Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp, Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

14/07/202116:25(Xem: 4382)
Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp, Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp

Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp
lotus_56

            Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là  “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói:

Bắt phong trần phải phong trần.

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

            Thế nhưng lại có một học thuyết thứ hai của Đông Phương nói rằng “Đức năng thắng số”, tức những gì tốt đẹp mà chúng ta làm cho người khác sẽ cải được số trời, thay đổi định mệnh của chính mình. Thế nhưng học thuyết “Đức năng thắng số” chỉ nói về hiện tại mà không nói gì về quá khứ, về những gì mà kiếp trước người ta đã làm.

      Ngày nay câu hỏi về định mệnh hay số phận nói trên lại dồn dập tái sinh và hầu hết các giảng sư Phật Giáo đều cho đó là Nghiệp (Karma). Nghiệp là những gì gây tạo trong quá khứ khiến hình tướng, cuộc đời và cuộc sống- nói chung - số phận của một con người ngày nay nó như thế đó. Đối với các tôn giáo thờ thần thì số phận, cuộc đời của một con người không liên hệ gì tới những gì mà người đó gây tạo trong quá khứ, làm xấu làm tốt cũng như nhau. Tuân phục và thờ phượng thần linh là điều kiện duy nhất. Số phận giàu sang, đẹp xấu, hạnh phúc hay khổ đau đều do Trời hay Thượng Đế sắp đặt. Tín đồ của các tôn giáo này không tin vào kiếp trước, kiếp sau, không tin vào nhân quả, luân hồi.

      Nghiệp là quan niệm đặc thù của Phật Giáo. Nó phát xuất từ quan niệm luân hồi. Trong vũ trụ này, không có cái gì bị diệt mất và sẽ tái tạo dưới một hình thức khác khi hội đủ nhân duyên. Nó giống như Định Luật Bảo Toàn Năng Lượng của khoa học. Nghiệp đi theo con người như bóng với hình. Nghiệp là hình. Còn chúng ta như thế nào là bóng. Hình thế nào thì bóng như thế. Hình đi đâu, bóng đi theo đó. Nghiệp chuyển động liên tục theo dòng thời gian dài vô tận cho đến khi con người tu hành đắc quả Phật, Bồ Tát, A La Hán, Bích Chi Phật. Lúc đó mới chấm dứt được sự chuyển vận hay luân hồi của Nghiệp.

Thế nhưng bên cạnh Nghiệp, Đức Phật còn nói về Nhân Duyên hay Duyên Khởi. Đây là giáo lý tuyệt vời và vô cùng khoa học. Lý Duyên Khởi là khởi nguyên của khoa học. Phân tích một cách tường tận, dù con người thừa hưởng một thiện nghiệp, đừng tưởng sinh ra là hoàn toàn hạnh phúc. Khi chúng ta vừa lọt lòng mẹ đã phải tiếp xúc với một thế giới diễn biến từng giờ từng phút và bị tác động. Những tác động này gọi là Duyên. Chẳng hạn, một người thừa hưởng một phúc nghiệp như thế nào đó, sinh ra trong một gia đình giàu có, mặt mũi xinh đẹp, nuôi dưỡng đầy đủ. Thế nhưng đất nước lúc đó lại lâm vào một cuộc đại chiến khiến thành phố bị hủy diệt và đã chết trong bom đạn. Như vậy, dù là một thiện nghiệp nhưng gặp một duyên xấu quá lớn vẫn có thể gặp thảm họa như thường. Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 khiến 200,000 người chết đâu phải tất cả mọi người ở đây đều là kẻ xấu, hay mang ác nghiệp?

