Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Tu Sĩ Giản Dị

18/03/202118:17(Xem: 4183)
Một Tu Sĩ Giản Dị
MỘT TU SĨ GIẢN DỊ
 
Nguyên tác: A Simple Monk
Tuệ Uyển chuyển ngữ

 His-holiness-Dalai-Lama-3



MỘT TU SĨ GIẢN DỊ

Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị. nhưng ngài hơn thế ấy rất nhiều. Ngài là lãnh tụ tinh thần và tôn giáo, nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, một vị thầy, một nhà du hành quốc tế, một học giả nổi tiếng, tác giả của nhiều quyển sách, và là một diễn giả và giảng sư được săn đón. Năm 2007, trong một buổi lễ ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C., để trao tặng Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[1], Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã nói: “Với hàng triệu người kính tin và ngưỡng mộ, ngài là một nguồn cội của tuệ trí và từ bi. Đối với những người trẻ, ngài là một gương mẫu tích cực của vấn đề làm cho thế giới là một nơi tốt đẹp hơn như thế nào.”

Đồng bào Tây Tạng xem ngài như một biểu tượng của tự do tôn giáo và hy vọng tốt đẹp nhất cho việc độc lập khỏi Tàu Cộng. Từ 1950, quốc gia Tây Tạng đã bị chiếm đóng bởi lực lượng quân sự Tàu Cộng và tuyên bố như một phần của quốc gia ấy, vốn không bao dung cho Phật giáo Tây Tạng hay bất cứ tôn giáo nào khác. Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng nghìn người khác đã đào thoát khỏi Tây Tạng để tránh sự đàn áp tôn giáo và ngày nay họ vẫn sống lưu vong. Trong khi ấy, qua một đám đông những người Hán ào ạt định cư tại Tây Tạng, người Hoa hiện đông hơn người Tây Tạng trong xứ sở của chính họ.

Từ khi đào thoát sang Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tận dụng không mệt mõi vị trí của ngài như lãnh tụ tôn giáo và chính trị của người Tây Tạng để cho toàn thế giới biết về những sự kiện trong xứ sở của ngài và cố gắng để tác động đến chính quyền Tàu Cộng đồng ý để đạt được một mức độ nào đó của sự tự trị cho dân tộc của ngài. Những mục tiêu khác của ngài là bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng, vốn ngài tin tưởng rằng có nhiều cống hiến cho thế giới.

Đồng bào Tây Tạng gọi lãnh tụ của họ bằng nhiều danh hiệu. Một ít trong số này là Kundun, Yishin Norbu, Kyabgon, và Gyalwa Rinpoche. Trong tiếng Anh có nghĩa là “Presence,” “Savior,” “Wish-Fulfilling Gem,” và “Precious Victor.” Tiếng Việt tạm dịch là “Đấng Thị Hiện,” “Đấng Cứu Độ,” “Ngọc ước Toại Nguyện,” và “Đấng Chiến Thắng Tôn Quý.” Những danh hiệu khác bao gồm “Holy One,” “Glorious One,” “Mighty of Speech,” “Excellent Understanding,” “Absolute Wisdom,” “Defender of the Faith,” and “Ocean.” Tiếng Việt là “Đức Thánh Thiện,” “Đấng Vinh Quang,” “Đấng Ngôn Từ Toàn Năng,” “Đấng Thông Hiểu Tuyệt Hảo,” “Đấng Tuệ Giác Vô Thượng,” “Đấng Thủ Hộ Niềm Tin,” và “Đấng Đại Dương.”

Trong lời nói đầu quyển sách của ngài Tự Do trong Lưu Đày: Tự Truyện của Đạt Lai Lạt Ma, Đức Đạt Lai Lạt Ma tự định nghĩa ngài:

Đạt Lai Lạt Ma có những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Đối với một số người nó có nghĩa Tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Đức Quán Thế Âm, vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với những người khác nó có nghĩa rằng Tôi là một vị “Thánh Vương” (god king). Vào cuối những năm 1950 nó có nghĩa là Phó Chủ Tịch Quốc Hội của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sau đó, khi tôi đào thoát lưu vong, tôi bị gọi là một kẻ phản cách mạng và một kẻ ăn bám. Nhưng không có điều nào trên đây là khái niệm của tôi. Đối với tôi “Đạt Lai Lạt Ma” là một danh hiệu biểu thị văn phòng tôi làm việc [chức vị tôi đảm đương]. Tự chính tôi chỉ là một con người, và nhân đây là một người Tây Tạng, người chọn lựa làm một tu sĩ Phật giáo.

