Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồi Sinh

23/03/202121:06(Xem: 4301)
Hồi Sinh

HỒI SINH


Vĩnh Hảo

lotus_54 

 

Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng trên mặt đất. Nhưng tiết lạnh thì ở lại lâu dài, ngay cả nơi vùng nhiệt đới. Một số nơi trên đất nước rộng lớn này, bão tuyết làm ngưng trệ sinh hoạt hàng ngày và làm băng giá thêm những tâm hồn vị kỷ, tự tôn. Dường như bản tính ở một số người đã không thể đổi thay kịp trước khi vô thường ập lên sinh mệnh. Mưa sa, gió táp, bão lửa, chẳng làm sao xoay chuyển được những cõi lòng cục bộ, thô tháp, đông cứng.

Lẽ ra, ý thức và tình cảm là những thứ trừu tượng, vô hình, linh hoạt, sẽ dễ thay đổi hơn là hình thể vật chất. Thế nhưng, thực tế ngược hẳn. Một khi bám víu vững chắc vào niềm tin và tri kiến như là cách để biểu hiện sự tồn tại của tự ngã, người ta không muốn nhìn nhận mê vọng và nhược điểm của mình. Đồng hóa tự ngã với một tập thể to lớn hơn, hoặc khoác mặc cho sự vị kỷ sai lầm của mình bằng chiếc áo đẹp đẽ như lòng ái quốc, hay sự quyết tâm đạt đến cứu cánh an vui nào đó. Đông cứng bên trong chẳng phải là sự son sắt, trung kiên gì với lý tưởng, mà chỉ là sự cố thủ của cái tâm vị ngã, ái ngã. Người ta sẵn sàng chết cho cái tự ngã đã được bao bọc sơn phết chứ không chịu mở mắt mà giải thoát tri kiến của mình—dù lý tưởng, theo thời gian và nhận thức của số đông, đã được nhìn nhận là ảo tưởng; và thần tượng đã sụp đổ từ lâu.

Khi mùa đông đến, rồi mùa đông đi qua, những cánh đồng bạt ngàn đã rộ nở hoa xuân muôn sắc, con tàu chuyên chở những hy vọng và lý tưởng tuổi trẻ đã mất hút vào đêm đen lịch sử; chúng ta còn lại gì trên hai bàn tay không, trên vầng trán già nua, và trong con tim khô héo vì những vật vã truy tìm, nắm bắt suốt tuổi thanh xuân?

Nếu những điển tích, lời dạy của cổ nhân, thánh nhân, hiền giả Đông phương không thể mở được lòng bạn, hãy đọc thử một bài thơ của thi sĩ Tây phương hiện đại:

Bước đi với niềm bình an, bình an trở thành bạn. Nói với vẻ đẹp, vẻ đẹp bao quanh bạn. Hành động với lòng tốt, lòng tốt tìm đến bạn. Nói với tình yêu, nh yêu chuyển hóa bạn. Hành động với lòng thương, lòng thương tha thứ bạn. Sống với sự thật, sự thật sống trong bạn.

Nhưng nếu chúng ta bước đi với lòng hận thù, hận thù trở thành chúng ta. Nếu chúng ta nói với sự tức giận, tức giận bao vây chúng ta. Nếu chúng ta hành động với đố kỵ, đố kỵ gặm nhấm chúng ta. Vì vậy, hãy cho đi với sự lịch thiệp, lịch thiệp tìm đến chúng ta. Chúng ta tìm kiếm sự kết nối, kết nối có thể chữa lành chúng ta. Và khi chúng ta sống với tiếng cười, tiếng cười có thể nâng chúng ta lên…” (1)

Bài thơ thực ra chẳng có ý tưởng gì mới mẻ. Lời và ý của bài thơ phảng phất hương vị của đạo như thật, đạo giải thoát, đạo từ bi, dù tác giả không hề sử dụng bất kỳ thuật ngữ nào của đạo ấy. Nhưng biết đâu, từ vị trí của một danh ca, từ lời thơ của một thi nhân khác đạo, từ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, bài thơ có thể chạm vào trái tim bạn vào thời điểm nào đó.

Chúng ta, những người phương đông với mấy nghìn năm thấm nhuần các nền đạo học và triết lý cao viễn thâm sâu, nên ít nhất một lần trong đời hay cuối đời, mở bừng mắt ra, mở toang lòng ra, để tình thương lan tỏa, để hận thù tan biến giữa trời xuân.

Trái tim cằn cỗi chẳng qua đã bị vùi lấp dưới một lớp kiến chấp, như hoa tuyết, không phủi đi sẽ trở thành băng đá. Hãy phủi nó đi, và hãy sống với thực tại hiện tiền.

