Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng Lưu vong Tuyên bố Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng

14/03/202115:44(Xem: 3928)
Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng Lưu vong Tuyên bố Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng

Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng Lưu vong Tuyên bố Kỷ niệm 62 năm
ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng

(Statement of the President of the Central Tibetan Administration on the 62nd Anniversary of the Tibetan National Uprising Day)

 Thủ tướng Chính phủ  Tây Tạng lưu vong  Tiến sĩ Lobsang Sangay

Hình 1: Thủ tướng Chính phủ  Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng đứng trước tòa nhà chữ T 5 tầng, tòa nhà đặc trưng của trụ sở Trụ sở của Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA) đặt tại thành phố Dharamshalah ở Ấn Độ, ngày 10/3/2021. Ảnh: Tenzin Jigme / CTA

 

Sáu mươi hai năm trước, vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, hàng nghìn người Tây Tạng ở Lhasa, thủ đô của Tây Tạng đã đồng loạt nổi dậy trong công cuộc tổng khởi nghĩa chống xâm lăng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Trung ương Tây Tạng tưởng niệm và tôn vinh lòng dũng cảm, và tinh thần bất khuất của các vị anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Chúng ta vẫn thương nhớ, những người Tây Tạng tại quê nhà cao nguyên Tây Tạng đang chịu đựng với sự cai trị hà khắc bởi bạo quyền của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lời cầu nguyện và tư duy của chúng tôi ở bên họ và chúng tôi tiếp tục đoàn kết với họ.

 

Vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời đến tham dự buổi biểu diễn sân khấu tại trụ sở quân đội Trung Quốc bên ngoài Lhasa. Một ngày trước khi sự kiện diễn ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được yêu cầu tham dự sự kiện nhưng không có vệ sĩ đi cùng. Khi thông tin này đến được với người dân, hàng  nghìn người Tây Tạng đã hình thành một chuỗi người xung quanh cung điện Norbulingka để bảo vệ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bảy ngày sau, hai quả đạn của súng cối bắn từ doanh trại quân đội Trung Quốc gần đó, rơi xuống bên ngoài cổng phía bắc cung điện Norbulingka, và Đức Đạt Lai Lạt Ma buộc phải rời đi ngay trong đêm đó. Vào những giờ đầu của ngày 20 tháng 3 năm 1959, súng cối và các loại súng đã bắn đạn xối xả vào người dân Tây Tạng, và trong những ngày sau đó, hàng nghìn người Tây Tạng đã bị thảm sát. Những hành động này càng khẳng định rằng nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã tự định vị mình là “người giải phóng” (liberator) kể từ khi xâm lược Tây Tạng vào năm 1949, trên thực tế, là kẻ áp bức thuộc địa.

 

Trong sáu thập kỷ qua, dưới sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có hơn một triệu người Tây Tạng đã vị quốc vong thân. Hôm nay, chúng ta cùng nhau bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn đối với sự mất mát này. Nhưng chúng tôi đã hiện diện ở đây, để đánh dấu sự kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Tạng tại quê nhà cao nguyên Tây Tạng. Ngay cả khi bị đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng, họ vẫn tiếp tục phản kháng, để bảo tồn truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, đất đai và bản sắc của dân tộc nghìn năm Phật giáo chúng ta.

 

Vào ngày 19 tháng 1 năm nay, Tenzin Nyima, 19 tuổi, một tu sĩ từ tu viện Dza Wonpo, quận Karze, đã trút hơi thở viên tịch trong nhà tù. Thầy đã bị tra tấn dã man. Thầy đã phạm tội gì? Thầy đã tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động. Chúng ta không thể không tưởng niệm đến số phận của quý vị tăng sĩ Phật giáo trẻ và những thanh niên Phật tử khác, những người đã tham gia cuộc biểu tình tương tự vào tháng 11 năm 2019, và những người đã bị giam giữ trong ngục tù của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Chỉ một tháng sau bởi vị quốc vong thân của thầy Tenzin Nyima, một tù nhân chính trị Tây Tạng khác, cư sĩ Kunchok Jinpa, một hướng dẫn viên du lịch 51 tuổi đến từ thị trấn chagtse ở hạt Driru, đã hy sinh trong ngục thất bởi sự tra tấn dã man. Cư sĩ Kunchok Jinpa đã thụ án 21 năm tù giam, kể từ năm 2013 bởi bị cáo buộc là chia sẻ tin tức cho các hãng tin nước ngoài về môi trường địa phương, và các cuộc biểu tình khác trong khu vực. Những câu chuyện bi thảm của thầy Tenzin Nyima và cư sĩ Kunchok Jinpa giúp minh họa thực tế ghê rợn của Tây Tạng.

