Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sri Lanka: Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero vừa Viên tịch

30/03/202108:00(Xem: 4995)
Sri Lanka: Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero vừa Viên tịch

Sri Lanka: Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero vừa Viên tịch

 Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero 3

Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.

 

Tiểu sử

Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero

(1933-2021)

 

Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero tục danh Sirimevan Rodrigo, sinh vào ngày 23 tháng 1 năm 1933 tại làng Kotugoda, Minuwangoda, Sri Lanka, là con trai út trong một gia đình có bảy anh chị em, năm trai và hai gái. Phụ thân của Ngài là cụ ông Haramanis Rodrigo và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Selestina Rodrigo. Vốn sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời theo truyền thống đạo Phật, kính tin Tam bảo. Thuở nhỏ, Ngài được học từ Trường Phật học Kotugoda Rahula Maha Vidyalaya tại làng Kotugoda, Minuwangoda, Sri Lanka.

 

Thuở ấu thơ, Ngài có phúc duyên được gắn bó với ngôi chùa làng và sau đó trở thành đệ tử của Trưởng lão Hòa thượng Unavatune Dhammapala Thera, Trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia phía nam của Colombo. Ngài được Hòa thượng Bản sư cho thế phát, xuất gia, thụ giới Sa di vào ngày 18 tháng 8 năm 1948 và được ban pháp danh Kotugoda Dhammawasa.

 

Năm 1952, Ngài tu học tại trường Phật học Paramadhammacetiya Pirivena, Ratmalana, vùng ngoại ô thuộc quận Colombo, tỉnh Tây, Sri Lanka và sau đó tu học tại Phật học viện Vidyodaya Maha Pirivena ở Maligakanda, Colombo. Trong suốt cuộc đời tại Phật học viện Vidyodaya Maha Pirivena, Ngài đã nghiên cứu chuyên sâu về Pāli Đại Tạng Kinh và Phạn Văn Đại Tạng Kinh.

 

Năm 1954, Ngài thụ đại giới Tỳ kheo tại Udakkukhepa Seemamalakaya, sông Kalu Ganga, huyện Kalutara, miền tây Sri Lanka. Sau đó, Ngài cộng tác với các vị tôn túc nổi tiếng trong giới Phật học như Hòa thượng Kalukondayave Pannasekara Nayaka Thera, Welivitiye Sorata Nayaka Thera, Walane Sitthissara Thera, Paravahara Vajiranana Nayaka Thera, Narada Thera, Piyadassi Thera, Beruwala Siri Sumangala Sirinivasa Mahanayaka Thera, Ambalangoda Dhammakusala Mahanayaka Thera, Moratuwe Sasanaratana Anunayaka Thera, Moratuwe Pemaratana Thera. . .

 Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero 1

Sau khi xuất gia, thụ giới, tu học tại các Phật học viện, Ngài đã trở thành một tác giả với phong cách phong phú, đa dạng, đã xuất bản hơn 36 cuốn sách về các chủ đề khác nhau liên quan đến Phật giáo, kể từ thập niên 1960 bao gồm: Nivanata Maga, Ketumati Rajadhaniya, Kosala Raju Dutu Sihina, Dhammo Have Rakkhati Dhammacari. Ngài đã thành lập Hiệp hội Bauddhodaya tại Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia phía nam của Colombo để thúc đẩy phong trào xóa nạn mù chữ. Sau đó, Ngài bắt đầu xuất bản “Vesak thường niên”.

 

Ngài đã từng đảm trách nhiều chức vụ khác nhau trong tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka, bao gồm:

 

Năm 1970, Ngài được bổ nhiệm thành viên Ủy ban Công tác Phật sự, Giáo phẩm Danh dự (Maha Nayaka). Năm 1981, Trưởng ban Tăng sự Giáo hội Nakaya. Năm 1990, Phó trưởng ban (Anunayaka) của Amarapura Nikaya và Thư ký Amarapura (Sama Lekhakadhikari). Năm 1980, Thư ký Amarapura (Sama Lekhakadhikari). Năm 1992, Tổng Thư ký (Maha Lekhakadhikari). Ngài là đã trở thành nhân vật tiên phong đạt được thành tựu Sanghadhikarana Panatha đã được soạn thảo và thông qua (Đạo luật Tôn giáo, Ecclesiastical Act).

 

Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Ngài được suy tôn ngôi vị Chủ tịch tông phái Amarapura Nikaya, Phật giáo Sri Lanka. Trong khi đó, Ngài dành thời gian cho việc hoằng dương chính pháp Phật đà ở nước ngoài, cả châu Á và phương Tây, như các quốc gia Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Bhutan, Đức, Vương quốc Anh và Mỹ.

