Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải - Tập 2

03/07/202111:43(Xem: 16562)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải - Tập 2

MẬT TÔNG KIM CANG THỪA CHÚ GIẢI
PHẬT GIÁO PHẠN HÁN VIỆT CHÚ NGỮ TOÀN THƯ
TẬP 2

Mat-Tong-Kim-Cang-Thua-Chu-Giai-Tap-2


Lời Thoại Đầu

             Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.

                     Kim Cang Thừa còn gọi là Bí Mật Đại Thừa, Kim cang là kim cang chử(chày kim cang), cũng là vũ khí cầm tay của Ấn Độ giáo Nhân Đà La Thần,Phật giáo xưng là Đế Thích Thiên(indriya), có ý nghĩa là kiên cố bất hoại và tối phá tất cả chướng ngại. Nên Kim Cang Thừa có quan hệ mật thiết với Ấn Độ giáo, vì phần đông dân Ấn Độ tin vào Ấn giáo, tin vào thần chú mantra , thực hành thiền định du già yoga, phô diễn thần thông. Trong kinh Vệ Đà còn nhiều ấn tích và lưu trữ như âm om và namah, nhiều cách cầu nguyện và thần chú. Sau 500 năm, Đức Phật nhập diệt, không có ai có thể chinh phục được Bà La môn giáo và thần dân Ấn độ, Đễ chinh phục và làm được điều này, là lưu truyền Phật giáo vào lòng dân ân độ, nhiều vị Bồ Tát đã y theo tiên tri của Đức Phật, mới khai bảo tạng mà Đức Thích Ca đã thuyết giảng, đã được lưu trữ trong Đại Bảo Tháp Đà La Ni, cho phù hợp với dòng truyền pháp hợp thời đại ấy,chính là các kinh đà la ni. Bảo tháp đó chứa đựng các kinh ấy, là do Kim Cang Thủ Bồ Tát viết lại các bộ kinh về mantra và sadhana(nghi quỹ) do Đức Phật thuyết.

     Về phương diện kinh điển, cấu trúc các bộ kinh chú, cũng có một số phần tương đồng với bà la môn giáo. Nhưng về phương diện ý nghĩa và thực hành pháp thì khác nhau rất rõ ràng. Bà la môn là quay về với tự thể của đấng tạo hóa là Tự Tại Thiên.Còn về Phật giáo mật thừa là quay về với bản tánh không bẩm sanh là đại ấn, thông qua phương tiện thần chú thông linh, tổng nhiếp thân khẩu ý tam mật thanh tịnh,kích thích tâm giác ngộ đã có, trở lại tâm tánh bản nguyên vô sanh vô diệt, bất khứ bất lai, thành tựu Phật quả. Đây cũng là Tổng chỉ của Kim Cang Mật Thừa nói chung, còn các thừa khác cũng như vậy. Nên trong Mật Thừa cũng có Đại Thừa và Thanh Văn Thừa, chỉ khác nhau ở cách trình bày giáo lý, giống nhau cùng một điểm đến là thành Phật.

      Về phương diện bí mật, đây là pháp môn bất khả tư nghị, bất khả đắc,các câu thần chú thông linh nhìn nó thì đơn giảng và khô khan, nhưng trong cấu trúc câu thần chú, và nghĩa thì thậm thâu sâu lắng. Chỉ cần một chữ om, thì có thể thâu cảm tam thiên đại thiên thế giới, và tổng nhiếp tất cả mười phương chư Phật.Như chữ hùm, có thể làm cho tất cả vị vua trời và thần quỷ quy phục,như hùm lửa năng trừ thiêu đốt tất cả tội từ vô thỉ đế hiện tại,hùm nước có uy lực làm thần long phun nước, mưa xuống mọi nơi khô hạn,hùm đất thì làm cho phú quý,cuộc đời tài vật sung túc…………………Ai muốn đạt được những lăng lực ấy, thì phải qua một vị Kim Cang Sư (thầy) truyền dạy, và thực hành với những pháp môn và nghi thức đã được chỉ dạy. Tôi xin nói thật phần đông đệ tử học pháp bây giờ, không ơn không nghĩa, nói nặng là không y giáo phụng hành. Họ học được một tí gì đó, tự phụ tự đắc ,cống cao ngạo mạng, nghĩa lý các thừa thì không dung thông, ngôn ngữ Phật học thì không thông, nói thì nhiều thực hành thì không có………Nên nhiều Vị Cao Tăng ,Kim Cang Sư đã đem đi tất cả sự tu hành thành tựu một đời về cõi Niết Bàn. Họ không phải là ích kỷ, mà con người học trò bây giờ, họ không có tâm(đạo đức), họ biến pháp biến thành kiến thức, hay là một món hàng kinh doanh, làm lợi ích cho chính họ, không vì lợi ích cho mọi người sau này. Nên ai muốn học Kim Cang Thừa, thì phải phát thề nguyện, kính Thầy như kính Phật, nhờ có Thầy chúng ta mới biết Phật Pháp Tăng. Thầy là Thầy của các vị Phật trong ba đời, nên người đệ tử phải quy kính và phụng dưỡng Thầy như cha mẹ chính mình. Đây là đạo đức của Phật giáo nói chung và Kim Cang Thừa nói riêng, hiện nay chúng ta đang mất dần nền căn bản đạo đức ấy!

