Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Màu Vu Lan Giữa Mùa Đại Dịch

19/08/202117:32(Xem: 7628)
Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Màu Vu Lan Giữa Mùa Đại Dịch

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Màu Vu Lan Giữa Mùa Đại Dịch

blank
Tranh minh họa, “Digital Art” của Nhuận Pháp


Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm.

Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp.

Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh.

Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.

Thuở hoa niên trên quê hương chiến tranh, bài thơ Rằm Tháng Bảy của Lê Mộng Nguyên đã làm rung động tâm hồn non trẻ chúng tôi; thế nhưng bây giờ nhớ lại những câu thuộc lòng tuy không trọn vẹn nhưng nỗi xúc động ngày xưa vẫn còn nguyên vẹn:

Mỗi độ thu sang Rằm tháng bảy,
Chiều xa vang dội tiếng chuông chùa,
Nhắc Mục Kiền Liên con nhớ Mẹ    ,
Mỗi một tâm hồn máu trẻ thơ…

Ngày xưa sống lại trong tâm trí,
Mường tượng hình ai lạnh võ vàng,
Khắc khoải chiều nay cơn gió tạt,
Lạnh mình em bé nhớ Vu Lan…

Đây bát cơm đầy nặng ước mong.
Mẹ ơi! Đây ngọc với đây lòng.
Đây tình còn đọng trong tha thiết,
Ân nghĩa sanh thành chưa trả xong…

Cũng như hầu hết tuổi trẻ Phật tử thế hệ Chiến tranh Việt Nam chúng tôi vẫn giữ mãi trong tâm tưởng rằng Vu Lan là mùa Nhớ Mẹ, mùa Báo Hiếu đầy hương hoa. Thuở ấy Vu Lan ở Huế có nắng mùa thu phai dìu dịu, có tiếng chuông chùa trầm lắng vọng âm, có lời kinh báo ân thao thiết nao lòng… Nhưng mãi đến những năm sau 1963, mới có lệ bông hồng cài áo hân hoan và thổn thức trong mùa Vu Lan sau tập bút ký ngắn đầy xúc động “ngọt ngào nước mắt” nhan đề Bông Hồng Cài Áo của Thầy Nhất Hạnh ra đời vào năm 1962. Mùa hiếu đạo ấy tưởng như muôn đời không bao giờ phai cũ bên hơi ấm mẹ hiền. Rồi lịch sử sang trang cùng với chiến tranh, hòa bình, đổi đời, hội ngộ và chia ly đã không ngừng thách đố ấn tượng êm đềm và thánh thiện của Vu Lan. Thách đố chiến tranh, tai trời ách nước có chăng cũng chỉ làm cho “gió có to đèn đường vẫn sáng!”

Nhưng thách thức chưa từng có đã xảy ra năm ngoái (2020) và năm nay. Thế giới con người và khoa học kỹ thuật thế kỷ 21 còn nghiêng đổ thì biết về đâu một lễ hội tâm linh như Vu Lan?! Câu hỏi bình thường thành vấn nạn thời thế là liệu Vu Lan có về được không giữa mùa đại địch Covid-19. Về! Chẳng phải là tổ chức được hay không lễ hội ngày rằm tháng bảy. Về ở đây là liệu lòng người còn yên ắng hay không để nhớ về hiếu hạnh khi cái chết vô hình đang vây bủa lấy thân phận con người. Mỹ, Việt Nam và khắp nơi trên thế giới đang có đầy rẫy những bà mẹ bị đày đọa như Mục Liên Thanh Đề đang là “F0” (người thọ bệnh Covid) trong địa ngục A Tỳ của dịch Covid. Biết bao đứa con hiếu thảo cũng đành thúc thủ buông xuôi tay chờ chết! Tìm đâu ra phương tiện cứu mẹ như ngày xưa được nương nhờ hồng ân hiệp lực mười phương của chư tăng?! Tính từ hôm nay thì còn đúng một tuần lễ nữa là đến ngày Lễ Vu Lan. Các chùa Việt Nam ở Mỹ đều có chương trình cử hành Lễ Vu Lan theo nghi thức truyền thống. Nhưng lương tri tự hỏi: “Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng giữa mùa đại dịch đang tàn phá tận gốc rễ của con người, Vu Lan năm nay sẽ có gì khác hơn thời trước đại dịch?” Câu trả lời và thực tế diễn ra sẽ góp phần định nghĩa cho Văn Hóa Phật Giáo trong tinh thần “Đạo Phật ra đời để cứu khổ chúng sinh”.

