Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ "Ôn Già Lam”

15/04/202109:05(Xem: 5421)
Nhớ "Ôn Già Lam”
NHỚ  “ÔN  GIÀ  LAM”
(Tưởng Niệm Cố H.T Thích Trí Thủ ( 1909 – 1984) nhân ngày giỗ lần thứ 37-2021)

 H.T Thích Trí Thủ

                                 Như nhiều Phật tử người Miền Trung, người viết cũng rất thích gọi Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ bằng “ Ôn Già Lam”, để phần nào đó cảm nhận được sự Kính trọng và gần gũi, thân thiết bên mình  trong cuộc sống tu học. Trong bài viết này xin được dùng hai từ Hòa Thượng ( H.T ).

                                 Đối với anh em thanh niên Phật tử chúng tôi ngày trước, mơ ước được gặp và được nghe  những vị lãnh đạo  Phật giáo  nói chuyện  là một mơ ước rất lớn, khó có cơ hội trở thành hiện thực. Những khi làm hàng rào danh dự bảo vệ, nhìn được rất gần các vị mỗi khi đi ngang qua đã là một phước báu vô cùng rồi. Nếu  muốn  được nghe  các vị giảng thì mỗi chiều chủ nhật đến giảng đường chùa Ấn Quang để thỏa một phần nào  niềm mơ ước  ấy. Xem ra ngày trước  Phật tử cũng còn có nhiều cơ duyên gặp gỡ các ngài quá!

                                 Với Ôn Già Lam , H.T càng trở nên  quan trọng hơn , nhất là khi ở cương vị Viện Trưởng  giữa lúc tình hình chiến tranh, loạn lạc và tình hình chính trị  ngày càng phức tạp. H.T luôn đứng trước nhiều khó khăn cần được giải quyết. Sau năm 1975, tuy vấn nạn và dư âm của chiến tranh đã tạm ổn thì những khó khăn khác lại đưa đến, H.T thêm một lần nữa đứng giữa muôn trùng gian khó. Khi đó, với suy nghĩ của tuổi trẻ thanh niên Phật giáo, anh em chúng tôi thấy hình ảnh Dân Tộc-Đạp Pháp luôn hiện rõ trên đôi vai vốn oằn nặng bao trách nhiệm của một vị H.T ôn hòa và từ tốn như Ôn Già Lam. Và đó cũng chính là gương soi cho bước đường phấn đấu cũng như tu học của một thời thanh xuân tươi đẹp của thế hệ chúng tôi.

                               Nhớ một buổi trưa hè năm 1977, người viết với tư cách phụ tá , được tháp tùng vị Đại đức Đặc Ủy Thanh Niên đến chùa Già Lam xin gặp  H.T để trình bày  vài  vấn đề quan trọng ở địa phương.  Được hướng dẫn đến  vị trí thì thấy H.T đang ngồi trên chiếc ghế tựa  phía hành lang  bên hông chánh điện đọc báo hay xem   một số tài liệu. Khi đó chánh điện chùa Già Lam chưa được xây mới, vẫn còn là hình lục giác, bên dưới là thư viện. H.T ngồi dậy nở nụ cười hiền, vị Đại đức Đặc Ủy Thanh Niên quỳ trước H.T đúng ba bước và tôi cũng đúng ba bước quỳ sau vị Đại Đức này. Sau khi những sự việc được trình bày và H.T đã chỉ dạy xong, đôi khi còn có tiếng  phiền hà  một vài vị làm trái lời chỉ dạy, tất nhiên  cả vị Đại đức và người viết đều rất run sợ. H.T khi ấy nhìn nghiêng qua một bên vị Đại đức để nhìn  người viết và hỏi “ Mi cũng là Phật tử hỉ?”, Vị Đại đức nọ trả lời   thay  và nói  trách nhiệm cũng như chức vụ  khi đó của người viết, rồi H.T hỏi “ Đã Quy Y với vị  thầy mô?”  Người viết trả lời và  nêu những nguyện vọng của nhiều đòan thể thanh niên Phật giáo  khi ấy  còn nhiều khó khăn mong H.T quan tâm giúp đỡ. Khi nói đến tương lai và nghề nghiệp, khi đó người viết cũng vừa bị trả hồ sơ xin vào học nối tiếp chương trình dỡ dang  ở Đại học Văn Khoa lúc trước và  hiện  khi đó là Đại Học Tổng hợp TP.HCM do quá quá tuổi quy định, nên có thóang  trầm tư. Nguyện vọng  trong tương lai là sẽ theo ngành  lịch sử và  văn hóa để phụng sự đạo pháp. H.T mĩm cười và có đôi lời sách tấn rất hoan hỷ, Xong H.T hỏi ”  Việc phụng sự đạo pháp mi muốn giống ai?” Người viết trả lời nhanh” Dạ, con muốn giống Ôn ạ!”. H.T cười và nói nhanh “À, giống Ôn hỉ?  Vậy thì Như Tâm để giống Ôn là …Tâm Như nhe?” Cuộc gặp gỡ kết thúc trong niềm hoan hỷ vô biên.

