Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Còn Đem Theo Gì ?

01/07/202117:13(Xem: 3916)
Còn Đem Theo Gì ?
duc the ton 2a


CÒN ĐEM THEO GÌ …


Thích Nữ Huệ Trân



              Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận.

            Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch.

Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ.

Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian.

Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đọng 7 phẩm cương lĩnh trong 28 phẩm từ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, gồm:

Phẩm Tựa – thứ nhất

Phẩm Pháp Sư – thứ 10

Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất – thứ 15

Phẩm Như Lai Thọ Lượng – thứ 16

Phẩm Phân Biệt Công Đức – thứ 17

Phẩm Phổ Môn – thứ 25, và

Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – thứ 28.

Phật tử các Đạo Tràng Pháp Hoa, khoan thai chậm rãi trì tụng Bổn Môn Pháp Hoa Kinh, từ nguyện hương tới hoàn kinh chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ. Thưa vâng, chỉ 60 phút, nếu giữ tâm chánh niệm  thì có thể thọ nhận được hạnh phúc vô biên vì Văn Kinh đã được truyền đạt qua Ý Kinh, từ những phẩm tiêu biểu  nhất.

Hành giả may mắn được Sư Cô trong một Đạo Tràng Pháp Hoa tặng cho một bổn. Nâng cuốn kinh mỏng, khổ giấy 4 rưỡi X 7 inch trên tay mà cảm động xiết bao trước tâm nguyện nhiệt thành hoằng pháp của Chư Tôn Đức.


Khi trì tụng Bổn Môn Pháp Hoa Kinh vào mỗi thời công phu sáng  trong một lần phát nguyện nhập thất, hành giả đã cảm nhận niềm hạnh phúc an lạc, nhẹ nhàng như có làn gió từ không gian Linh Thứu năm xưa thoảng tới. Những thời công phu chiều, khi tụng kinh A Di Đà thì niềm hạnh phúc lại rõ hơn khi tiếng niệm Phật bỗng lung linh nét chữ trong một đoạn của Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát:

   “ … Tất cả trí nhân

Cần nên suy nghĩ

Những gì đáng quý

Trên cõi thế gian

Đến lúc mạng chung

Còn đem theo được

Rồi nên tích cực

Đúng pháp tu hành …”

Sự kết nối tự nhiên và thuần khiết này, như tình cờ mà thực chẳng tình cờ vì Phật thuyết nhất ngôn, chúng sanh tuỳ loài giải. Căn cơ chúng sanh chẳng đồng, nên trong kinh điển mới có con số tượng trưng là 84 ngàn pháp môn.

Người tu thiền khi vào Định có khác người tu Tịnh Độ khi niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn không?

Điều này, nhiều vị giảng sư đã khai triển, đã giảng dạy, hầu giúp giải toả nỗi băn khoăn của những ai, tuy đã chọn được pháp môn cho mình nhưng đôi khi vẫn cần phương thức của pháp môn khác để hổ trợ cho một khía cạnh nào đó, mà bỗng phù hợp với chặng đường đang đi.

Hành giả tu Tịnh Độ cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc mà trong thời niệm Phật, tâm bỗng hiện lên lời khuyến phát của Bồ Tát trong phẩm cuối Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là Bồ Tát đang nhắc nhở gì đây?

Lời nhắc nhở như quyện vào tiếng niệm Phật thầm, vẫn đều đặn trong tâm, không áp đặt nhau và không gì mờ đi. Sự hài hoà dẫn dắt tâm ý hành giả tới niềm hạnh phúc sáng rỡ!

Là đây! Hỡi hành giả đang lặng thinh niệm Phật một mình trong đêm khuya thanh vắng! Hành giả niệm Phật, nguyện phút lâm chung được Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng phóng quang tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc, phải không? Vậy, hãy chỉ nhiếp tâm vào tâm nguyện đó mà đi. Bất cứ gì cản lối đều là những nghịch duyên, phải dũng mãnh gạt bỏ.

