Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ "Ôn Già Lam”

15/04/202109:05(Xem: 5088)
Nhớ "Ôn Già Lam”
NHỚ  “ÔN  GIÀ  LAM”
(Tưởng Niệm Cố H.T Thích Trí Thủ ( 1909 – 1984) nhân ngày giỗ lần thứ 37-2021)

 H.T Thích Trí Thủ

                                 Như nhiều Phật tử người Miền Trung, người viết cũng rất thích gọi Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ bằng “ Ôn Già Lam”, để phần nào đó cảm nhận được sự Kính trọng và gần gũi, thân thiết bên mình  trong cuộc sống tu học. Trong bài viết này xin được dùng hai từ Hòa Thượng ( H.T ).

                                 Đối với anh em thanh niên Phật tử chúng tôi ngày trước, mơ ước được gặp và được nghe  những vị lãnh đạo  Phật giáo  nói chuyện  là một mơ ước rất lớn, khó có cơ hội trở thành hiện thực. Những khi làm hàng rào danh dự bảo vệ, nhìn được rất gần các vị mỗi khi đi ngang qua đã là một phước báu vô cùng rồi. Nếu  muốn  được nghe  các vị giảng thì mỗi chiều chủ nhật đến giảng đường chùa Ấn Quang để thỏa một phần nào  niềm mơ ước  ấy. Xem ra ngày trước  Phật tử cũng còn có nhiều cơ duyên gặp gỡ các ngài quá!

                                 Với Ôn Già Lam , H.T càng trở nên  quan trọng hơn , nhất là khi ở cương vị Viện Trưởng  giữa lúc tình hình chiến tranh, loạn lạc và tình hình chính trị  ngày càng phức tạp. H.T luôn đứng trước nhiều khó khăn cần được giải quyết. Sau năm 1975, tuy vấn nạn và dư âm của chiến tranh đã tạm ổn thì những khó khăn khác lại đưa đến, H.T thêm một lần nữa đứng giữa muôn trùng gian khó. Khi đó, với suy nghĩ của tuổi trẻ thanh niên Phật giáo, anh em chúng tôi thấy hình ảnh Dân Tộc-Đạp Pháp luôn hiện rõ trên đôi vai vốn oằn nặng bao trách nhiệm của một vị H.T ôn hòa và từ tốn như Ôn Già Lam. Và đó cũng chính là gương soi cho bước đường phấn đấu cũng như tu học của một thời thanh xuân tươi đẹp của thế hệ chúng tôi.

                               Nhớ một buổi trưa hè năm 1977, người viết với tư cách phụ tá , được tháp tùng vị Đại đức Đặc Ủy Thanh Niên đến chùa Già Lam xin gặp  H.T để trình bày  vài  vấn đề quan trọng ở địa phương.  Được hướng dẫn đến  vị trí thì thấy H.T đang ngồi trên chiếc ghế tựa  phía hành lang  bên hông chánh điện đọc báo hay xem   một số tài liệu. Khi đó chánh điện chùa Già Lam chưa được xây mới, vẫn còn là hình lục giác, bên dưới là thư viện. H.T ngồi dậy nở nụ cười hiền, vị Đại đức Đặc Ủy Thanh Niên quỳ trước H.T đúng ba bước và tôi cũng đúng ba bước quỳ sau vị Đại Đức này. Sau khi những sự việc được trình bày và H.T đã chỉ dạy xong, đôi khi còn có tiếng  phiền hà  một vài vị làm trái lời chỉ dạy, tất nhiên  cả vị Đại đức và người viết đều rất run sợ. H.T khi ấy nhìn nghiêng qua một bên vị Đại đức để nhìn  người viết và hỏi “ Mi cũng là Phật tử hỉ?”, Vị Đại đức nọ trả lời   thay  và nói  trách nhiệm cũng như chức vụ  khi đó của người viết, rồi H.T hỏi “ Đã Quy Y với vị  thầy mô?”  Người viết trả lời và  nêu những nguyện vọng của nhiều đòan thể thanh niên Phật giáo  khi ấy  còn nhiều khó khăn mong H.T quan tâm giúp đỡ. Khi nói đến tương lai và nghề nghiệp, khi đó người viết cũng vừa bị trả hồ sơ xin vào học nối tiếp chương trình dỡ dang  ở Đại học Văn Khoa lúc trước và  hiện  khi đó là Đại Học Tổng hợp TP.HCM do quá quá tuổi quy định, nên có thóang  trầm tư. Nguyện vọng  trong tương lai là sẽ theo ngành  lịch sử và  văn hóa để phụng sự đạo pháp. H.T mĩm cười và có đôi lời sách tấn rất hoan hỷ, Xong H.T hỏi ”  Việc phụng sự đạo pháp mi muốn giống ai?” Người viết trả lời nhanh” Dạ, con muốn giống Ôn ạ!”. H.T cười và nói nhanh “À, giống Ôn hỉ?  Vậy thì Như Tâm để giống Ôn là …Tâm Như nhe?” Cuộc gặp gỡ kết thúc trong niềm hoan hỷ vô biên.