                            Với người viết, đó là lần đầu tiên và duy nhất được gặp trực tiếp, thưa chuyện đội câu cùng H.T. Mãi đến hơn mười năm sau Cái tên Như Tâm mà H.T khi ấy nói thoáng qua trong lúc vui vẻ ấy đã trở thành bút hiệu Dương Như Tâm của mình trên các bài viết mang phong cách lý luận và phê bình văn học, nghệ thuật Phật giáo cho đến bây giờ. Trong tâm tư người viết, dù có sự lý giải của nhiều vị cho rằng đó là một trong những cách “thọ ký” của các bạc đạo cao đức trọng, hay có vị cường điệu rằng H.T có thiên vị với cá nhân mình…v…v…Những cách lý giải ấy với người viết cũng chỉ là một dấu ấn  nhỏ, một kỷ niệm vui. Tuy nhiên, như trên đã nói, mình vốn luôn kính trọng hình ảnh xả thân, chịu bao gian khó của H.T, dù ở cương vị nào cũng đều dành hết tâm tư, sức lực cho đạo pháp, rất xứng đáng và rất  vinh hạnh nếu được tựa bóng một cội Bồ Đề cao đẹp như vậy.

                             Có những ngày Chủ Nhật, H.T đi qua chùa Diệu Giác ( đường Trần Não, Quận 2 bây giờ) để nói chuyện đạo cho chư Ni và những Phật tử tìm đến nghe. Trong những lần như thế H.T giảng dạy  rất chân tình, trong đó mang mác nhiều ý chí , nhiều bài học đầy đủ công hạnh Bi,Trí,Dũng mà anh em thanh niên Phật tử chúng tôi đang phấn đấu. Và các bài viết dưới bút hiệu Dương Như Tâm cũng mang nặng trên đó những ý chí kiên cường, những nỗi lòng Từ Bi vô lượng trước những cố gắng mà Phật giáo làm được hay chưa làm được. Có một buổi nói chuyện như thế, người viết  vì  lo không về kịp để dự, nên viết  mảnh giấy nhỏ nhờ đạo hữu đoàn phó của người viết chuyển  trình lên H.T. Nội dung  cũng chỉ hỏi ý kiến H.T về bút danh Dương Như Tâm trong các bài viết mạnh. Theo lời vị đạo hữu bạn thân thuật lại, câu hỏi cũng được H.T hoan hỷ trả lời hôm đó đại ý rằng: Dù với mục đích gì, tên họ cha mẹ đặt cho không nên sửa chửa hay chê bai đẹp xấu. Dù có thân thiết hay kính trọng ai mà sửa đồi tên họ cha mẹ đặt cho để thay vào đó tên người mình yêu thích thì nên xem lại. Người Phật tử phải lưu ý diều này. Sau đó, khi trên đường từ chùa ra xe ( vì đường khi ấy, đất đỏ, rất lầy lội) vị đạo hữu   b5n  tôi có  chạy theo  thỏ thè bên hông H.T rằng Dương Như Tâm không phải sửa tên họ mà chỉ là bút danh. H.T vừa đi vừa cười nói “ Rứa hỉ? Rứa thì tốt quá chừ. Cố gắng hỉ?. Từ đó về sau, cũng trên các diễn đàn, người viết dùng tên thật của mình cho lãnh vực văn hóa văn nghệ và nghiên cứu lịch sử.