 

Trong báo cáo thường niên của chúng ta vào năm ngoái, Uỷ ban hướng về Trung Quốc thuộc Quốc hội và Cơ cấu phụ trách hành chính của Hoa Kỳ (Congressional-Executive Commission on China, CECC), đã báo cáo tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ở Trung Quốc đang trở nên tồi tệ hơn. Họ bày tỏ lo ngại về việc nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vô hiệu hóa bản sắc của nhân dân Tây Tạng, và về các vụ bắt giữ người Tây Tây Tạng một cách tùy tiện trên diện rộng. Trên thực tế, vào tháng trước Cơ quan Quản lý Nhà nước về Các vấn đề Tín ngưỡng Tôn giáo của Trung Quốc đã đưa ra một sắc lệnh có tiêu đề “Các biện pháp hành chính dành cho chức sắc tôn giáo” nhằm thực thi các quy định nghiêm ngặt mới đối với việc tập hợp, giảng dạy giáo lý và hoạt động tôn giáo. Sắc lệnh mới có hiệu lực từ tháng 5 năm 2021, nhằm mục đích xóa bỏ ‘ảnh hưởng từ nước ngoài’.

 

Một ví dụ quan trọng về việc nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xem thường, và xâm phạm tự do tôn giáo của nhân dân Tây Tạng một cách trắng trợn, được tìm thấy trong câu chuyện của Gedhun Choekyi Nyima (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1989) là Ban thiền Lạt Ma thứ 11 của Phật giáo Tây Tạng được công nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh đạo khác nhau của Phật giáo Tây Tạng. Tháng 5 này sẽ đánh dấu năm thứ 26 kể từ khi Ban thiền Lạt Ma thứ 11 Gedhun Choekyi Nyima, gia đình của Ngài và Tôn giả Chatral (nổi danh trong cộng đồng Tây Tạng bởi giới luật tâm linh vô song của ngài), cựu trụ trì tu viện Tashi Lhunpo bị bắt cóc và mất tích.

 

Trong nhiều năm, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, và Nhóm công Tác về Sự mất tích bắt buộc, hoặc không tự nguyện, các tổ chức quốc tế, quốc hội và chính phủ, những người ủng hộ Tây Tạng trên toàn thế giới, đã thông qua các nghị quyết và báo cáo tìm kiếm thông tin, và phóng thích Ban thiền Lạt Ma thứ 11 Gedhun Choekyi Nyima. Một chiến dịch toàn cầu kéo dài một tháng, đã được phát động bởi Chính quyền Trung ương Tây Tạng, thông qua các Văn phòng Tây Tạng lưu vong vào năm 2020. Chúng tôi vẫn kiên định với chủ trương trong việc phóng thích Ban thiền Lạt Ma thứ 11 Gedhun Choekyi Nyima.

 

Bất chấp những nỗ lực phối hợp chung này, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục ngụy biện cho những lời nói dối, biện minh cho vụ bắt cóc một đứa trẻ 6 tuổi, và sự biến mất cưỡng chế của cậu bé. Nếu có bất kỳ sự thật nào đối với việc nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc phủ nhận việc bắt cóc và làm tổn hại đến tính mạng Ban thiền Lạt Ma thứ 11 Gedhun Choekyi Nyima, thì chính quyền đó phải có thể cung cấp bằng chứng về Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, gia đình của Ngài và Tôn giả Chatral, cựu trụ trì tu viện Tashi Lhunpo, thông qua hình ảnh và video có thể xác thực gần đây.

 

Việc kiểm duyệt và giám sát ở Tây Tạng đã đạt đến mức chưa từng có, càng làm gia tăng thêm sự vi phạm các quyền cơ bản của người dân Tây Tạng. Vào ngày 24 tháng 12 năm 2020, chính quyền Cộng sản Trung Quốc với danh xưng là Khu tự trị Tây Tạng (TAR) đã thông báo truy tố hình sự đối với những cá nhân sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến để “chia sẻ tình hình đất nước” và “phá hoại sự đoàn kết dân tộc”, điều này sẽ giúp nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đàn áp.

 

Không có gì ngạc nhiên khi Trung Cộng bị liệt vào danh sách những quốc gia lạm dụng Internet tồi tệ nhất trên thế giới, trong báo cáo năm 2020 của Freedom House về tự do Internet. Tương tự, Trung Cộng bị xếp ở vị trí cuối cùng ở hàng thứ 177 trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020, do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tổng hợp. Thường niên, Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới đánh giá tình hình của các nhà báo tác nghiệp tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Tháng 12 năm ngoái, một người du mục người Tây Tạng, Lhundup Dorjee, 30 tuổi đến từ tỉnh Machin Golog, đã bị kết án 1 năm tù giam vì đã đăng một video về lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên Weibo, một trang blog.