     Hiện nay tại Gia Nã Đại và Việt Nam đã có một hai giảng sư nói rằng phải tu nhiều đời, nhiều kiếp mới được sinh ra ở Hoa Kỳ siêu cường của thế giới, nơi mà con người đẹp đẽ, phúc lợi xã hội dồi dào, văn minh, tiến bộ nhất hành tinh này. Ý nói sinh ra ở các quốc gia khác là bất hạnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao tại đây lại có không biết bao nhiêu cô gái đẹp còn hơn cả công nương, công chúa nước Anh, mới 13,14 tuổi đã nghiện ngập ma túy, hành nghề mãi dâm hay đóng phim dâm ô, lõa thể để mưu sinh. Theo thống kê năm 2021 của National Center for Drug Abuse Statistics, học sinh Lớp 8 sử dụng ma túy tăng 61% giữa năm 2016-2020. Lớp 12 có 62% học sinh uống rượu. 50% trẻ vị thành niên đã sử dụng ma túy một lần. 43% sinh viên đại học sử dụng chất bị cấm. 86% trẻ vị thành niên biết ai là người hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong giờ học. Rồi còn nạn gái vị thành niên mang bầu. Theo thống kê năm 2017, có khoảng 194,377 trẻ em sinh ra từ người mẹ vị thành niên từ 15-19 tuổi.

 Tại sao thiện nghiệp, tu nhiều đời nhiều kiếp mới được sinh ra ở một quốc gia tươi đẹp văn minh như thế này lại biến thành thảm họa? Có phải duyên xấu hay cảnh ngộ đã tác động và giết chết thiện nghiệp? Như thế khi nói về Nghiệp cùng lúc phải nói về Duyên hay Nhân Duyên hay Duyên Khởi nếu không sẽ bế tắc hoặc thiếu xót và không giải thích được số phận của một con người.

Theo tôi nghĩ Nghiệp vẫn bị chi phối bởi Luật Vô Thường. Điều đó có nghĩa là Nghiệp vẫn có thể thay đổi, dứt sạch hay trầm trọng thêm do tác động của Nhân Duyên. Nếu Nghiệp mà thường hằng, không biến đổi thì Luật Vô Thường sai.

Nghiệp thuộc về quá khứ, còn duyên thuộc về hiện tại. Khi con người chưa tái sinh, nó ôm ấp lấy nghiệp. Khi vừa tái sinh nó phải tiếp xúc ngay với ngàn vạn duyên, tác động vào đời nó gọi là Duyên Khởi khiến chi phối cuộc sống, đầu óc và có thể thay đổi cuộc đời của nó tức nó có thể chuyển nghiệp hoặc làm cho nghiệp trầm trọng thêm. Nhưng trước khi xem duyên có thể tác động vào nghiệp như thế nào, chúng ta thử xem Nghiệp là gì. Hiện nay chữ Karma (Nghiệp) rất phổ biến trên báo chí Hoa Kỳ.

Có thể nói, thế gian này có bao nhiêu khổ đau, bất hạnh thì có bấy nhiêu nghiệp. Thí dụ:

-Nghiệp khiến đầu óc u tối hoặc chỉ sống với cảm tính, bản năng mà không có trí tuệ.

-Nghiệp phải sinh ra từ một quốc gia đầy thù hận, chia rẽ, xuống đường biểu tình đập phá liên miên, súng đạn đầy nhà, con nít ba bốn tuổi đã biết bắn súng, xung đột giết người như trò chơi, xã hội vô cùng bất an.

-Nghiệp không được học hành tới nơi tới chốn, phải bỏ học để lao vào chốn chợ đời  hoặc nơi biên địa không có trường học.

-Nghiệp bị tà đạo khuyến dụ hoặc cưỡng bách, không biết gì tới chánh đạo. Hung ác tưởng thiện lương, hận thù tưởng chân lý, giết người tưởng chiến thắng, hoang đường tưởng thực tế, cãi lộn tưởng mình hay.

-Nghiệp phải sinh ra từ một gia đình nghèo, cha mẹ chết sớm hoặc chia lìa. Cô nhi hoặc cô đơn từ thuở chào đời.

-Nghiệp phải sinh ra từ một gia đình cha mẹ không hòa thuận, đánh chửi nhau giống như một địa ngục.

-Nghiệp phải làm tôi tớ, nô lệ cho người ta như giai cấp Thủ Đà La/Tiện Dân/Dalit ở Ấn Độ và người Da Đen ở Mỹ trước khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ.

-Nghiệp chướng phải đi ăn mày và coi đây như một nghề để sinh sống.

-Nghiệp phải làm nghề buôn hương bán phấn, gái gọi, vũ nữ thoát y, người mẫu phô bày thân thể, đóng phim dâm ô.