 

Vào ngày 2 tháng 3 năm 2007, tại Hội trường Swarnaguha, Myanmar, Ngài được Chính phủ Myanmar phong tặng danh hiệu "Aggamahapandita".

 

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2016, Ngài được suy tôn ngôi vị Hội đồng Trưởng lão Tăng Đoàn Maha Nayaka, tông phái Amarapura Nikaya.

 

Vào ngày 26 tháng 5 năm 2017, Ngài được suy tôn ngôi vị Tăng thống tông phái Amarapura Nikaya, Phật giáo Sri Lanka.

 

Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, thuận thế vô thường, Ngài thanh thản trút hơi thở, an nhiên viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.

 

Thuở sinh tiền, Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero được ghi nhận suốt thời gian hơn 50 năm, là người xuất sắc trong việc tuyên dương diệu pháp Như Lai trên đài phát thanh quốc gia Sri Lanka.

 

Các bài thuyết pháp của Ngài, đã được sự hâm mộ đông đảo khán thính giả hải ngoại như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Nga, Singapore, Myanmar, Thái Lan, Pakistan và Mông Cổ. Ngài rất có công trong việc hồi sinh những ngôi già lam cổ tự đổ nát ở Myanmar và Nepal.

 

Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero là một tác giả, nhiều tác phẩm phong phú đa dạng, đã xuất bản hơn 36 cuốn sách về các chủ đề khác nhau liên quan đến Phật giáo kể từ sau nửa thế kỷ 20, thập niên 1960.

 

Các tác phẩm của Ngài đã tạo được sự hấp dẫn lớn đối với độc giả bởi văn phong phóng khoáng cởi mở, khiến người đọc cảm thấy tâm thanh thản hồn nhiên. Ngài sử dụng một ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn các sự kiện và hiểu biết được rút ra từ các thánh điển Phật giáo, được tôn kính như Tam Tạng và Sách Jataka.

 Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero 2

Lip video

 

Most Ven Kotugoda Dhammawasa Thero | 2018-07-31

https://www.youtube.com/watch?v=z5GkyG_-XH0

 

President calls on Most Ven. Kotugoda Dhammawasa Nayaka Thero (English)

https://www.youtube.com/watch?v=Un8_gsFBcKk

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Sri Lanka News: ColomboPage)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2020(Xem: 8265)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
04/11/2020(Xem: 5447)
Trước màn hình computer, lướt qua hàng loạt hình ảnh ngập tràn cảm xúc giữa nạn nhân bão lũ, các đoàn từ thiện của chư Tăng ni và quần chúng tự phát. Với cái sống và chết đang đe dọa trong vùng thiên tai, thế mà bao tấm lòng phương xa miền Nam vẫn can đảm ngập lặng trong nước, chìm đắm trong mưa và gió lạnh, để đến trao tận tay những phần quà tình nghĩa. Ca sĩ Thủy Tiên quên cả ăn, uống vội hộp sữa cho qua cơn đói. Tô mì ăn liền nóng hổi cũng tranh thủ dưới vành nón che mưa, hình ảnh đẹp hơn cả khi bảnh bao dưới ánh đèn màu trên sân khấu; ôi, cái đẹp tuyệt trần tình người mà bao lâu Thủy Tiên đã thấm đượm tinh thần từ bi nơi cửa Phật.
04/11/2020(Xem: 5314)
Ở trong một ngôi nhà do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng, một trong những thành phố cao nhất thế giới, anh Sunnamdanba một cư dân nói với các nhà báo nước ngoài, trong một chuyến du lịch do chính phủ tài trợ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải thiện đời sống đến mức nào, và tôn giáo đã trở nên không liên quan.
03/11/2020(Xem: 4768)
Phước Hoa Mây Vẫn Trắng Cỏ Cây Lá Vẫn Xanh Ngàn Năm Hương Sen Tỏa Vườn Ươm Mộng Pháp Lành
03/11/2020(Xem: 6043)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
03/11/2020(Xem: 5484)
Viện Đại học Phật giáo Viên (원불교대학원대학교, Won Buddhism Graduate School), một cơ sở giáo dục dựa trên tinh thần sáng lập của tông phái Phật giáo Viên (원불교), Hàn Quốc, nhằm mục đích đào tạo các cán bộ giảng dạy Phật giáo Viên. Viện Đại học Phật giáo Viên đủ điều kiện để nhận những sinh viên có bằng Cử nhân tại các Đại học Wonkwang, Đại học Younsan Sunhak. . . Đây là một trường Đại học được thành lập như một nơi để đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Viện Đại học Phật giáo Viên.
02/11/2020(Xem: 6458)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 6324)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5235)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 5728)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]