 

Được củng cố nghiêm ngặt trong lồng kỹ thuật số, gần như không thể lấy thông tin ra khỏi Tây Tạng. Tháng 1 vừa qua, chúng tôi nhận được tin tức về cuộc biểu tình tự thiêu của Shurmo, 26 tuổi từ làng Driru Shagchukha, 5 năm sau sự kiện này. Điều này làm sáng tỏ mức độ kiểm soát và giám sát thông tin đang được thực hiện tại Tây Tạng.

 

Shurmo là một trong 155 người Tây Tạng đã tự thiêu vị quốc vong thân kể từ năm 2009. 133 người Tây Tạng đã tự thiêu vị quốc vong thân sau các cuộc biểu tình của họ. Sự bóp nghẹt bởi sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, đã khiến nhân dân Tây Tạng tại quê nhà cao nguyên Tây Tạng phải dùng đến các biện pháp cực đoan, để bày tỏ sự phẫn nộ của họ đối với các chính sách, và thực thi đe dọa đến bản sắc, tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Ngay cả khi chìm trong biển lửa, họ vẫn gào thét một cách hùng hồn, kêu gọi tự do cho người Tây Tạng, và sự trở lại hợp pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi hương Tây Tạng. Thực tế ở Tây Tạng được phản ánh trong báo cáo thường niên năm 2021 của Freedom House, trong đó liệt kê Tây Tạng là khu vực ít tự do nhất trên thế giới so với Syria.

 

Ngày nay, các xúc tu của Trung Cộng đã vươn ra ngoài Tây Tạng bằng cách sử dụng ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của quốc gia Cộng sản này, để gây nguy hiểm cho nền dân chủ toàn cầu. Theo Freedom House, Trung Cộng tiến hành một chiến dịch trấn áp tinh vi xuyên quốc gia, quy mô và toàn diện nhất thế giới. Nó nêu bật những nỗ lực của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát, và gây áp lực lên các công dân Trung Quốc, Hồng Kông bên ngoài biên giới của nó. Các nền dân chủ trên toàn cầu phải hợp tác với nhau để ngăn chặn những cuộc tấn công như vậy đối với nền dân chủ toàn cầu.

 

Ngày 27 tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thông qua dự luật ngân sách chính phủ trị giá 2.300 tỷ USD. Bên cạnh biện pháp cứu trợ nước Mỹ trong dịch Covid-19, ông Trump cũng thông qua Đạo luật Bảo đảm Đài Loan năm 2020 (TAA) và Đạo luật Chính sách và Hỗ trợ Tây Tạng năm 2020 (TPSA). TPSA cập nhật chính sách đáng kể và hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng. Điều này đã chắc chắn khẳng định sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng khác, là vấn đề tôn giáo và tất cả các quyết định liên quan đến sự tái sinh chỉ phụ thuộc vào Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân dân Tây Tạng và cộng đồng Phật giáo Tây Tạng. Điều này cảnh báo thêm về các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ chính quyền Trung Cộng nào can thiệp vào vấn đề này. Dự luật chính thức thừa nhận Cơ quan Quản lý Trung ương Tây Tạng, và công nhận tầm quan trọng của môi trường Tây Tạng và các cao nguyên của nó.

 

Chúng tôi chân thành tri ân Chính phủ Hoa Kỳ, Quốc hội và Thượng viện, và đặc biệt là các nhà tài trợ, và đồng bảo trợ của dự luật. Chúng tôi cũng chân thành tri ân tất cả các tổ chức, và cá nhân đã hỗ trợ trong việc thông qua dự luật một cách nhanh chóng.

 

Chúng tôi chân thành tri ân ngài Tân Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken, đã đảm bảo bổ nhiệm nhanh chóng Điều phối viên Đặc biệt của Hoa Kỳ về Các vấn đề Tây Tạng. Chúng tôi cũng kêu gọi Chính quyền ông Biden bổ nhiệm nhanh Điều phối viên Đặc biệt của Hoa Kỳ, và cũng để triển khai thêm các luật quan trọng như Đạo luật Tiếp cận qua lại với Tây Tạng 2018 và Đạo luật Chính sách và Hỗ trợ Tây Tạng năm 2020 (TPSA).

