từ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng (Tiểu Học) khi tôi còn mười, mười một tuổi tức cách đây 70 năm tại Hải Phòng mà tôi vẫn còn nhớ. Đó là bài Cách Sửa Mình như sau:

Ông Trình tử (Trình Y Xuyên đời Tống) xưa để hai cái lọ ở bên cạnh chỗ ngồi. Mỗi khi trong bụng nghĩ một điều gì thiện, thì ông bỏ một hột đậu trắng vào trong một lọ. Mỗi khi nghĩ một điều gì ác, thì ông lại bỏ một hột đậu đen vào cái lọ kia. Lúc đầu, đậu đen nhiều, đậu trắng ít. Sau đậu trắng nhiều, đậu đen ít, dần dần đến không còn một hột đậu đen nào. Về sau, không cần phải bỏ đậu trắng nữa, tâm tính bấy giờ thuần nhiên toàn thiện. Vì ông Trình tử biết sửa tâm rèn tính như thế mới thành được người hiền triết. Vậy ta nên lấy đó làm gương mà sửa mình. Trong sách có câu: "Từ đấng thiên tử cho đến kẻ thứ 42 nhân ai ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc." Vậy người ta bất cứ làm gì cũng phải cố mà sửa mình cho nên con người có phẩm hạnh.” (Tài liệu trên Internet)

 Từ đạo tu thânsửa mình của bậc quân tử qua Ông Trình Tử, chúng không thể coi thường các bậc Nho Gia. Bậc quân tử theo Đạo Nho là người tự tu thân, sửa mình trước rồi mới ra làm quan giúp nước qua tiến trình: Chính Tâm, Thành Ý, Tu, Tề, Trị, Bình.

Chính tâm:

Tâm địa phải ngay thẳng, không tà vạy, không thiên vị theo khuôn thước “Pháp bất vị thân, chí công vô tư”. Đây giống như quan niệm Tu Tâm của Đạo Phật.

Thành ý: Khi nảy ra một ý gì thì ý đó phải chân thành, xây dựng, vì quốc gia dân tộc, không vì mình, không đố kỵ tỵ hiềm. Đây chính là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy trong Bát Chánh Đạo.

Tu: Dù có Chính Tâm, dù Thành Ý nhưng vẫn phải tu. Như viên ngọc dù quý nhưng vẫn phải mài dũa. Ở đây nên tu theo phép tu của Trình Tử.

Tề: Ở đây là tề gia. Phải sắp xếp sao cho gia đình êm ấm. Thuận vợ thuận chồng, con cái biết vâng lời, học hành, làm việc tới nơi tới chốn. Cứ thử tưởng tượng gia đình vợ chồng cãi lộn, đánh chửi nhau tối ngày rồi đưa nhau ra tòa ly dị, con cái hư hỏng ùm sùm cả xã hội thì tâm trí đâu mà quản trị, lo chuyện đất nước? Vì các đệ tử của Phật đã xuất gia cho nên Đức Phật không dạy đệ tử cách “tề gia” nhưng Đức Phật cũng có bài pháp dạy con dâu ông trưởng giả Cấp Cô Độc về đạo làm vợ sao cho gia đình hạnh phúc, êm ấm và được mọi người thương mến, quý trọng.

Trị: Với những đức tính này thì việc quản trị đất nước chắc chắn sẽ thành công. Luật pháp chỉ trừng trị tội ác nhưng không ngăn ngừa được tội ác. Chỉ có lương tâm và đạo đức mới ngăn ngừa được tội ác mà thôi. Một xã hội mà viên chức nhà nước đạo đức, liêm chính, luật pháp được thượng tôn thì đất nước sẽ thái bình thịnh trị.

Bình thiên hạ: Khi đất nước đã thái bình thịnh trị rồi thì nó là khuôn thước, mẫu mực cho toàn thế giới. Một quốc gia hùng cường hay siêu cường không phải là quốc gia có vũ khí tối tân mà là có đạo đức làm mẫu mực cho toàn thế giới. Khi đó không cần dụng binh, can thiệp vào nội bộ, lật đổ, cấm vận mà vẫn cai trị được thiên hạ, bảo đâu nghe đó. Cho nên người xưa lấy đức trị dân và “bình thiên hạ” là như vậy.