-Nghiệp phải chạy vạy suốt đời không đủ miếng cơm manh áo.

-Nghiệp sa vào cờ bạc, tổ chức cờ bạc, xì-ke ma túy, buôn bán hoặc chuyển vận ma túy cuối cùng tán gia bại sản, gia đình tan nát, vào tù hoặc tử hình.

-Nghiệp khiến làm nghề tú bà (má mì), cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn.

-Nghiệp phải làm ma men nghiện rượu, say sưa tối ngày, mắng chửi vợ con, bê tha không còn tư cách và trở thành cục nợ của gia đình.

-Nghiệp sinh ra bất mãn với mọi thứ, không hài lòng với bất cứ chuyện gì trên cõi đời này.

-Nghiệp phải chết dữ (hung tử) như chết đâm, chết chém, chặt đầu, treo cổ, xử bắn, tiêm thuốc độc hay lên ghế điện.

-Nghiệp sinh ra đã bị khuyết tật, tàn phế như đui, mù, câm điếc, cụt tay, cụt chân, dị dạng, đầu óc bất bình thường.

-Nghiệp khiến mắc phải những bệnh dị thường y học bó tay.

-Nghiệp sinh ra là người không đến nỗi xấu xa, có tiền có của, có địa vị, có nghề nghiệp nhưng lại là con người luôn nói lời hung dữ, cay nghiệt, chụp mũ, chửi rủa, mắng nhiếc, chuyện gì cũng dính vào như ta đây là người hiểu biết thông thái. Đây là khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp làm ly tán gia đình, vợ chồng con cái đau khổ. Ác khẩu giống như tra tấn, khủng bố tinh thần hay đấu tố người ta vậy.

-Nghiệp sinh ra vốn là người vô học, không có nghề để sinh sống bèn sống bắng chiêm tinh, bói toán, xem quẻ, bùa chú, phong thủy, địa lý, dùng ma qủy để lường gạt con người, gây hoang mang, lo sợ, có khi phá nát cuộc đời của người ta. Đây là nghiệp dữ vô cùng đáng sợ. Cuối cuộc đời, các người sống bằng nghề bói toán đều chẳng ra chi.

-Kiếp trước làm nghề cho vay cắt cổ (bây giờ gọi là tín dụng đen) kiếp này con nợ đầu thai thành con, đối xử tệ bạc, đánh chửi và đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là sự báo oán.

            Khi con người tái sinh, nghiệp không tác động một mình mà phối hợp cùng với duyên. Chúng ta thử xem duyên và nghiệp tác động tới nhau như thế nào:

1) Duyên lành nhỏ không thể chuyển được nghiệp

            Đi chùa, ăn chay tụng kinh niệm Phật, cúng tiền cho các chùa, thế nhưng tai họa vẫn đến, vẫn cứ nghèo, vẫn cứ khổ. Nguyên do tại đâu?  Nguyên do chỉ vì các hành động trên chỉ là tín ngưỡng, cầu phước mà tâm thức không hề chuyển hóa. Những người như thế chắc chắn tâm tính tình vẫn chẳng hiền hòa, khẩu nghiệp vẫn nặng, vẫn tham-sân-si thì dù có đi chùa thêm vài chục năm nữa thì vẫn cứ như thế. Xin nhớ cho, nghiệp chỉ có thể chuyển hóa bằng tâm lành, tâm nhẫn nhục, tâm vị tha, ngộ được lý Vô Thường chứ  không bằng hình tướng hay cầu nguyện. Rồi các cô gái sống bằng nghề buôn hương bán phấn. Có thể có những cô đã từng đi chùa, nghe pháp hoặc nghe lời khuyên bảo của bạn bè. Thế nhưng tại sao lại không thoát được cái nghiệp nhơ bẩn này? Có lẽ các cô không dám chấp nhận làm các nghề lao động tay chân như người ta và nhất là không có nghị lực. Không quyết tâm, không thấy xấu hổ khi cuộc đời mình cứ chìm đắm mãi trong nhơ nhuốc thấp hèn - thì làm sao thoát được nghiệp? Phải chuyển nghiệp bằng sinh mệnh quyết tử, bằng cần cù, nhẫn nại bằng gian khổ chứ không phải nói suông hay dỡn chơi. Nghiệp như một tảng đá, búa nhỏ làm sao đập vỡ được?

