Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những bản văn căn bản của PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

12/07/202109:10(Xem: 5963)
Những bản văn căn bản của PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN



phat nhat ban

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Quellentext des japanischen Amida-Buddhismus
Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck
Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt có so sánh với tiếng Nhật
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
và Quý Phật Tử Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu Ấn hành, 2012
Nhung-ban-van-can-ban-Tu-Tuong-Tinh-Do-Tong-Nhat-Ban-001

Lời nói đầu của Hans–Joachim Klimkeit

            Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo. Một sự miêu tả thấu đáo về hiện tượng kia, cơ cấu kỳ lạ và định luật của cuộc sống (Stuttgart 1959), thêm vào giữa điểm hình học đã “đòi hỏi” và “thỉnh cầu” của Tôn Giáo đã phân biệt với nhau và để cuối cùng ông đã kể lại về sự khám phá của Otto về “Tôn Giáo với lòng nhân từ Visnu của Ấn Độ”; tuy vậy cũng như Phật Giáo Tịnh Độ của Nhật Bản đã được ông ta viết một bài về “Luther và Phật A Di Đà” (1936) và ông cũng đã tạo ra nhiều đề tài trong những buổi giảng cũng như sự thực hành của ông. Tuy vậy những bài viết căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, do Pháp Nhiên sáng lập “Tông Tịnh Độ”, mà Thân Loan đã lập lại thành Tịnh Độ Chân Tông và Nhứt Biến đã lấy làm căn bản của Thời Tông đối với những độc giả người Đức rất khó tìm đến được. Những nguồn tài liệu quan trọng cho đến nay chỉ là những dịch phẩm của Hans Haas, (Đức Phật A Di Đà nơi quy ngưỡng của chúng ta) (Göttingen 1910) nhưng vẫn còn mang hình thức ngôn ngữ đặc điểm tiếng Đức của Luther. Hans Haas, người truyền giáo Nhật Bản thuở ấy cũng đã nỗ lực tối đa cho công việc dịch thuật. Thể theo sự thật nầy luôn luôn là đề tài được đáp lại trong sự nghiên cứu về khoa học tôn giáo. Chính sự lặp lại nầy đã chứng minh được tính đáng tin cậy của tiếng Nhật và những nhà khoa học về Tôn Giáo cần sự dịch giải mới cho những bài văn quan trọng. Sự xác tín ấy vì thế được mở bày, có thể tìm thấy ở nhà Nhật Bản học trẻ tuổi Christian Steineck qua việc hoàn thành công tác nầy; chính ước muốn của ông ta và trong hoàn cảnh có thể, tác phẩm nầy được ra đời. Hội Liên Hiệp Văn Hóa Nhật Bản - Đức tại Köln đã sẵn sàng tài trợ cho việc dịch thuật và in ấn. Không chỉ đối với dịch giả mà ta còn cám ơn chung cả Hội cho công trình thực hiện việc nầy. Ngoài ra tác phẩm của Haas cũng còn những bản dịch khác về Tịnh Độ; nhưng còn cho thấy rằng sự thu thập bài vở trình bày nầy có tính cách tiêu biểu của một tác phẩm. Không những chỉ riêng cho việc dịch thuật mà Christian Steineck còn tuyển chọn những bản văn nữa. Với ông ta những bài nào cần thì bình luận và ông đã nghiên cứu qua sự dẫn nhập tổng thể về vị trí lịch sử Tôn Giáo của 3 tông phái Tịnh Độ trong sự phát triển của đạo Phật. Ông ta cũng đã đề cập đến những người đi trước Pháp Nhiên, Thân Loan và Nhất Biến tại Trung Quốc và như vậy đã tóm lược một chương về lịch sử Tôn Giáo Đông Nam Á Châu đã được cho thấy, mà thông thường chỉ có những nhà chuyên môn mới tìm đến được. Bản dịch tiếng Đức nầy cần thiết cho việc nghiên cứu quốc tế về Phật Giáo Tịnh Độ. Những tác phẩm như sự nghiên cứu của Alfred Bloom, Shinras Gospel of Pure Grace (Tucson, Arizona 1968) hoặc của Martin Kraatz đã được xuất bản. Bài giảng Joachim– Wach của Takeo Ashizu và Shizuteru Ueda về “Luther và Thân Loan – Eckhart và Thiền” (Köln 1989), chỉ nói lên hai tiêu đề, chứng minh cho sự tiếp tục hứng thú của ngành về khái niệm của tài liệu nầy. Tuy vậy những độc giả vui thích về khoa học Tôn Giáo tổng quát cũng sẽ có được điều lợi ích qua lối dịch mới mẻ đáng tin tưởng về tiếng Nhật.


Bonn, tháng 9 năm 1996
Hans-Joachim Klimkeit

pdf-icon
Nhung-ban-van-can-ban-Tu-Tuong-Tinh-Do-Tong-Nhat-Ban

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9475)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 9080)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 6717)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 7886)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
10/04/2013(Xem: 19715)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
10/04/2013(Xem: 5893)
Ai đã từng đi trong mưa, gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khát khao chuyển mình.
10/04/2013(Xem: 8410)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
10/04/2013(Xem: 7590)
Đi trên quảng đường dài, bằng phẳng, chắc chắn, kỹ thuật cao này từ Perth đến Broome, từ Broome đến Darwin, rồi từ Darwin của miền Bắc Úc.
10/04/2013(Xem: 7641)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân.
10/04/2013(Xem: 7201)
Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]