Ngày nay Đạo Phật ở trong và ngoài nước phát triển chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc thế nhưng đang phải đối phó với vấn nạn tăng ni hư đốn. Trong Tam Bảo, thì Phật Bảo và Pháp Bảo không bao giờ hư đốn mà chỉ có Tăng Bảo là có thể hư đốn mà thôi. Sự suy tàn của một tôn giáo có thể do:  Sự tiêu diệt của ngoại bang, sự chèn ép của một tôn giáo mạnh hơn, sự kỳ thị của chính quyền. Nhưng trong hòa bình, một tôn giáo sẽ biến mất khỏi trái đất này nếu nó trở nên hư đốn hoặc không còn thích nghi với tri thức và khát vọng của thời đại. Không thích nghi thì còn có thể làm cho nó trở nên thích nghi. Còn hư đốn thì “hết thuốc chữa”. Ba hư đốn kinh khủng nhất của thời đại ngày hôm nay là 1) Tham tiền  2) Dâm ô với trẻ em và với đàn bà, con trai, con gái và 3) Ham mê hư danh, sống sa hoa trụy lạc. Thấy tu sĩ hư đốn, tín đồ sẽ khinh bỉ cả tôn giáo đó và tìm đến một tôn giáo khác. Nếu hư đốn mỗi lúc mỗi trầm trọng thì tôn giáo đó diệt vong.

Xin nhớ cho tu sĩ vẫn là con người (Priests are human being) với tất cả đam mê, dục vọng khoái cảm của một con người. Tu sĩ dù là nam hay nữ vẫn là con người mà lúc nào cũng muốn hưởng thụ khoái cảm của xác thịt và của Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức. Chỉ với ý chí quyết liệt mới có thể đè hoặc cao hơn là diệt được những cám dỗ của xác thân này. Do đó lơ là mất cảnh giác, không giữ gìn giới luật, không quyết tâm tu hành… thì sa đọa và hư đốn xảy đến cấp kỳ. Ngay thời Đức Phật còn tại thế đã có tăng/ni hư đốn (phạm giới) thế nhưng còn ít và chưa thành một “tệ nạn” vì lúc đó người theo Đạo Phật ở Ấn Độ còn tương đối ít.

Trong bài viết,  “Đề Phòng Khả Năng Tự Suy Thoái của Đạo Phật” đăng trên Thư Viện Hoa Sen, tác giả Trần Văn Chánh cho biết:

 “Số liệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ghi nhận cả nước có gần 45 triệu người quy y Tam Bảo, chiếm phân nửa dân số; có hơn 14,000 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường,  khoảng 45,000 Tăng Ni; trên 800 đơn vị Gia đình Phật tử.”

Với số lượng 45 triệu người tin theo, uy thế của Phật Giáo rất lớn. Thế nhưng nếu con số 45 triệu người này bất mãn vì sự hư đốn của tăng ni thì ảnh hưởng xấu của nó cũng rất lớn. Về sự hư đốn của tăng ni, tác giả Trần Văn Chánh cho biết:

 “Thực tế cho thấy một số Tăng Ni đang có khuynh hướng coi trọng việc xây chùa to, dựng tượng lớn, phát triển cơ sở vật chất mang tính hiện đại, coi nhẹ thanh quy và việc hoằng pháp. Những năm gần đây, nhiều lễ hội mang màu sắc Phật giáo có khuynh hướng mê tín rõ rệt, bị một số đình chùa lạm dụng trục lợi trắng trợn, tạo nên những hình ảnh lệch lạc khó coi bị cả dư luận xã hội lên án, làm ảnh hưởng nặng nề đến uy tín chung của Phật giáo. Việc dùng xe công đi lễ chùa rất phổ biến hiện nay cũng cho thấy hiện tượng chạy theo những giá trị hào nhoáng bề ngoài của một số Phật tử trong giới công quyền.

Quan sát lối sống và tu hành của tăng ni trong nhiều năm qua, rất nhiều thiện tri thức than phiền rằng họ tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiềntụng kinh, tụng đám ma, cầu an, cầu siêu cho người chết. Tất cả những thứ này không giúp ích gì người tu hành cả. Ngày xưa đệ tử Phật không tụng kinh hằng ngày, lập đi lập lại như một cái máy mà chỉ nghe Phật thuyết giảng xong rồi quyết chí tu theo như lời giáo huấn của Phật.

