Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Đảo chính Quân sự ở Myanmar Mang lại Cơ hội cho Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc PG

05/04/202110:51(Xem: 4918)
Cuộc Đảo chính Quân sự ở Myanmar Mang lại Cơ hội cho Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc PG

Cuộc Đảo chính Quân sự ở Myanmar

Mang lại Cơ hội cho Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc PG

(The military coup in Myanmar presents opportunities to Buddhist nationalists)

 Tin Myanmar 1-20210406

Hình 1: Những người vẫy cờ quốc gia và quân sự ở thủ đô Yangon, Myanmar sau khi quân đội tổ chức đảo chính. Ảnh: AP/Thein Zaw

 

Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các  tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia.

 

Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.

 

Các chế độc tài quân sự Myanmar này thể hiện thái độ mâu thuẫn với tôn giáo chính của đất nước này là Phật giáo, các phong trào Phật giáo, nói chung là đối lập với sự cai trị của quân đội, đã từng bị đàn áp nghiêm trọng. Đồng thời, quân đội đã thu hút một mức độ hợp pháp đáng kể từ chủ nghĩa dân tộc, về bản chất của Myanmar có liên hệ mật thiết với Phật giáo.

 

Với tư cách là các học giả về quan hệ quốc tế, người nghiên cứu các phong trào xã hội, sự hình thành bản sắc và xung đột, chúng tôi đã nghiên cứu sự phát triển và lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo ở Myanmar. Mặc dù các nhóm này có thể không phải là đồng minh đáng tin cậy của quân đội, nhưng họ là một lực lượng hùng mạnh với một căn cứ cơ sở quy mô.

 

Sự Xuất hiện của một Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo

 

Myanmar rất đa dạng về sắc tộc. Chính phủ Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á đã chính thức công nhận 135 nhóm sắc tộc. Về tôn giáo, có sự hiện diện khá lớn của các nhóm thiểu số Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, nhưng gần 90% dân số được xác định là Phật tử.

 

Nguồn gốc của Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo bắt nguồn từ quá khứ, Myanmar đã trở thành thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát, cai trị của thực dân đế quốc Anh vào năm 1824. Chính quyền thuộc địa đã rút lại sự hỗ trợ truyền thống của nhà nước đối với các cơ sở tự viện tôn giáo, thúc đẩy giáo dục thế tục, đàn áp các truyền thống Phật giáo và khuyến khích hoạt động truyền giáo của đạo Cơ Đốc.

 

Dưới chế độ thuộc địa, người Anh thường di chuyển dân cư địa phương đến các thuộc địa khác nhau. Tại Myanmar, xứ chùa tháp Phật giáo dưới sự cai trị của Đế quốc Anh, nhưng đã bị quân đội thay đổi sau khi dập tắt phong trào ủng hộ dân chủ tại Myanmar vào năm 1989, những người thực dân đã đưa người Ấn Độ giáo và Hồi giáo vào phục vụ chính quyền thuộc địa.

 

Điều này dẫn đến việc các doanh nhân Ấn Độ thống trị một số lĩnh vực nền kinh tế. Người Anh đã thúc đẩy lao động nhập cư để tăng cường canh tác đồng ruộng trồng lúa, hoa màu và thu lợi nhuận. Từ những năm 1871 đến năm 1911, dân số Hồi giáo tăng gấp 3 lần.

 

Mỗi yếu tố này đều tạo ra sự phẫn uất đáng kể trong dân cư theo đạo Phật. Sau đầu thế kỷ 20, vào những thập niên 1930, bạo lực nổ ra giữa người dân Myanmar và những người gốc Ấn Độ. Đặc biệt, người Hồi giáo bị coi là mối đe dọa đối với lối sống địa phương.

 

Năm 1948, Myanmar giành được độc lập từ sự cai trị của thực dân đế quốc Anh. Nhưng trong 14 năm sau đó, đất nước chùa tháp này phải vật lộn với xung đột sắc tộc vũ trang và bất ổn chính trị.

