Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành Giả - Hành Trạng Và Hành Trì

27/03/202109:59(Xem: 5191)
Hành Giả - Hành Trạng Và Hành Trì
monk 2

Nếu không xem Phật giáo là một tôn giáo, những ai đến với Đạo Phật, được xem là một hành giả chọn con đường tiến đến giải thoát, bởi vì, ngoài đẳng cấp Nhân-Thiên, là hành trạng tô bồi thiện nghiệp cho quả vị phước báu, vẫn còn trôi lăn trong tam giới.

                                                  ***

Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.

“Phước Trí nhị nghiêm” là hạnh nguyện Bồ Tát đạo. Hành thiện mà không tu huệ, đó là quả vị “Nhân Thiên”, kết quả giàu sang, sung túc vật chất, chưa thể đi đến giải thoát. Chuyên hành trì tuệ giác mà thiếu vun bồi gốc rễ phước báu, danh từ chuyên môn gọi là “càn huệ địa”, vùng đất tuệ giác khô khốc như hoa mọc trên đất nắng hạn. Có những hành giả chuyên tu miên mật, ít được cúng dường, đây là kết quả thiên về tu huệ bỏ quên hành phước.

Chúng ta đang nói về những hành giả cưu mang công hạnh Bồ Tát đạo, đang thâm nhập vào thế gian, vừa hành trì mật pháp, vừa tế độ nhân sinh.Phẩm nhập pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm,nói về công hạnh của Thiện Tài đồng tử cầu pháp 53 vị Thánh hạnh, từ Thánh quả đến tục đế, có nghĩa từ hữu hình đến vô hình, từ tục đế đến Thánh đế đều cầu học, thâm nhập mọi lãnh vực; học đủ tất cả về sắc pháp, tâm pháp và phương pháp hành Bồ Tát đạo. Trong đó, có cả ngũ minh:Thanh minh,Công xảo minh, Y Phương Minh, Nhân Minh, Nội Minh.
Hai vị chủ đạo hướng dẫn cho Thiện Tài đồng tử là Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ và Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho  đại nguyện.

Pháp giới không chỉ là hiện tượng vũ trụ, còn là pháp tánh, là chân như, là bản thể tánh giác, là pháp thân thường tại.Hành giả thâm nhập pháp giới là nhập vào tánh giác, đi từ tục đế tiến đến chân đế. Kinh Kim Cang nói “Như Lai, tức vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai”.đó là pháp tánh.
“Phóng chi tắc cai la thế giới, thu chi tắc tế nhập vi trần” (Buông ra thì trùm khắp pháp giới, thâu lại thì nhỏ hơn vi trần), nên pháp giới là tâm của vũ trụ, đồng thới cũng là tâm của con người. Theo Kinh Hoa Nghiêm: 1. Sự vô ngại pháp giới: 2. Lý vô ngại pháp giới: 3. Lý sự vô ngại pháp giới.sự sự vô ngại pháp giới. Lý và sự là phản ánh tâm thức, tâm thức căn bản vô hinh vô tướng, do đó lý sự đều vô chướng ngại trên đạo lộ hành trì. Pháp giới là đối tượng phóng tâm của thức, Duy thức gọi là “Tam thế duy tâm, vạn pháp duy thức”

Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam

(Do giả thiết ra ngã và pháp, mà có các hiện tượng sai khác. Tất cả hiện tượng  đó đều do thức chuyển biến phát sinh. Thức năng biến nầy có ba loại: thức Dị thục, thức Tư lương, và thức Phân biệt các đối tượng

Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thùy miên dữ muộn tuyệt

(Ý thức thường hiện khởi, chỉ trừ khi sinh lên cõi trời Vô tưởng, khi nhập vào Vô tưởng định và Diệt tận định, lúc ngủ mê, và khi bị chết giấc (năm trường hợp trên đây ý thức không hiện khởi tác dụng).

 Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhất thiết duy thức

 (Do các thức chuyển biến sinh khởi ra năng phân biệt và sở phân biệt; chính các pháp nầy đều không, cho nên tất cả là Duy thức.)

Vì thế Thiện Tài đồng tử đầu tiên gặp Bồ tát Văn Thù tức đầu tiên khởi sự hành trì là “căn bản trí, tức trí tuệ .Được hướng dẫn thông qua mọi thể trạng chân và tục đế, sau đó Thiện Tài đồng tử đến bái lễ đức Quán Âm, khởi phát tâm đại bi phổ quát. Đây là tâm từ căn bản của mọi hành giả cũng như chư Thánh giả. Khi hành giả kinh qua mọi cảm nghiệm trong cuộc sống, chọn một pháp hành để hướng nội”nội quang phản chiếu”; dùng trí tuệ hướng vào nội hành để lắng nghe mọi cảm thức, mọi hạt giống tham dục , mọi kiết sử, hóa giải nghiệp thức bằng sóng âm tự tánh hay còn gọi là âm thanh nội tại; khi âm lực phát triển thì mọi cảm thức, mọi chủng nghiệp dần bị bào mòn đến khi căn bản thức biến thành bạch tịnh thức, thì trí tuệ còn gọi là ánh quang minh phát sinh. Ánh sáng của tuệ giác hay âm thanh nội tại cuối cùng là một. Đạo gia gọi là “vạn thù quy nhất bản”, đây chưa phải là điểm cuối khi chúng còn là một; vấn đề đặt ra là “nhất quy hà xứ?” Còn trụ lại một là còn điểm vướng của tâm thức
Kinh Hoa Nghiêm nói đến 10 loại thân là nói đến hiện tượng và bản thể.


