Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa của việc thỉnh Đại Hồng Chung

27/07/202111:07(Xem: 8659)
Ý Nghĩa của việc thỉnh Đại Hồng Chung


dai hong chung

Ý NGHĨA
CỦA VIỆC THỈNH ĐẠI HỒNG CHUNG



Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”.

Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.

"Pháp khí này, về mặt diệu dụng, có công năng phá trừ phiền não, khởi sanh bồ-đề tâm”.

Vì công năng diệu dụng, nhiều lợi ích như vậy, nên chùa nào cũng có Đại Hồng Chung, mỗi khuya, sáng, chiều, tối, tiếng chuông chùa thong thả nhẹ ngân: Trên thấu thiên đường, dưới thông địa phủ, giúp cho khách lữ hành, đang bôn ba hay bận rộn, thấy nhẹ nhàng mà dừng gót lãng du, giúp cho bao sanh linh, đang chìm đắm trong vô minh, trong biển khổ, bao người đang lạc lối, hay bấn loạn mãi mê trong danh, lợi, tình, thức tĩnh mà quay đầu về bờ giác.

Có nhiều vị cao Tăng, tuổi về già phát nguyện thỉnh chuông, trong đó có HT Thích Huyền Quang, đệ tứ Tăng Thống, khi bị quản thúc tại TV Nguyên Thiều, hằng ngày Ngài cũng thỉnh Đại Hồng Chung để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và GHPGVNTN được phục hoạt, hầu cứu độ nhân sinh.

Trong thời gian Covid hoành hành khốc liệt ở khắp nơi này, để vận dụng những Pháp khí đã có sẵn, mang lợi ích đến muôn loài, cũng là pháp an tâm, để an ổn mà “ở yên một chỗ” Viên Thành phát nguyện mỗi ngày thỉnh chuông 4 lần: 5 giờ 30 khuya, 9 giờ 30 sáng, 3 giờ 30 chiều, tiếp theo sau đó là những thời công phu, tịnh độ, thiền hành, lạy Phật.

“ Có một câu chuyện cổ Phật gia như sau:

Có một chú tiểu có nhiệm vụ đánh chuông. Theo quy định của chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm và khi chiều tà thì phải đánh một hồi chuông. Khi mới bắt đầu công việc, thì chú tiểu đánh chuông cũng khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông thật là đơn điệu nhàm chán. Thế là, cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện. Một ngày, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống hậu viện chẻ củi gánh nước, không để cho cậu đánh chuông nữa. Chú tiểu thấy lạ quá, bèn hỏi sư trụ trì: “Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao?”. Sư trụ trì bảo: “Con đánh chuông rất là vang, nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột, bởi vì trong lòng con không hiểu được ý nghĩa của việc đánh chuông, cũng không có chú tâm làm việc ấy. Tiếng chuông không những là thước đo cho thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà quan trọng nhất ấy chính là thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh. Vì vậy, tiếng chuông chẳng những cần phải vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa. Người mà trong tâm không có chuông, có nghĩa là không trọng Phật. Nếu không thành kính, thì làm sao đảm đương chức vụ đánh chuông được?”. Chú tiểu nghe xong, đỏ mặt xấu hổ, rồi sau đó dốc sức tu luyện, cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng”.

Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.


thich vien thanh
Tác giả Thích Viên Thành
thỉnh Đại Hồng Chung mỗi ngày tại Chùa Pháp Hoa,
Adelaide, Nam Úc





Ngoài ra tiếng chuông chùa còn được sử dụng giống như phương tiện báo giờ. Trong chùa mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu luyện, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo, ngoài xã hội, cũng giúp cho nhiều người nghe chuông tĩnh thức, lắng lòng khi bận rộn và cũng để chuẩn bị chu đáo cho một ngày mới.

Việc thành tâm hằng ngày lo nhiều thời thỉnh chuông, không phải là việc tầm thường, mà cũng đang góp phần tích cực trong Phật sự “hoằng pháp lợi sanh” giúp cho cả cõi âm và dương đều lợi lạc. Cho nên trong thời buổi “ở yên một chỗ” này, rất mong các chùa, đừng để Đại Hồng Chung thinh lặng, mà hằng ngày cử người hoặc kêu gọi sự phát tâm của bốn chúng đệ tử, phát nguyện thỉnh chuông, để giúp cho Pháp âm được lan tỏa, cầu nguyện cho Thế Giới Hòa Bình, Chúng Sanh An Lạc, Dịch Bệnh Tiêu Trừ, mọi người trở lại cuộc sống bình thường, tạo nhiều phước thiện, để hiện tại được an lành, tương lai được sanh về lạc cảnh.

Nam Mô U Minh Giáo Chủ Cứu Khổ Bổn Tôn Cứu Bạt Minh Đồ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Tổ Đình Pháp Hoa - Nam Úc 27/07/2021

Thích Viên Thành




facebook-1


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2022(Xem: 5765)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 3539)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
13/06/2022(Xem: 6523)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6654)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 5108)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 5100)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 11267)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6887)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3403)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 4176)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]