 

Trong thời kỳ cai trị của quân đội, các tổ chức truyền thống Phật giáo bị đàn áp dữ dội. Đầu thế kỷ 21, vào năm 2007, khoảng 80.000 vị tăng sĩ Phật giáo đã xuất hiện để dẫn đầu các đoàn biểu tình, hùng hậu đến mức phong trào phản đối quyết định của chính quyền quân sự về việc tăng giá nhiên liệu và hàng hóa được đặt tên là “Cách mạng Áo cà sa”, một cuộc nổi dậy đã giúp mở đường cho các cải cách dân chủ. Bản thân cuộc cách mạng đã bị chế độ quân sự dập tắt, nhưng các chuyên gia tin rằng, nó có thể đã giúp mở ra kỷ nguyên dân chủ hóa bắt đầu từ năm 2011. 

 

Đó là thời điểm nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Bà là con gái của vị danh Tướng Phật tử Aung San, người được cho là anh hùng đem lại nền độc lập cho Myanmar. Tướng Aung San bị ám sát khi bà Suu Kyi được 2 tuổi.

 

Sự Trỗi dậy của Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo

 

Cuộc khủng hoảng hiện nay diễn ra trong một môi trường gia tăng căng thẳng giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc Phật giáo và các nhóm thiểu số. Kể từ khi bắt đầu tự do hóa chính trị vào năm 2011, Myanmar đã gặp rắc rối bởi sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Phật giáo, các phát biểu thù địch chống lại người Hồi giáo và bạo lực đẫm máu giữa các cộng đồng, không chỉ ở bang Rakhine mà trên khắp đất nước.

 

Tổ chức mang tính dân tộc chủ nghĩa nổi bật nhất là Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo (thường được gọi là MaBaTha), bao gồm các nhà sư, nữ tu và các tín đồ.

 

Sự gia tăng này không phải là ngẫu nhiên. Chính phủ do quân đội chỉ định dẫn đầu quá trình chuyển đổi dân chủ từ năm 2011 đến năm 2016, đã dỡ bỏ các hạn chế về ngôn luận và hội họp, cho phép các vị tăng sĩ Phật giáo tham gia chính trị. Nổi bật nhất trong các nhóm dân chủ nghĩa dân tộc là Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo, thường được viết tắt theo ngôn ngữ Myanmar ‘MaBaTha’ do một số các nhà sư lãnh đạo.

 

Do tính chất phi tập trung cao, ước tính về số lượng thành viên của họ khác nhau rất nhiều, nhưng người ta tin rằng có khoảng 20.000 đến 80.000 thành viên ở Yangon, thủ đô của Myanmar.

 Tin Myanmar 2-20210406

Hình 2: Các vị sư thuộc nhóm dân chủ nghĩa dân tộc là Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo (MaBaTha), tổ chức ngoài vòng pháp luật, ở Mandalay, Myanmar năm 2015. Ảnh: AP/Hkun Lat, File

 

Phong trào MaBaTha (Hiệp hội Bảo vệ giống nòi và tôn giáo) ngày càng trở thành một tác nhân gây bất ổn, đặc biệt là trong chiến dịch lên tiếng của họ chống lại nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya, và chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã cố gắng kiềm hãm sự phát triển của nhóm cực đoan này bằng cách đặt họ vào ngoài vòng pháp luật kể từ năm 2017. Điều này không ngăn cản được sự phát triển của phong trào, bởi nó chỉ đơn giản là sau này đã tự đổi tên trong 2017 thành Tổ chức Phật pháp Parahita và khuyến khích những người theo dõi tiếp tục công việc của họ dưới danh xưng đổi mới này.

 

Chủ nghĩa dân tộc và sức hấp dẫn rộng rãi của nó

 

Các luận điệu chủ nghĩa dân tộc đã tìm thấy sức hấp dẫn của đông đảo quần chúng Phật tử, và làm cho chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo trở thành một lực lượng xã hội quan trọng tại Myanmar. Vào năm 2017, trong cuộc đàn áp bạo lực của quân đội đối với nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya, đã có sự ủng hộ đáng kể của người dân đối với các hành động của họ đối với những người theo đạo Phật ở Myanmar.