      Mật Tông Kim Cang Thừa chú trọng về giáo lý khẩu truyền,là thầy truyền lại cho trò bằng khẩu quyết(lời nói).Giáo lý đức Phật dạy thâm sâu vô tận như đại dương không bờ bến,người học pháp khó mà đốn nhận được,mà chỉ có vị Thầy họ đã học và tích lũy kinh nghiệm thực hành pháp thành tựu.Những tinh hoa khẩu quyết của vị thầy như ngọn đèn soi sáng trí u ám của đệ tử,làm bừng sáng trí tuệ,chỉ dẫn người đệ tử nhập môn theo thứ tự tu hành ,sẽ nhanh chóng thành tựu.

       Về phương diện tu trì, Mật Tông Kim Cang Thừa có những quy luật về đạo đức và giới nguyện(samaya) tu hành. Người nhập đạo,phải quy y Kim Cang Thượng Sư(thầy), quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng, thọ nhận 5 giới; 8 giới; thập thiện giới ;250 giới; cho đến Bồ Tát giới. Giới nguyện là phần quang trọng không thể thiếu,  như kim chỉ nam cho sự thành tựu, những phát nguyện như:tâm từ bi hỷ xả cứu chúng sanh;không não hại chúng sanh;không phản Thầy phụ bạn; không buôn bán pháp trục lợi(như lập đàn bao nhiêu tiền?cúng bao nhiêu tiền?………..),không sử dụng tà pháp (thư ;yếm) hại người và chúng phi nhơn (phá đình miếu) ;không cống cao ngạo mạng, tự phụ ta đây; nuôi dưỡng tâm đại bi đức hạnh và phát triển trí tuệ thành tựu chánh giác. Người hành trì không tuân theo giới nguyện này thì sẽ bị nhiễm ô, làm cho những Hộ Pháp sẽ tránh xa,hóa thần Bổn Tôn không xuất hiện,mạn đà la(đàn tràng)bị ô uế,người thực hành rỗng không,không thành tựu.

      Người tu Kim Cang Thừa phải biết phân giờ dương âm ,như 4 giờ sáng đến 1 chiều là giờ dương ,là giờ của Chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng Chư Thiên Thần vận hành.1 giờ chiều đến đầu 4 giờ sáng là giờ âm,là giờ của ma vương quỷ vương và tất cả loại ma quỷ phi nhơn vận hành. Và giờ chánh dương là 11giờ trưa đến 12 giờ, là Chư Phật Bồ Tát Thánh Thần thọ thực. Giờ chánh âm 12 giờ khuya đến 1 giờ sáng Thiên Ma Quỷ Vương hồi sanh, là chúng mạnh nhất. Theo triền thống Đạo Gia Trung Quốc và các thầy luyện bùa chú, quan niệm rằng luyện tu thiền vào lúc 12 giờ khuya đến 1 giờ khuya, là giờ âm dương giao hợp,sẽ có uy lực thần thông. Đây là một sự ngộ nhận sai lầm lớn, vì tất cả loại quỷ ma điều tồn tại dưới dạng khí, khi hành thiền hô hấp không khí vào giờ này, quỷ ma vương sẽ theo đường hô hấp đi vào thẳng người đó, chiếm đạt tâm thức và các huyết mạch khác (bát mạch cửu khiếu). Người đó có thần thông trong tiên tri, cầu đảo bùa chú ấn lệnh và sai âm binh ma quỷ phi nhân, không phải là thần thông của bản thân họ mà chính là thần thông của ma vương quỷ vương ẩn hình trong người đó. Lúc đó họ làm thầy rất giỏi,làm đâu thắng đó ,nhưng chỉ một lúc, và để lại nhiều di chứng …như bệnh tật và chướng ngại cho mọi người. Lúc ấy, trên Chư Phật Bồ Tát đã nhìn thấy con ma quỷ mượn xác người gây hại cho chúng sanh trong người ấy rồi, liền sai Kim Cang Thần đến nơi,thâu bắt ma quỷ ấy,bỏ vào núi Thiết Vi,người ấy làm thầy hết linh……….., và thọ nhận nhân quả cho những hành động đã làm.Vì vậy Quý vị nên tham thiền quán tưởng niệm kinh chú vào giờ dương là tốt nhất trên có chư Phật Bồ Tát