Làm sao nhận diện nghịch duyên để kịp thời gạt bỏ? Phải chăng đó là: “…Tất cả trí nhân. Cần nên suy nghĩ, Những gì đáng quý. Trên cõi thế gian. Đến lúc mạng chung. Còn đem theo được. Rồi nên tích cực. Đúng pháp tu hành …”

Lời dạy cất lên, hình ảnh trong Alaya-thức bỗng hiển lộ, hỗ trợ cho lữ khách đang độc hành trên đường thiên lý. Đó là hình ảnh ngày công tử A Nậu Lầu Đà, với bạn thiết là tổng trấn Bạt Đề, cùng mấy người bạn cũng thuộc giòng dõi quý tộc và đồng trang lứa, một lòng cùng nhau lên đường đi tìm Đức Thế Tôn để xin xuất gia.

Chiếc xe tứ mã vang vang tiếng cười hoà cùng nhịp vó rộn rã đưa nhóm người trẻ đi cầu đạo. Khi qua khỏi khu rừng thưa, đến đầu một thôn xóm, công tử Bạt Đề dừng cương, nhìn một lượt khắp các bạn rồi phá lên cười.

Công tử A Nậu Lầu Đà hỏi bạn:

-Có điều chi mà huynh dừng xe, cười dữ vậy?

-Không buồn cười sao được? Này, chúng ta hãy đều tự nhìn lại mình xem, có ai đi xuất gia tu học mà ăn mặc sang trọng như vậy không? Mũ áo xênh xang chưa đủ, còn vòng vàng châu ngọc đeo đầy người thế kia! Chúng ta không định làm trò cười đấy chứ!

Bấy giờ, ai nấy đều xuống xe, xăm soi, ngắm nghía mình rồi cùng rũ ra cười. Thế là họ cùng đồng ý, buộc giây cương chiếc xe tứ mã vào thân cây sồi bên đường, cởi bỏ áo quần sang trọng, chỉ mặc bộ đơn giản nhất. Bao nhiêu vàng bạc châu báu cũng trút hết, cho vào một túi vải rồi cùng tiến về thôn làng trước mặt, với ý định sẽ trao tặng cho những người nghèo khổ trong làng.

Ngay trên con đường đất đỏ dẫn vào làng, họ thấy một quán lá siêu vẹo. Đó là quán hớt tóc của một thanh niên trạc tuổi họ, gương mặt sáng sủa khôi ngô nhưng quần áo thì rách rưới nghèo nàn.

Họ ghé vào quán, hỏi đường tới vương quốc Câu Tát La. Người hớt tóc biết ngay là nhóm người trẻ này muốn tìm tới nơi Đức Phật đang thuyết giảng vì mấy ngày nay cũng có nhiều người đi tới đây, rồi không biết phải rẽ hướng nào mới tới biên giới Câu Tát La.

Sau khi được chỉ đường rất ân cần, cặn kẽ, công tử A Nậu Lầu Đà đại diện các bạn, tặng người hớt tóc nghèo khổ gói châu báu và tất cả áo quần sang trọng vì từ nay họ không còn cần tới nữa.

Người hớt tóc đứng lặng, ôm gói châu báu, nhìn theo những vị công tử khuất dần sau cánh rừng thưa. Khi mở túi vải ra, người ấy rụng rời, sửng sốt! Chưa từng bao giờ trong đời, người ấy được nhìn thấy vàng bạc châu báu nhiều và lộng lẫy như vậy. Nay, không những được nhìn thấy mà tất cả tài sản này đang thuộc về mình! Người ấy sung sướng tới run rẩy vì từ nay hết đói lạnh, hết nghèo khổ, hết bị khinh khi.

Nhưng chỉ thoáng chốc thôi, người ấy lại run rẩy, không phải vì sung sướng mà vì sợ hãi! Nếu có ai biết những gì người ấy đang ôm trong tay thì chắc mạng này không còn! Lại nữa, với châu báu này, làm sao người ấy có thể an giấc trong đêm nơi chòi lá trống trải này? Rồi khai báo với quan quyền thế nào khi một kẻ thuộc giai cấp bần cùng hạ tiện bỗng có tài sản lớn lao! Có khai thật, cũng ai tin? Hay nhiều phần sẽ bị giam cầm, tước đoạt?!

Người ấy chợt nhận ra, chỉ dăm phút trước đây thôi, tuy nghèo nàn nhưng an vui, thanh thản. Dăm phút sau, có một tài sản lớn lao mà bất an, lo sợ tứ bề!