                         Với tên thật của mình: Dương Kinh Thành, sự trân trọng ấy một dành cho tôn vinh, báo hiếu hai đấng sinh thành của mình, thứ hai là để   luôn nhớ lời H.T dạy. Phần nhiều trong xã hội, hoặc những khi làm giấy tờ, nhiều ý kiến cho rằng tên họ rất tròn ý nghĩa, rất đẹp. Người viết rất vui vì đã có hai bút danh, cả hai mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời. Trái ngược với một vài  người cố tình  sửa đổi tên họa để làm trò cười cho thiên hạ, kể cả trong  tiệc sinh nhật, tiệc cưới. Nếu những vị này có nghe được những lời dạy của H.T không biết người ta sẽ nghỉ sao! Cũng rất may họ chưa phải là người có học đạo hay hoạt động trong lãnh vực văn hóa cao cả .

                          Mỗi khi thực hiện  các bài viết dưới  hai bút danh  này, người viết luôn nhớ về Ôn Già Lam, người đã  cho  mình nhiều bài học quý giá trong cuộc sống và hiện vẫn còn  ngự trị trong mỗi dòng thông tin, nghị luận của chính người viết.

                          Hôm nay, nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 37 của H.T, xin mạo muội  nhắc lại những lời dạy mà mình cho đó chính là những phước duy quý giá trong cuộc đời tu học và phụng sự chánh pháp.

                         Cúi mong giác linh Hòa Thượng từ thùy chứng giám.

 