blank
Tranh minh họa, “Digital Art” của Nhuận Pháp

Đại dịch Covid kéo dài hơn cả năm nay. Không đất nước nào thoát khỏi tình trạng cù cưa thọ dịch và dập dịch tái đi tái lại như tội nghiệt và trò chơi sinh tử. Các tôn giáo khác thường cung tay cầu nguyện và khi có ai chết vì dịch thì cứ đơn giản gán cho cái “trách nhiệm vô trách nhiệm” là do đấng tối linh thần nào đó… gọi về. Duy chỉ có đạo Phật là lý giải rạch ròi và khách quan hơn cả khi vận dụng thuyết Nhân – Quả và lý Duyên – Nghiệp vào cái biển đời phức tạp có khi đến độ nghịch lý nầy. Người ác bị nghiệp chướng dịch bệnh đánh ngã đã đành; nhưng vẫn có bao nhiêu người tốt, người hay vẫn bị chết vì dịch; trong khi kẻ ác, kẻ gian vẫn sống nhởn nhơ… là vì sao? Vào dịp Vu Lan, sau những màu hoa, màu áo, lời hay, ý đẹp và lễ nghi… nhiều màu sắc, người học Phật thử lắng lòng nhìn thấu lẽ thật của ngày lễ mang tính chất vừa thực tế vừa huyền thoại trọng đại thứ hai trong năm của con nhà Phật theo tín lý Đại Thừa.

Tôn giả Mục Kiền Liên (568-484 Trước Công Nguyên) là biểu tượng của con người hiện thực: Thiện duyên và ác nghiệp thường hằng nối gót bên mhau. Thánh giả Mục Kiền Liên hưởng phước theo lòng hiếu thảo cùng lúc của người con đại hiếu hạnh kiếp nầy hưởng phước; nhưng đồng thời cũng là đứa con đại bất hiếu kiếp trước phải trả nghiệp trong kiếp nầy. Là một trong mười đại đệ tử của Phật với hiếu hạnh tròn đầy: cứu Mẹ ra khỏi hỏa ngục, đắc quả A La Hán, có đệ nhất thần thông ở kiếp nầy nhưng ngài Mục Kiền Liên vẫn chịu án quả báo của nhiều kiếp trước trong tội cảnh là một đứa con bất hiếu! Mục Kiền Liên trước giờ nhập diệt chứng quả A La Hán phải chịu cảnh bị bọn cướp phanh thây để trả nợ cho ác nghiệp đại bất hiếu của mình trong một kiếp xa xưa đã nghe lời vợ ác xúi dục đem bỏ đói cha mẹ của mình trong rừng sâu cho đến chết! Nghiệp có thể giải cho nhẹ bớt nhưng trốn nghiệp hay xóa nghiệp thì… vô kế khả thi!

Bởi vậy, ý nghĩa hiện thực và thâm trầm nhất của ngày lễ Vu Lan là cưu mang và hóa giải. Tuyệt đối không có luật miễn trừ khi con người đương nhiên phải đối mặt với nghiệp quả thiện hay ác do chính mình tác tạo. Con người thường nhật và bậc thánh tăng như Tôn giả Mục Kiền Liên – trước dòng đời xoay chuyển từ vô thủy đến vô chung trùng trùng duyên nghiệp – đều đang chờ thọ nghiệp mà mình đã gieo duyên; hái trái mà mình đã gieo trồng… Gieo gì gặt nấy, chẳng lầm mấy may:

Lưới trời lồng lộng thưa không lọt,
Nhân quả gieo trồng chẳng rủi may!

Gieo ân báo ân, gieo oán báo oán không phải là chuyện xa vời huyền thoại. Con số hơn 200 triệu người bị lây nhiễm và hơn 4 triệu người đã chết và con số mỗi ngày một tăng vì dịch Covid trên toàn thế giới tính đến ngày hôm nay chưa có đường dừng lại. Không dựa trên nguyên lý Duyên Nghiệp để minh giải, con người sẽ hoang mang và tuyệt vọng trước những cái chết của người thân vì dịch Covid nguyên chủng hay biến thể.

Mùa Vu Lan hiếu hạnh – báo ân cha mẹ –  là truyền thống lâu đời của người con hiếu thảo nhưng làm sao tạo được một cơ hội chia sẻ, an ủi và liên tưởng đến mặt phản diện của những đứa con bất hiếu chưa gặp duyên lành để biết ăn năn sám hối trở về với cha mẹ. Dưới mái chùa, những người hưởng thiện nghiệp được đọc kinh, nghe pháp, cài hoa và chia sẻ cảm xúc; trong lúc đó, ngoài cổng chùa bao kẻ điêu linh không nơi nương tựa đang chịu nghiệp chướng nên bản thân mình còn bị quên lãng; nói gì đến cha mẹ, tứ thân! Nhưng tự bản chất, đạo Phật là đạo cứu khổ. Trong ngày đại lễ Vu Lan báo ân Cha Mẹ và cả Bốn Ân Lớn (tứ trọng ân) lẽ nào quên đi những mảnh đời bất hạnh quanh ta. Ước mong trong một tương lai rất gần, ngày Vu Lan không chỉ là dịp thường cúng cô hồn đã khuất vào buổi chiều mà cũng là dịp tiếp trợ tinh thần và tâm linh cho những người cô độc đang sống.