Nguyên do của sự hư đốn do tâm chứ không do cảnh  không thể đổ lỗi cho cảnh. Không thể nói rằng bà, cô ấy đẹp cho nên tôi sa ngã. Cũng không thể nói rằng chùa giàu làm người ta kính trọng, còn chùa nghèo thì người ta coi thường cho nên tôi phải tìm cách kiếm tiền. Hễ luyến vào cảnh thì sanh tâm hư đốn. Do đó phải tu tâm hay luyện tâm. Phải dành nhiều thời giờ vào Thiền Định và Quán Chiếu. Về Thiền Định tôi không dám lạm bàn vì không phải thiền sư. Về Quán Chiếu tôi có thể đề nghị nên quán chiếu Khổ Đế, Vô Thường và Tham Sân Si. Và kết hợp lối quán chiếu này với cách tu thân của Trình Tử. Chư tăng/ni nên lấy hai cái lọ và một ít đậu xanh, đậu trắng.

- Khi có Phật tử đem tiền bạc đến cúng dường, nếu thấy vui mừng thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu thấy đây có thể là phiền não và tai họa thì bỏ một hột đậu trắng. Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ nói rằng tôi sợ tiền bạc thì đây là sự chứng ngộ của bậc thánh tăng.

- Khi có người đến cúng chùa tài vật, nếu nghĩ tới gia đình, anh chị em, hoặc sử dụng riêng tư thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu nghĩ đến người nghèo khó, tiền của đàn na thí chủ thì dùng vào Phật sự và bố thí, không sử dụng riêng thì bỏ một hạt đậu trắng. Theo lời kể của HT. Thích Nguyên Siêu (San Diego, CA), đại lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển (Ôn Mật Hiển) dù chùa rất nghèo nhưng thấy cái gì dư thừa đều nói đệ tử đem chu cấp cho những người nghèo khó. Cũng theo thầy Thích Nguyên Siêu, “Đại lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển- một bậc Thạch Trụ Thiền gia, Tòng Lâm Mô Phạm đã hưng khởi uy nghi, đức độ dưới vòm trời Sơn Môn xứ Huế vào các thập niên 1940-1980, uy đức ấy mãi rạng ngời trong tâm thức người Phật tử mỗi khi tưởng niệm về Ôn.”

- Nếu có nam nữ Phật tử đẹp đẽ đến gần và nói lời hoa bướm, nếu thấy vui, thấy thích thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu thấy đây là cội nguồn của tai họa thì bỏ một hạt đậu trắng.

- Khi nghe băng nhạc, các chương trình ca kỹ mà thấy vui, thấy thích thì bỏ một hạt đậu đen. Còn thấy đây là niềm vui của thế tục, trong niềm vui đã có khổ đau… thì bỏ một hạt đậu trắng. Nếu thấy ca kỹ là niềm vui thì tu hành khổ hạnh để làm gì? Sao không bỏ áo tu hành ra làm ca sĩ, MC vừa có tiền vừa nổi tiếng vừa sung sướng?

- Khi có Phật tử vái lạy cung kính mà thấy thỏa mãn thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu thấy mình chẳng là gì cả “Ba đời thế giới chư Phật loạn sinh ra rồi loạn diệt mất” như trong Kinh Viên Giác thì bỏ một hạt đậu trắng.

- Khi được người ta khen ngợi mà trong lòng thấy vui thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu biết hồi hướng về tất cả thầy tổ, đệ tử và muôn loài chúng sinh thì bỏ một hạt đậu trắng.

- Khi có người chê bai mình mà sân hận rồi đem tâm thù ghét thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nhẹ nhàng và nói  lời cám ơn rồi âm thầm soi lại gương. Nếu thấy sai lầm mà sửa chữa thì bỏ một hạt đậu trắng.

- Mình là thượng tọa, nếu có ai xướng danh mình là đại đức mà bực mình, đỏ mặt, thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu thấy đây chỉ là chuyện bình thường thì bỏ một hạt đậu trắng.

- Khi được người ra đón rước cung kính, xe cộ cao sang, võng lọng linh đình mà tưởng mình thành Thánh rồi thì bỏ một hạt đậu đen. Còn nếu tưởng nhớ đến Đức Phật suốt đời đi chân đất, sống, tọa thiền và ngủ dưới cây bồ đề hay tịnh xá, không máy điều hòa không khí, không nệm ấm chăn êm, không truyền hình, iphone, ipad, không tủ lạnh chứa cả chục món ăn bổ dưỡng…thì bỏ một hạt đậu trắng.