1. Chúng sanh thân 
2. Quốc độ thân
3. Nghiệp thân
4. Thanh Văn thân
5. Duyên Giác thân                                                                                                  
6. 6 Bồ Tát thân                                                                                                                                  
7. Như Lai thân

8. Trí thân
9. Pháp thân
10.  Hư không thân: Thế giới thường tịch quang hay Tỳ Lô Giá Na thân.

Trong tiến trình hành trì của Bồ tát đạo đạt đến giải thoát, phải kinh qua lắm trạng huống là:

Hoan hỷ địa (tâm ý hoan hỷ) 2. Ly cấu địa (xa lìa phiền não) 3. Phát quang địa (trí tuệ chói sáng) 4. Diệm tuệ địa (trí tuệ rực rỡ) 5. Cực nan thắng địa (vô cùng khó khăn mới đạt được) 6. Hiện tiền địa (chân như hiển hiện) 7. Viễn hành địa (đi xa) 8. Bất động địa (không lay động) 9. Thiện tuệ địa (trí tuệ diệu dụng) 10. Pháp vân địa (mây pháp che khắp cả muôn loài chúng sinh).

Sở dĩ Kinh Hoa Nghiêm phân tích tỉ mỉ là biểu thị trạng thái tâm từ tục đế đến chân đế. Từ tướng đi vào tánh. Vì thế Văn Thù là trí tuệ,Phổ Hiền là công hạnh. Tướng tánh viên thông, nhất đa tương dung.

                                                   ***

Hành giả vẫn sống trong đời mà không bị  đời lôi kéo, bởi thế gian pháp tức Phật pháp. Thâm nhập vào đời “nhập pháp giới” của Thiện tài đồng tử là hạnh tu tích cực, vừa độ đời, vừa chuyển hóa nghiệp thân; tiếp nhận mọi thế sự mà không nhiễm sự thế; Phải chăng, đó là pháp hạnh nội quán, luôn lắng nghe nội tại cũng như lắng nghe niềm thống khổ của cúng sanh, sau khi tiếp nhận sự giáo hóa của 53 vị giáo thọ, Thiện Tài đã đến với hạnh Quan Âm là đoạn đường hành trì quyết định của một hành giả để thoát khỏi tam đồ ác đạo, nhân quả luân hồi?

MINH MÂN
26/3/2021





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2018(Xem: 7704)
Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu.
14/02/2018(Xem: 11063)
Đời người trong khoảng một trăm năm Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm Giành giựt bao nhiêu buông xả hết Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ “Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm
13/02/2018(Xem: 6445)
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng. Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau. Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược. Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa? Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số. Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều. Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ. "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
11/02/2018(Xem: 7155)
Tâm ý cân bằng hay tâm ý bất bình thường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người. Khoa học và y khoa đã chứng minh tâm thần bất an làm bất quân bằng lượng hormones (imbalance hormones) đưa đến tổn thương cho cơ thể. Giải thưởng Nobel về sinh học, Elizabeth H. Blackburn đã cho biết: con người muốn sống lâu trăm tuổi thì ăn uống điều độ chiếm 25%, những yếu tố khác chiếm 25%, nhưng tâm lý cân bằng chiếmtới 50%!
06/02/2018(Xem: 8292)
Trong những thời rất xa xưa, lặng lẽ tu hành trong am vắng góc rừng được khuyến khích. Đó là những thời rất xa xưa… khi Kinh Phật ghi rằng “…đi tới góc rừng, tới gốc cây, hay tới một lều trống, nhà sư ngồi quán chiếu…” Trong thế kỷ của chúng ta, không còn bao nhiêu rừng, không còn bao nhiêu cội cây vắng để có thể tới ngồi. Và khi ngồi ở phố thị, bất kể ở một góc phố Bolsa tại Quận Cam, hay trong Phố Tàu New York, một nhà sư cũng không thể tách rời với những gì bận rộn ồn ào được thấy, được nghe chung quanh. Nghĩa là, không thể tách rời xã hội nổi trong thời này. Đó là chưa kể tới trường hợp, khi mang hạnh nguyện dấn thân phục vụ.
06/02/2018(Xem: 8073)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11327)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9216)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11106)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6456)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]