Rồi sẽ đến thế hệ “hậu Covid”. Thuyền trưởng, thủy thủ, mái chèo và hành khách thời trước và trong cơn bão sẽ đổi khác nhiều sau cơn đại cuồng phong về nếp nghĩ cũng như về cách nhìn và điệu sống. Hiển nhiên, ngọn nguồn và sự lý giải về Duyên Nghiệp của Phật lý và pháp sự vẫn không phai cũ với thời gian bởi tính khách quan, công bằng và khoa học về cả Lý và Sự. Mùa Vu Lan năm nay bên cạnh bông hồng đỏ, trắng của những đứa con ngoan còn mẹ hay mất mẹ cài lên áo; ước mong rồi đến một năm nào đó rất gần như sang năm, sẽ có đóa hoa xanh, hoa tím… thêm màu nở từ những cõi lòng thấm nước mắt của những đứa con chưa ngoan biết hối cải, ăn năn trở về với Mẹ.

Sacramento, Cali –  Mùa Vu Lan 2021
Trần Kiêm Đoàn


facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2020(Xem: 8272)
- Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi dọc theo dòng sông Ni Liên thuyền, cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Vì bận điều hành cứu trợ lụt ở VN nên chúng con, chúng tôi chậm trễ tường trình, mong quị vị hoan hỉ cho!.. - Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 304 hộ nghèo. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD, trị giá mỗi phần quà là 9.50usd.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí cần phải trả như $ mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, Tip cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
25/10/2020(Xem: 7969)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên. Của hương hỏa là gia tài của ông bà cha mẹ để lại. Người “thừa kế ” được chỉ định trong cương vị này được gọi là “người thừa tự ”, mà người thừa tự phải là người con trai trưởng trong gia đình. Thông thường những gia đình giàu có sở hữu một công ty hay một xí nghiệp, khi chủ nhân nghỉ hưu, người được thừa kế cơ nghiệp là người con trai trưởng trong gia đình. Vì người xưa có quan niệm như thế, nên nam nữ khi thành hôn với nhau đều mong muốn sớm sinh một cậu quý tử để nối dõi tông đường. Đó là điều trông đợi của ông bà, cha mẹ nhà chồng.
24/10/2020(Xem: 5258)
Trưởng thành tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, tôi cảm thấy thành phố cứ tấp nập người đông sinh hoạt không ngừng như bánh xe thời gian cứ mãi chuyển động. Nhà hàng mở cửa 24 giời. Biển báo đường phố không bao giờ tắt. Karaoke Hàn Quốc xuyên đêm. 51 triệu người – một dân số lớn hơn tổng dân số kết hợp giữa Texas và Florida, Hoa Kỳ - sống trong một quốc gia có diện tích bằng một nửa New England. Vì vậy, như các bạn có thể tưởng tượng, không gia cá nhân là thứ mà các bạn mơ ước trong giấc ngủ.
23/10/2020(Xem: 5758)
Danh lam thắng tích Sigiriya Lions Rock (सिगिरिया) (Núi Đá Sư tử) Phật giáo cổ Sri Lanka là một ngôi cổ thành và cung điện ở bằng đá ở miền trung Matale thuộc Sri Lanka, cũng là một tu viện Phật giáo cho Chư tôn đức tăng già tu tập trong thời đó. Ngôi danh lam thắng tích này được xây dựng trên ngọn núi đá khổng lồ cao gần 200 mét, vào thế kỷ thứ 5, dưới triều vua Kassapa I (477 – 495).
22/10/2020(Xem: 6854)
Được biết đến nhiều nhất với tư cách là em gái cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã trở thành tâm điểm chú ý, từ khi cô tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2007. Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là một nhà nghiên cứu và giáo dục. Cô đã làm việc tại một số trung tâm, trường Cao đẳng và đã chứng tỏ mình là một học giả, một Phật tử.
20/10/2020(Xem: 5185)
Tổ chức Từ thiện Tây Tạng được thành lập tại Đan Mạch vào năm 1997, do Tôn giả Lakha, vị Lạt Ma, Triết gia, sáng lập và Chủ tịch Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, người lãnh đạo tinh thần của khoảng 100.000 người Tây Tạng ở Batang, Đông Tây Tạng. Cư sĩ Tsering Thundup, cựu Hiệu trưởng Trường nội trú Tây Tạng ở Bắc Ấn Độ, phụ trách các hoạt động tổ chức phi chính phủ ở Dharamshala, Ấn Độ.
18/10/2020(Xem: 7456)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
17/10/2020(Xem: 6394)
-Tùy hỷ là vui theo, Tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.
17/10/2020(Xem: 8191)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mấy hôm nay vì lo vận động giúp đỡ đồng bào thiên tai bão lụt Miền Trung nên chúng con, chúng tôi chậm trễ việc tường trình các thiện sự trên xứ Phật, mong chư vị cảm thông và hoan hỉ. - Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple, đánh dấu nơi mà ngàn xư Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ nay`
17/10/2020(Xem: 5708)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]