- Khi một ý nghĩ đố kỵ tỵ hiềm, ghen ghét nổi lên mà biết xấu hổ thì bỏ một hạt đậu trắng. Còn nếu thấy mình đúng thì bỏ một hạt đậu đen.


Sau khoảng một năm, nếu đậu trắng nhiều hơn đậu đen, vị đó có thể tiếp tục tu hành. Còn nếu đậu đen nhiều hơn đậu trắng thì nên cởi áo Như Lai, trở lại đời thường lấy vợ lấy chồng sinh con, đẻ cái buôn bán làm giàu vừa sung sướng vừa tự do vì không một ai có quyền phê phán mình. Lúc đó mình chỉ là một cá nhân chứ không phải là biểu tượng của Đạo Phật và niềm tin - có khi cả triệu tín đồ đang gửi gắm nơi mình.

Ngoài ra lại còn phải phối hợp với lối tu thực tiễn của Ngài Thần Tú qua bài kệ nổi tiếng:

 

Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Phải siêng năng lau chùi

Chớ để bụi trần bám

Đúng vậy!

- Người xuất gia trước tiên phải biết thân mình là Cây Bồ Đề tức thân giác ngộ, an vui, giải thoát khỏi mọi ràng buộc cám dỗ của thế gian.

- Tiếp đó người xuất gia phải giữ tâm mình như tấm gương tức biết hết và phản chiếu muôn vật ở thể chân như, không thương-ghét, không đúng-sai, không dị biệt, không trước-sau và chẳng sinh mà cũng chẳng diệt. Đó là tâm Phật, tâm hằng trụ, bất biến.

- Muốn đạt được tâm và thân này, theo ngài Thần Tú, người tu hành phải luôn luôn cảnh giác, lau chùi không cho bụi trần tức mọi phiền não có thể bám vào. Cách “lau chùi” ở đây là giữ gìn chánh niệm, giới luật nghiêm minh và tu thiền định, tránh xa nơi vui chơi tụ họp đông người.

Xin nhớ cho Đạo Phật là một giáo lý kỳ diệu đang dần trở thành lương tâm của nhân loại, giải thoát cho chúng sinh khỏi khổ đau và kiến tạo một nền hòa bình cho thế giới. Đức Phật ra đời, bốn mươi năm hành đạo gian khổ, không phải để đào tạo ra các thầy cúng, thầy pháp, thầy bói toán, xem quẻ, tập trung vào việc kiếm tiền, tụng kinh, tụng đám ma, tụng xác chết, cầu an, cầu siêu cho người sống người chết giống như các đạo thờ thần. Mới đây Thư Viện Hoa Sen đã đăng một bài viết của đạo sư Gyalwang Drukpa Tây Tạng khiến chúng ta phải suy nghĩ, “Nếu giáo pháp chân chính không được thực hành nhằm mục đích giải thoát, giác ngộ mà chỉ để giao lưu xã hội hay quan hệ phù phiếm thì điều đó chẳng có ý nghĩa.” Tây Phương ngưỡng mộ Đạo Phật và theo Phật không phải vì tu sĩ Phật Giáo biết tụng kinh, tụng đám ma, tụng xác chết, cầu an, cầu siêu cho người sống người chết. Những việc làm này, họ đã tìm thấy đầy đủ trong đạo riêng của họ rồi. Họ theo Phật để được sự an tĩnh, giải thoát khỏi tất cả những cám dỗ nhưng đầy khổ đau của kiếp người và nhất là cho họ bước vào biển trí tuệ mà không một đạo sư nào có thể giúp họ hay khai mở cho họ.

Vậy chúng ta phải hạn chế hoặc từ bỏ tất cả những việc làm vô bổ để tập trung vào việc mở mang trí tuệ như Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói “Muốn tu thành Phật phải có trí tuệ”. Muốn Đạo Phật không sa đọa trong thời Mạt Pháp thì phải có trí tuệ. Không trí tuệ thì thời nào cũng “mạt” chứ không phải đợi tới thời kỳ mạt pháp. Vấn nạn tăng ni hư đốn đã giúp cho thời kỳ mạt pháp có thật và đến nhanh hơn.

Thiện Quả Đào Văn Bình
(California ngày 22/9/2021)


 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2013(Xem: 19553)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 20171)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 10328)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 9790)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11268)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10393)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 6907)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9381)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]