2) Duyên lành lớn chuyển được nghiệp

            Trong cuộc đời hoằng hóa của Đức Phật có những giai thoại chuyển nghiệp thật hy hữu như sau: Phật hóa độ cho ông Angulimala đã giết chết 99 người và chỉ chờ giết thêm một người nữa để có phép thần thông. Nếu không phải là Phật mà là một người khác tới đây, kể cả mẹ ông, chắc chắn đã bị ông chém chết rồi. Rồi Đức Phật hóa độ và thu nhận ông Ni Đề - người làm nghề gánh phân là nghề thấp hèn nhất Ấn Độ thời bấy giờ làm đệ tử. Nếu là một người khác, dù có nói gì đi nữa thì ông gánh phân này vẫn thấy rằng mình là kẻ thấp hèn vì làm nghề thấp hèn. Chỉ có Phật chỉ ra cho ông thấy không có nghề nào thấp hèn vì “pháp Phật không hề có thấp cao” và ông đã đại ngộ và chuyển nghiệp. Rồi cô con dâu của ông Cấp Cô Độc là một ác phụ chuyên chửi bới và mắng nhiếc chồng. Dù ông Cấp Cô Độc là bố chồng, là tỷ phú mà cô này vẫn không nghe. Thế nhưng chỉ một thời pháp ngắn của Phật, cô đã giác ngộ, chuyển hóa từ một con dâu hung dữ, từ bỏ khẩu nghiệp, ác nghiệp và biến thành một cô con dâu hiền thục. Rồi Phật hóa độ cho Vua A Xà Thế giết cha để đoạt ngôi báu. Nếu là một người khác, không đủ uy đức thì ông vua này chẳng những không nghe mà còn đem chém đầu.

            Điều này cho chúng ta thấy, búa nhỏ không thể đập vỡ được tảng đá. Một vài giọt nước làm sao tẩy trắng được bình mực? Với một nghiệp chướng sâu dày thì một cơ duyên lớn, một uy đức lớn, một cơ hội lớn mới có thể chuyển được nghiệp cho người khác. Uy đức nhỏ và chưa hội đủ cơ duyên thì có nói gì thì cũng như “Nước đổ đầu vịt” uổng công, vô ích. Cũng như một kẻ suốt đời làm chuyện hung ác, lúc chết có mời cả trăm tăng ni tới cầu siêu thì chỉ là cầu siêu cho thân nhân, làm yên lòng thân nhân chứ làm sao “siêu độ” cho ông ác này?

Nói tóm lại muốn có hạnh phúc không phải chỉ quán chiếu vào đời trước mà phải nhìn vào đời nay. Ngày nay với đà văn minh tiến bộ, mọi biến cố từ khắp hành tinh  có thể tác động vào con người mà Phật Giáo gọi là “Trùng Trùng Duyên Khởi”. Một ý tưởng đẹp, đạo đức tu cả đời chưa thành. Nhưng một ý niệm xấu, một hình ảnh xấu sẽ tác động ngay tới người xem. Nếu không có bản lĩnh, không có “pháp nhãn, tuệ nhãn và Phật nhãn” để biết đó chỉ là trò huyễn hóa , nhố nhăng…thì sẽ bị tác động, tha hóa  rồi nhận chìm cuộc đời mình. Do đó:

-Cá nhân phải luôn luôn giữ gìn chánh niệm. Đừng ỷ y mình có thiện nghiệp, có phước báu. Phải luôn luôn cảnh giác tránh xa kẻ xấu ác, chỗ tụ họp ăn chơi không lành mạnh, tránh dính líu vào ác hoạt động phi pháp.  Mất cảnh giác là tai họa đến liền, lúc đó đừng đổ thừa cho nghiệp mà hãy đổ thừa chính mình. Mình mạng số tốt nhưng giao du với kẻ mang nghiệp xấu sẽ “chết “ chung với kẻ xấu vì cộng nghiệp. Mình không phải là kẻ du thủ du thực, nhưng ngồi ăn nhậu với một băng đảng tại nhà hàng. Băng đảng khác tưởng mình là đồng bọn, có đâm chém mình cũng là chuyện thường. Tu hành vài chục năm nhưng “bén duyên” với nữ sắc, rung động vì tiền bạc thì bao nhiêu công đức tu hành trong đời trước và đời nay tiêu tan. Tại đây, thiện nghiệp, phước báu đã bị chướng duyên, duyên xấu đánh gục.

