Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Tế Thập Loại Cô Hồn

18/07/202120:51(Xem: 4878)
Văn Tế Thập Loại Cô Hồn
 VĂN TẾ THẬP LOẠI CÔ HỒN
 
thap-loai-co-hon-2

        Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.

       Nơi chúng tôi sinh sống, phần lớn là người Việt từ Campuchia, do bị nạn Cáp duồng của Khơmer Đỏ mà phải di tàn về Việt Nam. Đặc biệt cuộc di tản ấy do một vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo là một Cha Đạo ( Linh mục ) tổ chức. Do đó cư dân khu vực chúng tôi sinh sống, được gọi là ấp VIỆT KIỀU và là của Họ Đạo Russeykeo.

        Nguyên thủy cư dân địa phương nầy 90% là người Thiên chúa giáo.

        Người Bình Trị Thiên, do từ phong trào Kinh tế mới di dân tự túc đến sau… Do đất lành nên chim đậu; người Bình Trị Thiên hiền lành chơn chất đã chan hòa quần cư với người Việt Kiều .

         Tuy nhiên “ hòa nhi bất đồng” . Người BTT cộng cư với người Việt Kiều, nhưng không dễ bị đồng hóa. Họ đã tự thủ thân, tìm đến với nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, trên nền văn hóa tín ngưỡng cổ truyền, phong tục tập quán cố hữu, do đó hình thành được HỘI ĐỒNG HƯƠNG BÌNH TRỊ THIÊN tại Xã Xuân Hiệp ( Nay là xã SUỐI CÁT, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) nầy.

         Trong số hội viên sinh hoạt có anh TÌNH là người rất nhiệt tình lý tưởng ấy, đã hiến một phần đất thổ cư cho hội, để Hội ĐH xây dựng Hội Quán cho hội viên sinh hoạt.

          Từ Hội Quán phát triễn thành ĐÌNH . Dĩ nhiên ĐÌNH thì phải là ĐÌNH LÀNG, Mái chùa đầu xóm, đình làng giữa thôn.

           CHÙA thờ Phật, ĐÌNH thờ Thần, là cơ sở TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN. Phật,Khổng, Lão là một tôn giáo đặc thù, là một tổng hợp triết lý, triết học ĐỘC SÁNG của Người Việt Nam chúng ta

 

            Ai từng học với Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, ai từng đọc bộ Tư Tưởng TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG của vị Tiến Sĩ Hóa Học đầu tiên của Việt Nam, từng là GIÁM ĐỐC CỐ VẤN cho nhà máy dệt NAM ĐỊNH, từng là KHOA TRƯỞNG PHÂN KHOA KHOA HỌC NHÂN VĂN, VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH, thì không thể không tiêm nhiễm tư tưởng THÂU HÓA SÁNG TẠO của Cụ NGUYỄN.

Bản thân chúng tôi, tuy thâm nhiểm tư tưởng Phật học, nhưng luôn tùy nghi thích ứng với tư tưởng các tôn giáo khác… do đó gia đình chúng tôi cũng đã tự nguyện vào hội Đồng Hương BTT

           Đề cương lý tưởng quán xuyến của Hội, cụ thể, khi gia đình hội viên,có người cao tuổi ai ốm đau, Ban chấp hành Hội cử người thăm viếng, tặng chút quà nho nhỏ tượng trưng. Ai quá vãng, Hội cử người đến hỗ trợ Nghi Lễ, nhất là phần nghi lễ cổ truyền.

            Từ trước đến nay, tại ĐÌNH của Hội duy trì Cúng Tế Ba lễ lớn hàng năm : MINH NIÊN, TRUNG NGUYÊN, và TẤT NIÊN… Trong ba lễ TẾ THẦN luôn kèm theo một nghi lễ phụ thuộc là CÚNG CÔ HỒN.

             Trước tôi, từng đã có các cụ Trưởng Lão phụ trách vai GIA LỄ … Nay các cụ nắm tay nhau về trình diện Tổ tiên ông bà… Khuyết người, không ai phụ trách, tôi nghiêng vai phụ gánh …

              Khi phụ trách GIA LỄ, phần nghi TAM HIẾN cúng thần tôi giữ đúng nghi Cúng thần của người BTT… Nhưng đến phần Nghi lễ CÚNG CÔ HỒN, tôi đã tự CẢI BIÊN…Phần tụng, tôi tụng đúng theo NGHI THỨC CÚNG CÔ HỒN trong các cuốn NGHI THỨC NHẬT TỤNG của PG Riêng phần ĐIỆP CÚNG tôi đã viết phụ họa bài VĂN TẾ nầy, học và mô phỏng theo phong cách của TỐ NHƯ TIÊN SINH, khi Ngài viết VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH…

                  Tôi không biết đã từng có ĐÀN TRÀNG SIÊU LINH BẠT ĐỘ nào đọc tụng bài sám của Cụ TỐ chưa! Hầu hết các bậc thượng thủ, thế hệ trước đều đọc tụng theo nghi thức Ngài BÍCH LIÊN phụng soạn.