                                                                                Dương Kinh Thành

                                                                                 ( Dương Như Tâm )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2020(Xem: 8212)
Vượt qua được đoạn dốc núi vừa dài vừa gập ghềnh lên mô xuống hụp với lởm chởm đá cục đá hòn, đất bụi sạn sỏi để lên đến được khuôn viên của chùa, đứng ngay dưới chiếc cổng mang dáng dấp kiến trúc Torii ở các đền chùa Nhật Bản, hít thở thật sâu và đều không khí trong lành của núi rừng cây cỏ mà phóng tầm mắt về hướng đông ngắm cảnh trời xanh biển rộng, thấy rõ những hòn đảo nhỏ ngoài vịnh nối nhau như bức bình phong che chắn cho thành phố Nha Trang hiền hòa, ta mới cảm nhận được sự sảng khoái an vui như vừa từ cảnh giới u minh hầm hố bước qua thiên đường tịnh lạc.
23/09/2020(Xem: 8234)
Người chồng ở Ấn Độ ‘đã mổ bụng người vợ đang mang bầu để kiểm tra em bé có phải là con trai hay không’ Một ông bố năm con bị cáo buộc dùng liềm mổ bụng người vợ đang mang thai của mình vì anh ta tuyệt vọng không biết đứa bé có phải là con trai hay không. Người đàn ông Ấn Độ 43 tuổi, được biết đến với cái tên Pannalal, đã mổ bụng của vợ mình là Anita Devi vào tối thứ Bảy tại nhà của họ ở quận Baduan của Uttar Pradesh, theo báo “The Times of India” đưa tin. Theo nguồn tin được biết một linh mục đã nói với người đàn ông rằng vợ anh ta đang mang thai con gái, đứa con gái thứ sáu liên tiếp của hai vợ chồng. Gia đình của Devi nói với cảnh sát rằng Pannalal đã tấn công vợ để muốn "biết giới tính" của đứa bé. Theo tờ báo “The Mirror” đưa tin, Devi, 35 tuổi, đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ.
23/09/2020(Xem: 5380)
Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.
19/09/2020(Xem: 11926)
Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trương ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởương Học viện
18/09/2020(Xem: 8106)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm tình:''Lắng nghe để Hiểu, nhìn lại để Thương'', vào ngày hôm qua thứ năm (17 Sept 2020) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong khi mùa dịch còn dai dẳng.. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 278 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Mauriya & Santi Anus Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 34 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/09/2020(Xem: 6736)
Charles “Chuck” Feeney, đồng sáng lập tập đoàn bán hàng miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS), là nhà hảo tâm lớn nhất và ẩn dật nhất thế giới, theo Observer. Cho đi mọi cái mình có Không như Elon Musks hay Mark Zuckerberg – hai tỷ phú công nghệ cam kết sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản trước khi qua đời, Feeney nổi tiếng với lời hứa cho đi mọi số tiền mình có và sẽ chết như một người đàn ông không có đồng xu nào dính túi.
18/09/2020(Xem: 7564)
Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? ”. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “Tam Tự Quy Y ” trước hết chúng ta cần biết rõ “Tam Quy Y ” là gì? I. “TAM QUY Y” HAY “QUY Y TAM BẢO” LÀ GÌ? Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng. “Tam Quy Y ” hay “Quy Y Tam bảo” nghĩa là quy kính, nương tựa nơi ba ngôi quý báu đó là Phật, Pháp và Tăng.
18/09/2020(Xem: 6716)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông. Tro bụi mịt mù, bao phủ hết bầu trời, làm cho nền trời lúc giữa trưa mà ửng lên màu vàng cam, có khi đỏ ối như ráng chiều hoàng hôn. Hai vầng nhật nguyệt dường như bị che khuất suốt những ngày cuối hạ. Tro tàn theo gió cuốn đi thật xa, rời bỏ núi rừng, rồi rơi lả tả trên những cánh đồng, sông suối, cỏ cây, nhà cửa, xe cộ... khắp các vùng. Không khí như bị đặc quánh lại với mùi khét lẹt của khói. Lệnh giãn cách xã hội và mang khẩu trang chưa được cởi mở hoàn toàn, lại càng cần thiết hơn trong lúc này, khi con người mong tìm nơi trú ẩn an toàn để thở được không khí trong lành.
16/09/2020(Xem: 7082)
Ni Sư Thích Nữ Diệu Hiếu, là vị Tiến Sĩ đầu tiên tốt nghiệp Thiền Vipassana tại Myanmar vào năm 2016. Đầu năm 2017 Ni Sư về Việt Nam, là giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM đến nay. Hội đủ duyên lành, được quý Phật tử phát tâm cúng dường mảnh đất cách Học Viện Phật Giáo VN tại TP. HCM 3km. (Thuộc Xã Lê Minh Xuân - Huyện Bình Chánh - TP. HCM). Với tâm nguyện hoằng Pháp lợi sanh, Ni Sư muốn xây dựng Thiền Viện để có chỗ Ni Sư cùng 10 vị đệ tử an tâm tu học. Là nơi thực tập Pháp hành cho quý Tăng Ni sinh tại Học Viện Phật Giáo VN. Và là Thiền Viện nơi chúng sanh thập phương về tu học và thực hành lời dạy của Đức Phật.
16/09/2020(Xem: 8603)
Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương Springvale (SICMAA) được sự tài trợ của chính phủ tiểu bang Victoria có chương trình đặc biệt để trợ giúp quý vị gặp khó khăn trong giai đoạn COVID-19. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm: - Cung cấp các thông tin về COVID-19 - Giúp đỡ các gia đình neo đơn, thăm hỏi, cung cấp các thông tin cũng như hướng dẫn để kết nối các dịch vụ hỗ trợ bao gồm “Gói cứu trợ khẩn cấp” dành cho những trường hợp đặc biệt, giúp đỡ khi bị bạo hành trong gia đình, dịch vụ gia cư, và sức khỏe v.v… - Điền đơn xin các hỗ trợ từ chính phủ, Dịch vụ tìm việc, Centrelink, hỗ trợ tiền điện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]