    Thánh Chúng hộ trì. Vào giờ âm chỉ có tụng kinh chú và niệm Phật to tiếng, cho pháp giới âm linh nghe kinh tu tập, tuyệt đối không hành thiền quán tưởng vào giờ âm, dù tu chánh đạo cũng thành tà đạo, vì giờ này chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng an nghỉ, không hộ trì,ma vương quỷ vương sẽ chiếm tâm thức,ngay cả người tu hành chân chính cũng không tránh được, nếu người đó tu sai giờ. Người tu sai giờ, tâm tính thay đổi bất thường,s ẽ đi lầm đường,tham tiền của quý……..vv…..gây nhiều lầm lỗi trái đạo.Đây là khẩu quyết rất quang trọng,quý vị cần nhớ lấy.

   Vào thời đại đen tối ,Bồ Tát Liên Hoa Sanh duy ngôn:Thiết điểu phi không(máy bay bay vào không trung), thiết long nhập hải(tàu ngầm đi trong lòng đại dương). Thế giới nhân sanh khủng hoảng, chiến tranh thiên tai bệnh dịch trùng trùng sanh khởi,sự tàn phá dữ dội thiên nhiên của con người, với bằng tay khoa học hiện đại. Sự phá vỡ cam kết các thệ nguyện của chúng sanh đối với các đấng thiêng liêng thần bảo hộ. Như thần biển,thần sông, thần núi, thần cây, thần lửa và thần gió, họ không đồng lòng thủ hộ con người, khi con người tàn phá họ, …….như phá rừng phá núi, khai thác khoáng sản…..vv…….Vậy thế giới hôm nay, chúng ta phát triển hoa lệ, nhưng tàn phá thiên nhiên là không bù đắp được, nên chúng ta phải chấp nhập những tai họa thiên nhiên mà chính chúng ta tạo ra.

       Hiện trạng thế giới hôm nay phủ đầy sắc khí u ám,đây là nhân chứng cho chúng ta,đã phá đi các samaya thệ nguyện minh ước. Pháp môn Kim Cang Thừa là sự liên kết thần lực giữa con người với các Đấng Bảo Hộ, qua những cầu nguyện cam kết thệ nguyện samaya, qua những câu thần chú làm phương tiện kết nối(thông linh), qua âm thanh thần bí làm những minh ước, qua Hóa Thần Bổn Tôn làm cho những vị Thần Bảo Hộ được an vui, qua mạn đà la(mandala) rửa sạch nghiệp chướng của thế giới chúng sanh đã tạo. Chúng ta phải cố gắn tu tập, qua con đường thực hành giáo pháp,đi lên với đạo đức. Cầu nguyện Các Đấng thiêng liêng, Chư Phật Bồ Tát và Các Thần Kim Cang Hộ Pháp Bảo Hộ , đánh tan những che chướng, dập tắt các chướng nạn,ngăn chặn các thế lực ác, sẽ làm cho thế giới an vui hòa bình, chúng sanh được hạnh phúc.

Kính lời
Kim Cang Sư
Tk.Thích Linh Quang
pdf-icon

Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải - Tập 2



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 4444)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9386)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 5904)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
01/02/2021(Xem: 7256)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
29/01/2021(Xem: 5905)
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không? Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo. Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
28/01/2021(Xem: 6495)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6527)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5662)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 4008)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 4100)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]