Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân dân Khmer Bắt đầu Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

15/04/202110:07(Xem: 5348)
Nhân dân Khmer Bắt đầu Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Nhân dân Khmer Bắt đầu Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

(Khmer Traditional New Year starts today)

 Khmer-New-Year-of-OX-20210415

Năm nay, nhân dân Vương quốc Phật giáo Campuchia sẽ tổ chức Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây từ các ngày 14 đến 16 tháng 4 năm 2021, một trong những lễ hội lớn nhất nước, nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch Covid-19, với khẩu hiệu “Mừng Năm mới tại tư gia” (New Year at Home).

 

Vào lúc 4 giờ sáng ngày 14 tháng 4, đánh dấu sự kết thúc của năm Phật lịch 2564 và bắt đầu Tân niên Phật lịch 2565, Âm lịch ngày 3 tháng 3 năm Tân Sửu. Thiên thần của Tân niên năm nay là Mondea Devy, con gái thứ tư của Kabel Moha Prum.

 

Tết Cổ truyền của Vương quốc Phật giáo Campuchia “Chôl Chnăm Thmây” thường rơi vào giữa tháng 4 hoặc tháng 5 âm lịch của Campuchia, khi nông dân được giải tỏa công việc đồng áng sau vụ thu hoạch lúa vào mùa khô.

 

Nói chung, mọi người trở về quê hương, hành hương chiêm bái các ngôi già lam cổ tự Phật giáo, các điểm du lịch khác nhau, và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Nhưng do mối đe dọa bởi đại dịch Covid-19, mọi người mặc trang phục mới thắp hương, dâng hoa, quả và các thực phẩm để nghinh đón Chư thiên mới giáng hạ tại tư gia của họ, trong khi các nghi lễ khác nhau đều tránh các cuộc tụ tập đông người, bao gồm cả các nghi lễ tôn giáo, không được khuyến khích cổ vũ và việc đi lại đều bị cấm. (C. Nika – AKP)

 

Theo phong tục, người Khmer thường tổ chức "ăn Tết" trong 3 ngày, song có những năm nhuận thì bà con tổ chức 4 ngày. Ngày đầu tiên của năm mới gọi là "Th'ngay-maha-shang-kran" hoặc "Chôl-shang-kran-thmây"; ngày thứ hai gọi là ngày "Ví-ré Won-both" (năm nhuận thì Won-both 2 ngày); còn ngày cuối gọi là ngày "Ví-ré Lơng-săk". Đối với người Khmer, việc đón giao thừa có phần khác đôi chút so với người Kinh, người Hoa hoặc một số dân tộc khác chịu sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, văn hóa phương Tây.

 

Giờ giao thừa của Tết người Khmer không cố định vào lúc 0 giờ tiếp giáp giữa năm cũ và năm mới, mà luôn thay đổi hằng năm tùy vào quyển "Đại lịch" đã được các nhà thiên văn biên soạn. Tức là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ được ấn định vào những thời điểm khác nhau theo từng năm. Có năm được ấn định vào lúc 13 giờ của ngày đầu tiên, có năm thì rơi vào ban đêm, có năm vào khoảng 9 hoặc 10 giờ của ngày thứ hai... Có thể nói, đây cũng là nét riêng, phản ánh rất rõ về sắc thái văn hóa Khmer.

 

Theo truyền thống, gần đến thời khắc giao thừa, mọi nhà, kể cả tại các cơ sở tự viện Phật giáo sẽ bày các thứ lễ vật hoa quả, nhang đèn đặt trên một chiếc bàn ở ngay trước sân nhà để làm lễ tiễn Tevôđa cũ về trời, rước Tevôđa mới giáng trần. Người Khmer tin rằng, Tevôđa chính là vị Chư Thiên ngự ở tầng trời, được thần Prés-anh (Ngọc Hoàng) sai xuống trần gian để chăm lo cho dân chúng và muôn loài trong một năm, hết năm lại đưa các vị khác xuống thay thế.

 

Ba ngày lễ chính thức của Tết Chôl Chnăm Thmây được diễn ra như sau: Ngày thứ nhất, Chôl Sangkran Thmây (ngày đầu năm mới): Chọn giờ tốt nhất trong ngày, có thể là 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, cũng có khi là 12 giờ đêm (tùy theo năm), tất cả mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự nhất, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch "Maha Sangkran", đồng thời diễu hành ba vòng xung quanh chính điện để đón chào Têvađa. Dưới sự hướng dẫn nghi lễ của một vị Achar được tôn kính nhất trong chùa, tất cả cùng nhau cầu nguyện, mong năm mới Têvađa về để phù hộ độ trì cho mọi người luôn được ấm no, hạnh phúc. Sau đó là lễ Phật. Tối đến, mọi người tham gia các trò chơi dân gian cùng các vũ điệu như múa Dù kê, Rôbăm, Lâm thôn... tham gia rất vui tươi và náo nhiệt.

 

Ngày thứ hai, Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày): Mọi người lên chùa làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư. Theo phong tục của người Khmer, vào các ngày lễ, Tết, mọi người bày tỏ lòng thành kính tín ngưỡng bằng cách mang cơm, thức ăn và các loại bánh trái đến cho các sư sãi. Đáp lại, các nhà sư làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống được ấm no, đầy đủ. Sau khi làm lễ dâng cúng thức ăn cho linh hồn những người đã khuất, chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo làm lễ chúc phúc cát tường cho bách tính thập phương hành hương. Vào buổi chiều, người ta tổ chức lễ đắp núi cát để cầu phúc duyên và tránh khỏi những kiếp nạn.

 

Ngày thứ ba, Lơm săk (còn gọi là ngày lễ tắm Phật), các phật tử Khmer mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ sáng tinh sương để sớt bát cúng dường chư tôn tịnh đức Tăng già.  Sau khi thọ thực xong, các nghi lễ tắm Phật chính thức bắt đầu. Trước tiên, chư tôn tịnh đức Tăng già dùng nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát, dùng nước thơm sái tịnh trên các pho tượng Phật. Trong làn khói hương nghi ngút, người Khmer thành kính khấn nguyện cầu mong mười phương chư Phật phù hộ cho dân làng được dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tốt tươi và trúng mùa. Họ cũng cầu Chư Thiên hộ trì cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và đạt được những điều ước nguyện.

 

Sau lễ tắm Phật, người Khmer còn làm lễ tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Kế đến là lễ Kha ma tôs, tương tự như lễ sám hối của người Việt. Sau đó, mọi người theo các vị sư đến các tháp đựng hài cốt và các nghĩa trang để làm lễ Bâng Skâu (cầu siêu). Dưới sự hướng dẫn của vị Achar, mọi người thành tâm cầu nguyện cho vong linh những người thân của mình được siêu thoát.

 

Cuối cùng, sau nghi lễ tắm Phật tại nhà, tất cả con cháu trong gia đình trải chiếu hoa, mời ông bà, cha mẹ ngồi để nhận lời xin tha thứ những thiếu sót hay lỗi lầm mà con cháu đã vấp phải trong suốt năm qua, cũng như nhận ở họ lời hứa thành tâm sửa chữa. Sau khi đọc kinh cầu nguyện, mọi người sẽ ước mong năm mới cả nhà luôn gặp được nhiều điều may mắn, vui vẻ, bình an và hạnh phúc. Sau đó, con cháu sẽ dùng nước tắm cho ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành dưỡng dục.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Khmer Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2012(Xem: 12283)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
09/04/2012(Xem: 11063)
Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
08/04/2012(Xem: 7810)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 8486)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 16617)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8875)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 10362)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 7293)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6947)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7844)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]