 

Nơi sân trước một ký túc xá đại học, ai đó vô tư nắn một người tuyết đứng vẫy tay với người qua đường, và sư nữ từ đất nước xa xôi đến đây trọ học, thành tâm nắn một ông Phật tọa thiền với vài chiếc lá khô đặt trên lòng bàn tay kết ấn tam-muội (2). Dưới những lớp tuyết trắng xóa là lá mục, và dưới nữa, từ thân cây, từ lòng đất, những nụ mầm của cây cỏ chuẩn bị hồi sinh.

 

California, ngày 22 tháng 03 năm 2021

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

______________

 

 

(1) Walk with Peace, thơ của nữ ca sĩ Jewel (sinh năm 1974), danh ca hàng đầu dòng nhạc đại chúng (popular/pop music) của Mỹ. Theo Wikipedia, “Jewel Kilcher là một ca sĩ, nhạc sĩ, nữ diễn viên và tác giả người Mỹ. Cô đã nhận được bốn đề cử giải Grammy và tính đến năm 2015, cô đã bán được hơn 30 triệu album trên toàn thế giới. Jewel sinh trưởng gần Homer, Alaska, nơi cô lớn lên ca hát và nhảy múa như một cặp song ca với cha cô, một nhạc sĩ địa phương.” Jewel cũng là một thi sĩ với thi phẩm “A Night without Armor.” Bài thơ “Walk with Peace” có lẽ là một bài rời, không nằm trong thi phẩm ấy:

“Walk with peace

And peace becomes you

Speak with beauty

And beauty surrounds you

Act with kindness

And kindness finds you

Speak with love

And love transform you

Act with mercy

And mercy forgives you

Live with truth

And truth will live in you

But if we walk with hate

Hate becomes us

If we speak with anger

Anger surrounds us

If we act with envy

Envy consumes us

So we give with grace

So grace will find us

We seek connection

So connection can heal us

And we live with laughter

So laughter can lift us…”

(2) Samàbhita mudra (ấn tam-muội hay ấn thiền-định). Trong tư thế ngồi kiết-già, hành giả đặt hai bàn tay chồng lên nhau, tay trái trên tay phải hoặc ngược lại; hoặc để song song các ngón đan xen, hai đầu ngón tay cái chạm nhau.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7687)
Như đã học trong bài đầu tiên về Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : ‘tu tâm’ là tu 2 ‘anh chàng ‘ này , 1 anh Ý thức thì ‘mơ tưởng bao la vũ trụ’ một anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng.
10/04/2013(Xem: 8070)
Nếu Duy Thức đối với ACE chúng tôi đã là một ‘khu rừng’ thì Hoa Nghiêm lại hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị ‘bát quái trận đồ.
10/04/2013(Xem: 7788)
Hôm nay ACE chúng tôi mới được thực sự đi vào giáo lý Hoa Nghiêm. Trước hết, chúng ta phải lược sơ qua ‘lịch sử thuyết giảng kinh Hoa nghiêm.
10/04/2013(Xem: 7532)
Theo chương trình học Kinh của Chúng, hôm nay ACE chúng tôi tiếp tục học Hoa Nghiêm , đi vào phẩm thứ 39 : Nhập Pháp Giới.
10/04/2013(Xem: 7226)
Tổ chức GĐPT nói chung, và ACE Huynh trưởng nói riêng, gồm đủ mọi thành phần, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thành thị hay thôn quê, học ‘cao’ hay học ‘thấp’ cho nên khi nói đến ‘Toán học’ hay ‘ khoa học hiện đại’ có nghĩa là Toán học và khoa học cấp phổ thông.
10/04/2013(Xem: 7393)
Đây là bộ Kinh mà ACE chúng tôi đã “nghe danh” từ những năm 60, khi mới “ra nghề” huynh trưởng mà mãi đến nay (1) hơn 20 năm sau mới được học ! như vậy đủ biết chúng tôi nao nức như thế nào!
10/04/2013(Xem: 8957)
Ðây là phẩm mong đợi của ACE chúng tôi, cũng là của mọi người học Kinh DMC , vì sao?- Vì trong phẩm này ngài Văn Thù Sư Lợi chịu đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật.
10/04/2013(Xem: 8052)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 6906)
Chúng ta thường nghe nói về ‘Cái Dũng của nguời quân tử’ ‘Cái Dũng của phàm phu’, ‘Cái Dũng của Thánh nhân’ v..v... nhưng chúng ta chưa thực sự thực tập hạnh này với tư cách là một Phật tử.
10/04/2013(Xem: 12755)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]