Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Quan Âm Thị Kính (PDF)

08/08/202119:45(Xem: 19316)
Truyện Thơ: Quan Âm Thị Kính (PDF)

Quan-Am-Thi-Kinh-001

QUAN ÂM THỊ KÍNH


Truyện Thơ:
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Tranh Minh Họa:
Hương Bối


LỜI NÓI ĐẦU

Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” thấy có bản in năm 1868 mang tiêu đề là “Quán Âm Chú Giải Tân Truyện”, bằng chữ Nôm. Tất cả gồm 788 câu thơ “lục bát” và một lá thư của tiểu Kính Tâm gửi về cha mẹ được viết theo lối văn “biền ngẫu”. Bản in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911.

Nhân vật chính trong truyện là Thị Kính, một hóa thân của “Bồ Tát Quan Thế Âm”. “Bồ Tát” có nghĩa là người tu hành gần đến bậc Phật và thường có lòng từ bi cứu khổ cho khắp cả mọi chúng sinh. “Quan” là quan sát, xem xét, lắng nghe. “Thế” là thế gian, là cõi đời. “Âm” là âm thanh, là tiếng nói. “Quan Thế Âm” là lắng nghe các âm thanh, các tiếng kêu cứu của người thế gian đang bị lâm nạn, đang chìm trong biển khổ để đến cứu vớt họ.

Theo nghĩa kinh điển nhà Phật hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Chính vì thế mà người ta có thể nói là “Quan Thế Âm” hay “Quán Thế Âm” cũng được. Về sau người ta gọi tắt là “Quan Âm” hay “Quán Âm”.

Tóm tắt truyện “Quan Âm Thị Kính” như sau: Có một người nam tu hành qua chín kiếp. Gần thành Phật. Cuối cùng chỉ vì một thoáng tà tâm nên bị đầu thai xuống trần thế làm con gái. Tên Thị Kính. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Được gọi là chú tiểu Kính Tâm. Trong làng có ả Thị Mầu lẳng lơ, mang thai, đổ tội cho tiểu là cha đứa trẻ. Tiểu không nhận tội, bị làng tra khảo và mọi người chê bai. Sư chùa Vân phải lãnh tiểu về. Thị Mầu sinh con đem đến bỏ cho tiểu. Tiểu nhẫn nhục nuôi trẻ. Khi tiểu qua đời mọi người mới biết tiểu là người nữ. Gia đình Thị Mầu phải lo việc tang ma.

Thị Mầu xấu hổ tự tử chết. Trong đám tang Kính Tâm có sự hiện diện của cha mẹ Kính Tâm cùng chàng Thiện Sĩ và đứa trẻ con Thị Mầu. Kính Tâm siêu thăng thành Phật Quan Âm. Cha mẹ và đứa trẻ cũng được siêu thăng. Riêng Thiện Sĩ thời làm con vẹt đứng nhờ một bên.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” đề cao các hạnh trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục cùng cực. Ngoài ra truyện còn đề cập tới hai vấn đề là chữ “hiếu” và chữ “nhân” của người xuất gia theo đạo Phật.

Tiểu Kính Tâm tuy xuất gia nhưng lòng thương nhớ cha mẹ vẫn tràn đầy. Người xuất gia không chấm dứt tình cảm với gia đình mà chỉ nâng tình cảm đó lên một bình diện rộng lớn với một mức độ thắm thiết, sâu sắc và cao cả hơn mà thôi. Quan niệm hiếu không chỉ nhắm vào mỗi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn phải tìm mọi cách để độ cho cha mẹ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, vì Đạo Phật là đạo giải thoát.

Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Bởi vì Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con ruột của mình.


Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất 
gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Cả hai chữ hiếu và chữ nhân đều vẹn toàn. Tinh thần Phật Giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ, để bà Thị Kính trở thành tiểu Kính Tâm và sau đó tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” được lưu truyền trong dân gian qua các thế hệ cả hơn một thế kỷ rồi nhưng vì chất chứa nhiều từ ngữ và điển tích khó hiểu nên gây trở ngại cho người đọc. Trong cuốn “TRUYỆN THƠ QUAN ÂM THỊ KÍNH” này soạn giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã đọc lại truyện xưa, dựa vào các lời chú thích, nhất là tham khảo cuốn “Giải Thích Truyện Quán Âm Thị Kính” của Thiều Chửu, để gần như theo sát với nguyên bản mà kể lại toàn bộ câu truyện, cũng bằng thơ “lục bát”, với lời lẽ bình dị, cho người đọc dễ hiểu hơn.

DIỆU PHƯƠNG



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2015(Xem: 7740)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6388)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8431)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9841)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10283)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
11/03/2015(Xem: 24197)
Món quà để lại lúc lâm chung của một vị Thầy thuốc Trung y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe!
11/03/2015(Xem: 8126)
Chúng tôi về thăm Trúc Lâm Bảo Sơn, huyện Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối giờ chiều. Vùng đất nơi đây khá cằn cõi nhưng cây xanh thì rất nhiều. Đón chúng tôi là sư cô còn rất trẻ. Trà và mứt đủ loại được bày ra như một bữa tiệc. Hóa ra quý sư cô nơi đây sản xuất mứt, vừa để ăn, để tặng, vừa mang bán kiểm tiền kiến thiết chùa và giúp đời.
11/03/2015(Xem: 12866)
Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó.
06/03/2015(Xem: 8045)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh. Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.
27/02/2015(Xem: 9388)
Con người sinh ra, họ khổ đau, rồi họ chết. Theo Anatole France, đó là điều mà kẻ uyên bác đã từng tóm lược về thân phận loài người. Mặt khác, một số nhà tư tưởng tự do nói rằng: "Con người là guồng máy nhỏ, cấu tạo bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của các nguyên tử và phát triển theo quá trình tiến hóa tự nhiên. Đau khổ không thể nào tránh khỏi trong cuộc đấu tranh của con người cho sự sống còn. Không có ý nghĩa nào khác hơn, cũng chẳng mục đích chi cao cả. Chết là sự tan rã của các phần tử hóa học; không còn gì tồn tại."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]