MỘT VỊ THẦY LỚN

Danh hiệu “đạt lai” có nghĩa là “đại dương” trong tiếng Mongolia. Chữ “lạt ma” đơn giản có nghĩa là “vị thầy,” tương tự như thuật ngữ “guru” (đạo sư) trong tiếng Sanskrit. Gộp chung lại, có thể được diễn dịch là “vị thầy đại dương” hay “đạo sư đại dương” do bởi chiều sâu của tuệ trí và từ bi của ngài. Có hàng nghìn lạt ma trên thế giới. Họ được dạy và thực hành Phật giáo chỉ ở Tây Tạng và Mông Cổ, vùng Trung Á, nhưng bây giờ rải rác khắp thế giới. Mỗi lạt ma phải trải qua một sự rèn luyện sâu rộng về triết lý và nghi lễ Phật giáo Tây Tạng trước khi được cho phép giảng dạy. Trong cách này, họ tương tự như những tu sĩ Thiên Chúa giáo La mã, những mục sư Tin Lành, những giáo sĩ Do Thái, giáo sĩ Hồi giáo, những người phải được rèn luyện trong những niềm tin tương ứng cho đến khi thấy rằng đủ năng lực để giảng day và thuyết giáo. Mặc dù thế, có một sự khác biệt rất lớn tách rời những lạt ma Phật giáo khỏi những đối tác của họ trong hầu hết những tôn giáo khác trên thế giới. Theo sự tính toán của Phật giáo Tây Tạng thì hầu hết những vị lạt ma là hàng trăm tuổi.

Vì Phật giáo tin tưởng vào sự tái sinh – rằng khi một người chết đi, tâm thức của họ được tái sinh trong một thân thể khác – họ tin những vị thầy lớn sở hữu tâm thức vốn sẽ trở lại, từ đời này sang đời khác, để hướng dẫn họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị thầy lớn. Trong thực tế, người Tây Tạng tin rằng tất cả mười bốn Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngược lại những năm 1300, cùng sở hữu một tâm thức. Do bởi niềm tin này, họ tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma, xem ngài như một vị Thánh Vương.

Mặc dù nhiều người không phải Phật tử không tin vào sự tái sinh – và, do thế, không cùng chia sẻ niềm tin trong nhiều kiếp sống của ngài – nhưng hàng triệu người khắp thế giới  vẫn có niềm tôn kính vô vàn với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sự lạc quan hoàn toàn, dáng vè tích cực, sự thông minh nhanh lẹ, sự tiếu lâm rạng rở,  cảm  nhận hiển nhiên của sự bình an nội tại của ngài, cũng như sự quan tâm rõ ràng cho tất cả mọi người, đã là cảm hứng cho mọi người ở tất cả mọi đức tin. Đối với nhiều người, đó là một hiện tướng kỳ lạ - luôn luôn ăn mặc trong y áo màu nâu đỏ và vàng kim, tuy thế, đeo cặp kính hiện dại và đôi giày nâu Oxford – làm họ tò mò. Đối với những người khác, đó là thái độ trầm lặng, khiêm tốn của ngài, nụ cười mĩm luôn trên đôi môi, cùng tiếng bật cười nhanh chóng và chân thành của ngài.

Tuy thế, không phải tất cả mọi người cùng chia sẻ ý kiến cao cả của vị tu sĩ đáng kính này. Ngài từng bị gọi là một kẻ phản cách mạng và một kẻ ăn bám bởi nhà cầm quyền Tàu Cộng. Một số người thấy những nổ lực để bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng của ngài như cản đường tiến triển – bám vào quá khứ phong kiến. Một số tin rằng ngài tạo ra rắc rối bất cứ khi nào ngài đi hay bất cứ điều gì ngài làm là vì danh tiếng của chính ngài hay vì lợi lạc tiền bạc. Một số đồng bào của ngài không đồng ý với chương trình của ngài. Bất chấp mọi tranh luận, mọi người trên khắp thế giới được Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền cảm hứng và thích thú để nghe những gì ngài nói, mặc cho sự khởi đầu khiêm tốn của ngài trong một vùng xa xôi hẻo lánh của Trái Đất.

***
Trích từ The Dalai Lama (People in the News)
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 6290)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6211)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 4985)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 4963)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 10931)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6738)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3184)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 3970)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6197)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 4012)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]