 

Trong khi đó bà Aung San Suu Kyi và  Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) không phải vô tội khi nói đến việc khuyến khích một loại chủ nghĩa dân tộc Phật giáo. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử năm 2015, không có người Hồi giáo nào xuất hiện trên lá phiếu cho đảng cầm quyền hoặc phe đối lập. Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) không cho phép người Hồi giáo tranh cử với tư cách ứng cử viên chính trị.

 

Năm 2017, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã tích cực tham gia vào các nỗ lực nhằm làm mất uy tín các báo cáo về hành vi tàn bạo chống lại người Hồi giáo thuộc nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya.

 

Mặc dù vậy, nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc ở Myanmar tin rằng, bà Aung San Suu Kyi và  Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) vì Dân chủ là những người bảo vệ Phật giáo “quá yếu”.

 

Trở lại chế độ Quân sự

 

Cuộc đảo chính quân sự diễn ra khi Quốc hội vừa tổ chức phiên họp đầu tiên kể từ cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái.  Ngày 13/11/2020, Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar cho biết Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử tại nước này. Cụ thể, NLD thắng gần 400 ghế trong Quốc hội (hơn 60%), quân đội có 25% số ghế đương nhiên. Riêng Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được quân đội ủng hộ, chỉ giành được 30 ghế.

 

Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) không công nhận kết quả, cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử và yêu cầu Ủy ban Bầu cử phải điều tra và giải quyết. Đảng này cho rằng có đến 10 triệu phiếu gian lận. Ngày 26/1, quân đội Myanmar ra tối hậu thư cho Ủy ban Bầu cử, tuyên bố sẽ hành động nếu ủy ban này không giải quyết cáo buộc gian lận về danh sách cử tri.

 

Mặc dù không có mối quan hệ chính thức nào giữa Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP), và các nhóm theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo, nhưng trong chiến dịch bầu cử năm 2020, luận điệu của đảng này chắc chắn đã thu hút được họ. Họ đã áp dụng chủ đề chủ nhĩa dân tộc là “bảo vệ” tôn giáo, miêu tả Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi như một đảng “tiêu diệt tôn giáo”.

 

Sau cuộc bầu cử, Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) đã cáo buộc Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) gian lận trong bầu cử, nhưng đưa ra rất ít bằng chứng về hiệu quả đó. Trong bối cảnh căng thăng gia và thông tin sai lệch lan truyền trên mạng, quân đội đã thực hiện động thái giành chính quyền.

 

Ngoài luận điệu của Chủ nghĩa Dân tộc tập trung vào Tôn giáo, một dấu hiệu khác cho thấy quân đội tìm kiếm sự ủng hộ của những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo là số nhiều thành viên xã hội dân sự bị bắt trong đó có ba vị tăng sĩ Phật giáo, những người đã thẳng thắn chỉ trích quân đội, và các nhóm Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo cực đoan. Điều này báo hiệu cho những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo rằng, các đối thủ của họ từ trong cộng đồng tăng sĩ Phật giáo, cũng được coi là mối đe dọa của quân đội. Nhưng những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo có thể không phải là đồng minh đáng tin cậy cho quân đội. Như lịch sử cho thấy, họ sẽ không ủng hộ một chế độ quân sự trừ khi nó phục vụ cho lợi ích của họ.

 

Lip video

 

Myanmar coup: Military 'sad' at protest deaths but vows to stop 'anarchy'

https://www.youtube.com/watch?v=qlKWdS-k2sw

 

EU sanctions Myanmar, Germany condemns 'murders' [Contains graphic images]

https://www.youtube.com/watch?v=Zm9xIBLaboY

 

Myanmar Coup: United States plans to impose sanctions on two conglomerates | English News

https://www.youtube.com/watch?v=pe1tyF5WZGM

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Conversation)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2022(Xem: 9291)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
01/03/2022(Xem: 5661)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 5767)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
24/02/2022(Xem: 4350)
Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.
24/02/2022(Xem: 4259)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8508)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5466)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4129)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
19/02/2022(Xem: 6307)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5205)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]