Người ấy lại nghĩ, những vị công tử giòng dõi quyền quý kia, tài sản của họ hẳn có gấp bội lần thế này mà họ bỏ hết, đi tìm Phật, thì chắc là những gì Phật cho họ phải lớn lao vô cùng, so với tài sản kia. Còn ta, nghèo quá, chẳng có gì phải bỏ. còn không theo bước họ, tính đợi đến bao giờ?

Nghĩ tới đây, tâm người ấy lập tức trở lại trạng thái bình an, vui vẻ.Người ấy nhìn quanh rồi chọn một nhánh liễu cao, buộc gói châu báu lên đó. Ai tìm thấy trước sẽ là sở hữu chủ. Rồi chẳng buồn nhìn lại thôn xóm, người ấy ba chân bốn cẳng chạy về hướng biên giới Câu Tát La, mong bắt kịp nhóm vương tử để được đi cùng.

Người ấy tên là Ưu Ba Ly, sau này là một, trong mười đại đệ tử của Đức Thế Tôn với khả năng vượt trội về trì giới nên được danh xưng là vị Đệ Nhất Trì Giới.

Qua giai thoại này, hành giả đã nhìn thấy “Những gì đáng quý. Trên cõi thế gia. Đến lúc mạng chung. Còn đem theo được …” chắc chắn không phải là sự giầu sang về vật chất.

Trong đạo là thế, ngoài đời thường thì sao?

Alaya-thức lại đưa hành giả về thời điểm mà cá nhân một người-chỉ một người thôi- đã làm rung chuyển cả thế giới. Người đó là Đại Đế Nã Phá Luân (Alexander) vị vua nổi tiếng nhất thời cổ đại. Vó ngựa phi tới đâu là chinh phạt, mở rộng lãnh thổ tới đó, dựng lập một đế chế hào hùng vũ bão từ Âu sang Á. “Danh” người đó như sấm sét long trời lở đất, cũng như “Lợi” thì phủ ngập không thể đo lường.


Vậy mà, năm 323 (Trước Tây lịch - theo tài liệu Wikipedia ) trên đường trở về Babylon, Alexander lâm trọng bệnh. Trước phút lâm chung, ông gọi quần thần đến gần và dặn dò phải tuân thủ 3 việc:

1-Triệu tập các ngự y giỏi nhất nước, khiêng quan tài.

2-Rải hết vàng bạc châu báu trong kho trên suốt dọc đường tới nghĩa trang cho ai may mắn kip biết thì nhặt về.

3-Đặt hai bàn tay thò ra ngoài nắp quan tài để mọi người đều nhìn thấy rõ.

 

Thông điệp của một người có vượt trội cả Danh và Lợi qua 3 điều tâm huyết đó chính là:

-Dù tất cả ngự y giỏi đến đâu cũng không ngăn được sự chết !

-Dù tiền bạc của cải nhiều đến đâu, khi nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ là những thứ lót đường và sẽ thuộc về người khác !

-Khi lìa đời, ai cũng ra đi với hai bàn tay trắng như nhau !

 

Đáng suy ngẫm biết bao khi đọc những trang sử này để quay về với lời dạy trong Bổn Môn Pháp Hoa Kinh, phẩm thứ 28, mà nhận diện những gì không thể đem theo khi mạng chung là Danh và Lợi trong kiếp người ngắn ngủi vô thường này, dù danh lợi có đạt tới tột đỉnh !

Rồi chắp tay búp sen, hướng tới những gì còn đem theo được. Lấy Chánh Pháp làm nơi nương tựa, từng bước vững vàng tìm cầu giải thoát luân hồi sanh tử, tin lời Phật hứa khả là Tam Bảo sẵn có trong mỗi chúng sanh:

Khả năng giác ngộ là Phật

Pháp môn tu học là Pháp

Những yếu tố hỗ trợ cho việc tu học là Tăng.

Người-con-Phật vững tin nơi tự-tánh-Tam-Bảo sẽ có thiện duyên được Chư Phật gia hộ mà an trú trong chánh niệm để tích cực đúng pháp tu hành, đến lúc mạng chung sẽ đem theo được những gì đáng quý.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – những ngày tịnh tu)        

       

  


facebook-1


***
youtube


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7634)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7721)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8159)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 7131)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6679)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5640)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7212)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
11/04/2020(Xem: 7560)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ? Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.
10/04/2020(Xem: 7150)
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
10/04/2020(Xem: 6558)
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành Quyết định dừng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2564 - DL. 2020, do tình hình nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]