-Phải tạo một không khí yêu thương, đùm bọc trong gia đình. Đừng tạo nghiệp dữ trong gia đình. Gia đình là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng yêu thương, giáo dục. Đừng biến gia đình thành địa ngục. Mọi gia đình tốt lành thì xã hội tốt lành. Xã hội tốt lành thì đất nước sẽ tốt lành. Cả đất nước tốt lành thì cộng nghiệp tiêu tan, hạnh phúc thấy ngay. Hiện nay đại dịch Corona/Covid-19 đang là cộng nghiệp của nhân loại. Chúng ta cần bình tĩnh, chung sức, tuân thủ mọi quy định của chính phủ, đùm bọc, hy sinh trong giai đoạn khó khăn để thoát qua cơn đại nạn

-Phải tạo một không khí thân ái, đoàn kết trong  cộng đồng. Sự yêu thương thoa dịu mọi bất hạnh, khổ đau tức giải nghiệp. Hoạt động thiện nguyện, tham gia các diễn đàn cải thiện cuộc sống. Phải giảm bớt các hoạt động giải trí không lành mạnh như vũ trường, phòng trà, bia ôm, nhậu ôm, đấm bóp (spa), các chỗ chơi gảmes…những thứ này là mồ chôn của tuổi trẻ, tạo nghiệp dữ cho nhiều thế hệ mai sau. Các khóa tu mùa hạ, khóa tu một ngày dù chưa giải được nghiệp nhưng nó là mầm mống tốt sau này. Gieo duyên tốt sẽ có ngày hái quả tốt.

-Phải giữ gìn cho được một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Đất nước có chiến tranh thì bao người chết oan dù nghiệp số tốt như thế nào đi nữa.

            Cuối cùng ngắn gọn lại: Muốn chuyển nghiệp phải tu tâm, làm việc thiện, giữ gìn chánh niệm và tránh xa người xấu, hoạt động xấu và tổ chức xấu. Luôn luôn khiêm tốn, nhìn thấy rõ thế gian này là ảo ảnh vô thường, hạnh phúc hay khổ đau cũng chỉ là huyễn hóa. Tất cả rồi sẽ qua đi. Khi tâm ổn định, trí tuệ sáng suốt và quyết tâm sẽ chuyển được nghiệp.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 13/7/2021)



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2022(Xem: 2683)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
15/09/2022(Xem: 3361)
TIỄN BẠN Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Ừ thì bạn đi trước Mình rồi cũng theo sau U70 đã cạn Ai cũng đã bạc đầu
07/09/2022(Xem: 3387)
Cái tôi" là một sự cảm nhận về con người của mình, một thứ cảm tính giúp mình nhận biết và phân biệt mình với kẻ khác và môi trường chung quanh, tức là thế giới. Qua một góc nhìn khác thì chính mình và thế giới sở dĩ hiện hữu là nhờ vào sự cảm nhận hay cảm tính đó về cái tôi của chính mình. Theo cách nhận định đó thì "cái tôi" không phải là quá khó hiểu, thế nhưng chúng ta lại thường hay thổi phồng "cái tôi" đó và phóng tưởng nó xa hơn, biến nó trở thành một cái gì khác quan trọng và rắc rối hơn, khiến cuộc sống của mình cũng trở nên phức tạp hơn.
02/09/2022(Xem: 6214)
CHÁNH PHÁP Số 130, tháng 9 2022 Hình bìa của MoeRasmi (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NẮNG HẠ NHÂM DẦN - 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
31/08/2022(Xem: 3800)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 3280)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 5799)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 4213)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
11/08/2022(Xem: 3916)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 5431)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]