Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân dân Khmer Bắt đầu Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

15/04/202110:07(Xem: 3284)
Nhân dân Khmer Bắt đầu Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Nhân dân Khmer Bắt đầu Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

(Khmer Traditional New Year starts today)

 Khmer-New-Year-of-OX-20210415

Năm nay, nhân dân Vương quốc Phật giáo Campuchia sẽ tổ chức Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây từ các ngày 14 đến 16 tháng 4 năm 2021, một trong những lễ hội lớn nhất nước, nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch Covid-19, với khẩu hiệu “Mừng Năm mới tại tư gia” (New Year at Home).

 

Vào lúc 4 giờ sáng ngày 14 tháng 4, đánh dấu sự kết thúc của năm Phật lịch 2564 và bắt đầu Tân niên Phật lịch 2565, Âm lịch ngày 3 tháng 3 năm Tân Sửu. Thiên thần của Tân niên năm nay là Mondea Devy, con gái thứ tư của Kabel Moha Prum.

 

Tết Cổ truyền của Vương quốc Phật giáo Campuchia “Chôl Chnăm Thmây” thường rơi vào giữa tháng 4 hoặc tháng 5 âm lịch của Campuchia, khi nông dân được giải tỏa công việc đồng áng sau vụ thu hoạch lúa vào mùa khô.

 

Nói chung, mọi người trở về quê hương, hành hương chiêm bái các ngôi già lam cổ tự Phật giáo, các điểm du lịch khác nhau, và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Nhưng do mối đe dọa bởi đại dịch Covid-19, mọi người mặc trang phục mới thắp hương, dâng hoa, quả và các thực phẩm để nghinh đón Chư thiên mới giáng hạ tại tư gia của họ, trong khi các nghi lễ khác nhau đều tránh các cuộc tụ tập đông người, bao gồm cả các nghi lễ tôn giáo, không được khuyến khích cổ vũ và việc đi lại đều bị cấm. (C. Nika – AKP)

 

Theo phong tục, người Khmer thường tổ chức "ăn Tết" trong 3 ngày, song có những năm nhuận thì bà con tổ chức 4 ngày. Ngày đầu tiên của năm mới gọi là "Th'ngay-maha-shang-kran" hoặc "Chôl-shang-kran-thmây"; ngày thứ hai gọi là ngày "Ví-ré Won-both" (năm nhuận thì Won-both 2 ngày); còn ngày cuối gọi là ngày "Ví-ré Lơng-săk". Đối với người Khmer, việc đón giao thừa có phần khác đôi chút so với người Kinh, người Hoa hoặc một số dân tộc khác chịu sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, văn hóa phương Tây.

 

Giờ giao thừa của Tết người Khmer không cố định vào lúc 0 giờ tiếp giáp giữa năm cũ và năm mới, mà luôn thay đổi hằng năm tùy vào quyển "Đại lịch" đã được các nhà thiên văn biên soạn. Tức là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ được ấn định vào những thời điểm khác nhau theo từng năm. Có năm được ấn định vào lúc 13 giờ của ngày đầu tiên, có năm thì rơi vào ban đêm, có năm vào khoảng 9 hoặc 10 giờ của ngày thứ hai... Có thể nói, đây cũng là nét riêng, phản ánh rất rõ về sắc thái văn hóa Khmer.

 

Theo truyền thống, gần đến thời khắc giao thừa, mọi nhà, kể cả tại các cơ sở tự viện Phật giáo sẽ bày các thứ lễ vật hoa quả, nhang đèn đặt trên một chiếc bàn ở ngay trước sân nhà để làm lễ tiễn Tevôđa cũ về trời, rước Tevôđa mới giáng trần. Người Khmer tin rằng, Tevôđa chính là vị Chư Thiên ngự ở tầng trời, được thần Prés-anh (Ngọc Hoàng) sai xuống trần gian để chăm lo cho dân chúng và muôn loài trong một năm, hết năm lại đưa các vị khác xuống thay thế.

 

Ba ngày lễ chính thức của Tết Chôl Chnăm Thmây được diễn ra như sau: Ngày thứ nhất, Chôl Sangkran Thmây (ngày đầu năm mới): Chọn giờ tốt nhất trong ngày, có thể là 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, cũng có khi là 12 giờ đêm (tùy theo năm), tất cả mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự nhất, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch "Maha Sangkran", đồng thời diễu hành ba vòng xung quanh chính điện để đón chào Têvađa. Dưới sự hướng dẫn nghi lễ của một vị Achar được tôn kính nhất trong chùa, tất cả cùng nhau cầu nguyện, mong năm mới Têvađa về để phù hộ độ trì cho mọi người luôn được ấm no, hạnh phúc. Sau đó là lễ Phật. Tối đến, mọi người tham gia các trò chơi dân gian cùng các vũ điệu như múa Dù kê, Rôbăm, Lâm thôn... tham gia rất vui tươi và náo nhiệt.

 

Ngày thứ hai, Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày): Mọi người lên chùa làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư. Theo phong tục của người Khmer, vào các ngày lễ, Tết, mọi người bày tỏ lòng thành kính tín ngưỡng bằng cách mang cơm, thức ăn và các loại bánh trái đến cho các sư sãi. Đáp lại, các nhà sư làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống được ấm no, đầy đủ. Sau khi làm lễ dâng cúng thức ăn cho linh hồn những người đã khuất, chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo làm lễ chúc phúc cát tường cho bách tính thập phương hành hương. Vào buổi chiều, người ta tổ chức lễ đắp núi cát để cầu phúc duyên và tránh khỏi những kiếp nạn.

 

Ngày thứ ba, Lơm săk (còn gọi là ngày lễ tắm Phật), các phật tử Khmer mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ sáng tinh sương để sớt bát cúng dường chư tôn tịnh đức Tăng già.  Sau khi thọ thực xong, các nghi lễ tắm Phật chính thức bắt đầu. Trước tiên, chư tôn tịnh đức Tăng già dùng nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát, dùng nước thơm sái tịnh trên các pho tượng Phật. Trong làn khói hương nghi ngút, người Khmer thành kính khấn nguyện cầu mong mười phương chư Phật phù hộ cho dân làng được dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tốt tươi và trúng mùa. Họ cũng cầu Chư Thiên hộ trì cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và đạt được những điều ước nguyện.

 

Sau lễ tắm Phật, người Khmer còn làm lễ tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Kế đến là lễ Kha ma tôs, tương tự như lễ sám hối của người Việt. Sau đó, mọi người theo các vị sư đến các tháp đựng hài cốt và các nghĩa trang để làm lễ Bâng Skâu (cầu siêu). Dưới sự hướng dẫn của vị Achar, mọi người thành tâm cầu nguyện cho vong linh những người thân của mình được siêu thoát.

 

Cuối cùng, sau nghi lễ tắm Phật tại nhà, tất cả con cháu trong gia đình trải chiếu hoa, mời ông bà, cha mẹ ngồi để nhận lời xin tha thứ những thiếu sót hay lỗi lầm mà con cháu đã vấp phải trong suốt năm qua, cũng như nhận ở họ lời hứa thành tâm sửa chữa. Sau khi đọc kinh cầu nguyện, mọi người sẽ ước mong năm mới cả nhà luôn gặp được nhiều điều may mắn, vui vẻ, bình an và hạnh phúc. Sau đó, con cháu sẽ dùng nước tắm cho ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành dưỡng dục.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Khmer Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2022(Xem: 2203)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 3746)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 2962)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 2677)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 4298)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 2540)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 2488)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 2709)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 7547)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 3396)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567