                            Với người viết, đó là lần đầu tiên và duy nhất được gặp trực tiếp, thưa chuyện đội câu cùng H.T. Mãi đến hơn mười năm sau Cái tên Như Tâm mà H.T khi ấy nói thoáng qua trong lúc vui vẻ ấy đã trở thành bút hiệu Dương Như Tâm của mình trên các bài viết mang phong cách lý luận và phê bình văn học, nghệ thuật Phật giáo cho đến bây giờ. Trong tâm tư người viết, dù có sự lý giải của nhiều vị cho rằng đó là một trong những cách “thọ ký” của các bạc đạo cao đức trọng, hay có vị cường điệu rằng H.T có thiên vị với cá nhân mình…v…v…Những cách lý giải ấy với người viết cũng chỉ là một dấu ấn  nhỏ, một kỷ niệm vui. Tuy nhiên, như trên đã nói, mình vốn luôn kính trọng hình ảnh xả thân, chịu bao gian khó của H.T, dù ở cương vị nào cũng đều dành hết tâm tư, sức lực cho đạo pháp, rất xứng đáng và rất  vinh hạnh nếu được tựa bóng một cội Bồ Đề cao đẹp như vậy.

                             Có những ngày Chủ Nhật, H.T đi qua chùa Diệu Giác ( đường Trần Não, Quận 2 bây giờ) để nói chuyện đạo cho chư Ni và những Phật tử tìm đến nghe. Trong những lần như thế H.T giảng dạy  rất chân tình, trong đó mang mác nhiều ý chí , nhiều bài học đầy đủ công hạnh Bi,Trí,Dũng mà anh em thanh niên Phật tử chúng tôi đang phấn đấu. Và các bài viết dưới bút hiệu Dương Như Tâm cũng mang nặng trên đó những ý chí kiên cường, những nỗi lòng Từ Bi vô lượng trước những cố gắng mà Phật giáo làm được hay chưa làm được. Có một buổi nói chuyện như thế, người viết  vì  lo không về kịp để dự, nên viết  mảnh giấy nhỏ nhờ đạo hữu đoàn phó của người viết chuyển  trình lên H.T. Nội dung  cũng chỉ hỏi ý kiến H.T về bút danh Dương Như Tâm trong các bài viết mạnh. Theo lời vị đạo hữu bạn thân thuật lại, câu hỏi cũng được H.T hoan hỷ trả lời hôm đó đại ý rằng: Dù với mục đích gì, tên họ cha mẹ đặt cho không nên sửa chửa hay chê bai đẹp xấu. Dù có thân thiết hay kính trọng ai mà sửa đồi tên họ cha mẹ đặt cho để thay vào đó tên người mình yêu thích thì nên xem lại. Người Phật tử phải lưu ý diều này. Sau đó, khi trên đường từ chùa ra xe ( vì đường khi ấy, đất đỏ, rất lầy lội) vị đạo hữu   b5n  tôi có  chạy theo  thỏ thè bên hông H.T rằng Dương Như Tâm không phải sửa tên họ mà chỉ là bút danh. H.T vừa đi vừa cười nói “ Rứa hỉ? Rứa thì tốt quá chừ. Cố gắng hỉ?. Từ đó về sau, cũng trên các diễn đàn, người viết dùng tên thật của mình cho lãnh vực văn hóa văn nghệ và nghiên cứu lịch sử.

