Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Dung và Trung Đạo

28/06/202107:52(Xem: 4085)
Trung Dung và Trung Đạo

Phat thuyet phap-1


TRUNG DUNG VÀ TRUNG ĐẠO



Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.”

“Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử.

Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.

Trong cuộc sống thực dụng ngày nay đẩy xã hội đến tình trạng phân cực giữa giàu và nghèo, giữa thặng dư và thiếu hụt trên toàn cầu trong các quốc gia. Ví dụ châu Phi và các châu lục phồn thịnh. Tiêu thụ quá đáng nguồn lợi thiên nhiên đưa đến suy thoái tài nguyên tinh cầu…Một cựu Linh mục người Brazil là Leonardo Boff đã nhận thức được cuộc khủng hoảng thái quá và bất cập hiện nay sẽ đưa đến khủng hoảng toàn cầu nên đã kêu gọi trở lại học thuyết “Trung dung” của Tử Tư.

Tóm lại “Trung dung” là dung hòa giữa hai thái cực, từ nhân cách đến thái độ sống đem đến đức nhân quân tử.
Với đạo Phật, “Trung đạo” lần đầu khi nhận thấy cơ thể suy nhược theo cách sống khổ hạnh của những thầy mà Thái tử Tất Đạt Đa cầu pháp.Xét thấy như thế không thể có cơ thể khỏe mạnh để tiến tu, ngài bỏ khổ hạnh để theo cuộc sống bình thường. Không hưởng thụ dục lạc, không khổ hạnh thái quá, ví như dây đàn không căng quá cũng không dùn quá. Tinh thần Trung đạo sơ khởi gần với tinh thần “Trung dung” của Tư Tư.
Đến thời ngài Long Thọ ( vào thế kỷ trước hoặc sau công nguyên) ngài cùng ngài Vô Trước được xem như cha đẻ truyền thống Đại thừa. Riêng Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi. Tánh Không của ngài Long Thọ là tinh túy của “Trung đạo” siêu việt, không còn mang dư hương của “Trung dung”. Học thuyết Trung quán không có một đối cực trong mọi phân cực. Trung đạo vượt ra khỏi có và không của thế giới hiện tướng. Thuyết đương thời chủ trương “tịch diệt” và “vĩnh cửu”đều bị học thuyết “Trung quán” phủ bác. Tinh thần Bát Nhã Ba La Mật được Long Thọ khai mở bằng tinh thần “bát bất”:

Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất lai diệc bất xuất

Phỏng dịch:

Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng còn cũng chẳng mất
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt
Chẳng đến cũng chẳng đi.

Với luận cứ như thế, đã giải tỏa được thế lúng túng hiện tướng vật thể, nhân loại giữa có và không; nghĩa là bảo tất cả đều không, do nhân duyên tá hợp mà có; cũng có học thuyết bảo vạn vật có tùy từng giai đoạn mà hiện thể như không khí (H2O) có lúc biến thành mây, rồi thành nước, nước bốc hơi thành mây…đó là giữa những quy ước và chân lý tuyệt đối.
Mọi hiện tượng do duyên khởi mà thành, nhưng thật tướng vẫn là tánh không, do vậy trên giáo lý luôn nói đến duyên khởi và tánh không để khỏi lọt vào thế định ước.

Trong cuộc sống, áp dụng đúnh tính “trung đạo” hay “Trung quán” một cách nhuần nhuyễn không mấy dễ.Ví du: Thời kỳ Phật giáo miền Nam tranh đấu, câu nói nổi tiếng của một danh Tăng: “tôi nguyện đem thân thể này trang trãi cho Phật pháp, nếu chết thì như cái chết của chân lý trước bạo lực chứ không chết vì bạo lực này kém bạo lực khác";Đây không phải là giải pháp dung hóa của luật đối kháng mà chỉ là dạng đối kháng mềm. Tình hình chính trị Miền Nam trước 1975 lên đến cao trào bức bách, nhu cầu thành lập lực lượng (thành phần) thứ ba cũng chỉ là giải pháp “trung lập” đối phó tình thế đương thời.

Tinh thần nhị nguyên đôi khi xử dụng cực đoan. Hoặc là bạn hoặc là thù, không có thể đứng cửa giữa; nghĩa là không A là B chứ không thể khác. “tinh thần Trung dung” có thể A+B như một thành phần thứ ba để dung hóa. Thật ra “Trung dung” chỉ là giải pháp đối phó. Với đạo Phật, Long Thọ bảo: “không sanh cũng không diệt, không còn cũng chẳng mất,không một cũng không hai, chẳng đến cũng chẳng đi” Như Lai là ý như vậy. Vượt thoát mọi định chế, mọi quy ước do óc nhị nguyên đời thường giao định, đó là tính “Trung đạo” của nhà Phật vượt ngoài lưỡng thế cực đoan.

MINH MẪN 27/6/2021




***
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2020(Xem: 7039)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7341)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7692)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6808)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7323)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
29/08/2020(Xem: 7352)
Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.
28/08/2020(Xem: 7505)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Dươc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính Bái Bạch Thượng Tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ Trưởng TV Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đinh Phật Tủ Việt Nam tại Úc Đại Lợi, chúng con cung kính cung thỉnh Thầy hoan hỷ quang lâm chứng minh buổi: Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu Qua trực tuyến: https://youtu.be/__xo5VCsy34 Vào tối Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2020 lúc 23:00g Melbourne.
28/08/2020(Xem: 15890)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 13211)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
27/08/2020(Xem: 7612)
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn. Có khi ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]