                   Riêng bài VĂN TẾ nầy tôi đã năm lần bảy lượt đọc cúng tại ĐÌNH SUỐI CÁT,… Đặc biệt, tôi từng cảm ứng các vị đã lắng nghe và đã hoan hỷ hưởng thọ lễ phẩm …

VĂN TẾ

THẬP LOẠI CÔ HỒN

CUNG DUY

Bình Trị Thiên quê nhà chốn cũ

Khí anh linh hội tụ sâu dày

Sinh cơ lập nghiệp Đồng Nai

Xã nhà Xuân Hiệp dựng xây cơ đồ.

Tiết trung nguyên huyền hồ phổ độ

Thiết lễ nghi bày tỏ lòng thành

Mười phương Trời Phật chứng minh

Đàn tràng lai giáng hiễn linh ngưỡng nguyền.

Rượu ba tuần tinh truyền kính chước

Trà ba phen vị ngọt kính dâng

Trước xin kính ngưỡng thiên ân

Sau xin kính lạy tôn thần chứng tri.

Chủ tế giữ oai nghi tế hạnh

Bồi bái cùng đoan chánh thân tâm

Ba lần triệu thỉnh thiện thần

Mười phương chứng giám quang lâm độ trì

Nếp nhà được uy nghi đạo nghĩa

Cháu cùng con mạnh khỏe sum vầy

Lộc tài sung mãn tháng ngày

Hồng ân ghi tạc quý ngài chứng tri.

Nay xót nghĩ huyền vi máy tạo

Tiết trung nguyên áo não đất trời

Gió mưa bao nổi ngậm ngùi

Xót người chín suối khôn nguôi lệ lòng.

Nào những kẻ duỗi rong non biển

Vục cá tôm hay kiếm gió trầm

Nào ngờ hỏng bước sa chân

Biển non gửi lại tấm thân lạc hồn.

Người khí phách sóng cồn vũ lực

Trĩu hai vai nợ nước nợ nhà

Mũi tên làn đạn xông pha

Mộ vùi nông giữa mưa sa trận tiền.

Xót thương kẻ triền miên xuôi ngược

Đói miếng cơm chén thuốc đồng tiền

Bán buôn tần tảo dưới trên

Chân sa nước lũ thác ghềnh cuốn trôi.

Nào những kẻ gốc cây quán chợ

Lê tấm thân góc xó xin ăn

Ốm đau gục chết bất thần

Hồn vô định ấy mộ phần giờ đâu !

Lại xót kẻ yêu nhau oan nghiệt

Mẹ cha thương hơn thiệt cản ngăn

Thuốc rầy thuốc chuột đoạn căn

Bây giờ hồn dẫu ăn năn muộn rồi.

Xót thương ai tiền chuôi bạc nén

Cặp xách tay léng phéng thương trường

Súng dao du đảng chận đường

Nát thân phu trượng khói hương quên ngày.

Thảm thương người xa bay mộng ước

Lên chuyến xe xuôi ngược công danh

Nào ngờ tai nạn giao thông

Chết trong tức tưởi bần thần hồn oan.

Kể sao xiết tân toan vạn mối

Đo sao cùng những nỗi oan khiên

Nay xin thắp nén hương nguyền

Ngưỡng cầu siêu độ cảnh tiên mau về

Nào ai kẻ hôn mê sút sảo

Giọt máu rơi cây gáo gốc đa

Đoãn phần số mạng anh hoa

Nay ngôi báu cõi thiên hà về nương.

Xét gốc tội trăm đường vạn mối

Tham sân si lửa ấy trót nhen

Thiện tâm nhận đáy bùn đen

Hồn nay vất vưỡng tuổi tên khôn tường.

Hồn đọa lạc tha hương lữ thứ

Nẽo u đồ cương tỏa ngày đêm

Đọa đày nước khát cơm thèm

Không ai phụng tự biết tìm đâu nương.

Nay Bổn Hội chiêu hồn phụng cúng

Thiết lễ nghi nhật dụng kính dâng

Viên thành đạo nghĩa do tâm

Dâng lên ân đức chư thần xót thương.

Ba tuần trà nước trầm hương

Cúi xin giọt nước cành dương tẩy trần

Cúi xin chư vị thiện thần

Tiếp đưa vong thoát trầm luân u đồ

Nguyện xin vong mơ hồ lai vãng

Gạo muối nầy tài sản tư lương

Ba tuần chí nguyện khói hương

Rước hồn về cõi Tây Phương thanh nhàn

Hồn có tưởng trần gian xin hãy

Độ trì cho hết thảy ngoài trong

Lộc tài ân nghĩa thong dong

Cơ ngơi bền vững đất Đồng Nai đây.

Hội đồng hương chấp tay kính bái

Sớ kính dâng quỳ lạy tôn thần

An hòa phù độ nhân dân

Thái bình thịnh trị bội phần ngưỡng mong

Ngày 16 tháng 7 năm Giáp Tuất

Hội Ái Hữu Đồng Hương Bình Trị Thiên

CÚI ĐẦU DÂNG SỚ

HẠNH PHƯƠNG

Chấp bút

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 8932)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10137)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8945)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7830)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5649)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10339)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7152)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8462)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6979)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10074)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]