                         Với tên thật của mình: Dương Kinh Thành, sự trân trọng ấy một dành cho tôn vinh, báo hiếu hai đấng sinh thành của mình, thứ hai là để   luôn nhớ lời H.T dạy. Phần nhiều trong xã hội, hoặc những khi làm giấy tờ, nhiều ý kiến cho rằng tên họ rất tròn ý nghĩa, rất đẹp. Người viết rất vui vì đã có hai bút danh, cả hai mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời. Trái ngược với một vài  người cố tình  sửa đổi tên họa để làm trò cười cho thiên hạ, kể cả trong  tiệc sinh nhật, tiệc cưới. Nếu những vị này có nghe được những lời dạy của H.T không biết người ta sẽ nghỉ sao! Cũng rất may họ chưa phải là người có học đạo hay hoạt động trong lãnh vực văn hóa cao cả .

                          Mỗi khi thực hiện  các bài viết dưới  hai bút danh  này, người viết luôn nhớ về Ôn Già Lam, người đã  cho  mình nhiều bài học quý giá trong cuộc sống và hiện vẫn còn  ngự trị trong mỗi dòng thông tin, nghị luận của chính người viết.

                          Hôm nay, nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 37 của H.T, xin mạo muội  nhắc lại những lời dạy mà mình cho đó chính là những phước duy quý giá trong cuộc đời tu học và phụng sự chánh pháp.

                         Cúi mong giác linh Hòa Thượng từ thùy chứng giám.

 

                                                                                Dương Kinh Thành

                                                                                 ( Dương Như Tâm )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2020(Xem: 10925)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm Vì chàng tính chẳng khó khăn Cho nên công việc kiếm ăn dễ dàng
06/11/2020(Xem: 9189)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
05/11/2020(Xem: 10926)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
05/11/2020(Xem: 5571)
Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển một phong trào truyền giáo, nhưng ánh sáng như Nhật Nguyệt, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của Đức Phật đã tỏa chiếu khắp muôn nơi trong suốt gần 26 thế kỷ: trước nhất là Đông Nam Á, rồi xuyên qua Trung Á đến Trung Hoa và vùng còn lại là của Đông Á và cuối cùng đến Tây Tạng, Bhutan và các vùng xa hơn ở Trung Á.
04/11/2020(Xem: 5244)
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.
04/11/2020(Xem: 8280)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
04/11/2020(Xem: 5450)
Trước màn hình computer, lướt qua hàng loạt hình ảnh ngập tràn cảm xúc giữa nạn nhân bão lũ, các đoàn từ thiện của chư Tăng ni và quần chúng tự phát. Với cái sống và chết đang đe dọa trong vùng thiên tai, thế mà bao tấm lòng phương xa miền Nam vẫn can đảm ngập lặng trong nước, chìm đắm trong mưa và gió lạnh, để đến trao tận tay những phần quà tình nghĩa. Ca sĩ Thủy Tiên quên cả ăn, uống vội hộp sữa cho qua cơn đói. Tô mì ăn liền nóng hổi cũng tranh thủ dưới vành nón che mưa, hình ảnh đẹp hơn cả khi bảnh bao dưới ánh đèn màu trên sân khấu; ôi, cái đẹp tuyệt trần tình người mà bao lâu Thủy Tiên đã thấm đượm tinh thần từ bi nơi cửa Phật.
04/11/2020(Xem: 5319)
Ở trong một ngôi nhà do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng, một trong những thành phố cao nhất thế giới, anh Sunnamdanba một cư dân nói với các nhà báo nước ngoài, trong một chuyến du lịch do chính phủ tài trợ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải thiện đời sống đến mức nào, và tôn giáo đã trở nên không liên quan.
03/11/2020(Xem: 4774)
Phước Hoa Mây Vẫn Trắng Cỏ Cây Lá Vẫn Xanh Ngàn Năm Hương Sen Tỏa Vườn Ươm Mộng Pháp Lành
03/11/2020(Xem: 6054)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]