 

Ủy ban Giám sát Nhân quyền và Pháp luật Trung Quốc thuộc Hạ Viện Mỹ (CECC) đã khuyến nghị Quốc hội Hoa Kỳ, và Chính phủ Hoa Kỳ thúc giục nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc “hãy dừng ngay việc xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là một mối đe dọa an ninh” và nối lại đối thoại với các phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Chính quyền của tôi cam kết với Phương pháp “Tiếp cận con đường Trung đạo”, nhằm tìm kiếm quyền tự chủ thực sự cho toàn bộ Tây Tạng.

 

Chúng tôi luôn đoàn kết với các anh chị em của mình ở Tây Tạng, đặc biệt là với các tù nhân chính trị, những người vẫn kiên quyết bất chấp sự đối xử và tra tấn vô nhân đạo, mà họ phải chịu trong các ngục thất của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng tôi hoan nghênh tin tức gần đây, về việc trả tự do cho Tashi Wangchuk, người ủng hộ ngôn ngữ Tây Tạng sau bản án 5 năm tù. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm chính trị, bao gồm cả Ban thiền Lạt Ma thứ 11 Gedhun Choekyi Nyima.

 

Khi chúng tôi tiến tới vòng bầu cử cuối cùng cho Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong) và Nghị viện 17, chúng tôi kêu gọi sự tham gia có trách nhiệm, đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội. Chúng ta được hưởng những lợi ích của nền dân chủ do Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo vĩ đại của chúng ta ban tặng, và chúng ta phải thực hiện quyền này một cách có trách nhiệm. Chúng ta phải nhớ tôn vinh những hy vọng, và khát vọng của nhân dân chúng ta ở Tây Tạng. Chúng ta có thể làm như vậy bằng cách củng cố nền dân chủ của chúng ta khi sống lưu vong, và sự nghiệp của chúng ta vì tự do và công lý.

 

Chúng tôi nghiêng mình kính cẩn xin y giáo phụng hành những giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhà lãnh đạo vĩ đại, người đã không biết mệt mõi trong nỗ lực dẫn đến sự hỗ trợ toàn cầu cho sự nghiệp Tây Tạng, và thành lập một chính quyền, cộng đồng Tây Tạng lưu vong kiên cường.

 

Chính quyền của tôi đã làm việc theo hướng thúc đẩy hơn nữa trong sự nghiệp của chúng tôi, và mang tiếng nói của người Tây Tạng ở Tây Tạng đến với thế giới. Đồng thời, chúng tôi đã hướng những nỗ lực của mình để tăng cường phúc lợi cho cộng đồng người Tây Tạng hải ngoại. Đó là một vinh dự, và chúng tôi chân thành tri ân tất cả các bạn đã ủng hộ.  

 

Cuộc đấu tranh của chúng tôi liên tục giành tự do, sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của các bạn hữu chúng tôi từ khắp nơi trên thế giới. Hội đồng Kashag (Hội đồng Bộ trưởng), thay mặt cho nhân dân Tây Tạng trong và ngoài Tây Tạng, đặc biệt chân thành tri ân Chính phủ và nhân dân Ấn Độ vì đã tiếp tục hỗ trợ. Chúng tôi chân thành tri ân các nhà lãnh đạo, chính phủ, quốc hội, các tổ chức và cá nhân, những người ủng hộ công lý, bình đẳng, tự do và những người tiếp tục ủng hộ chính nghĩa của Tây Tạng.

 

Cuối cùng, chúng tôi thành kính dâng nén tâm hương cầu nguyện cho sự trường thọ và sức khỏe của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vĩ đại. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện cho sự xuất hiện sớm nhất trong ngày mà tia sáng của hòa bình và tự do sẽ tỏa sáng trên Vùng đất tuyết, cao nguyên Tây Tạng.

 

Bhod Gyalo!

 

Ngày 10 tháng 3 năm 2021

 

Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong)

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2023(Xem: 3018)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu... Hạ về, mang theo cái nắng nóng như thiêu đốt xứ Ấn, gần đây báo chí mạng đưa tin nhiều nơi ở Ấn Độ đã xảy ra khá nhiều nạn người chết vì chịu không nổi sức nóng khắc nghiệt hiện thời. Để chia sẻ với người nghèo xứ India trong thời điểm khô hạn này, ngày hôm qua (28 June 2023) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Chandan & Ganghar Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
15/06/2023(Xem: 3514)
Những điều đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn sống tỉnh thức ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
08/06/2023(Xem: 4225)
7 bước của đức Phật sơ sinh có ý nghĩa như vầy: Trong quá khứ có vô lượng chư phật ra đời được ghi trong kinh điển trải qua các a tăng kỳ. Gần đây của Kiếp Hiện Tại lần lượt đã có 6 vị phật ra đời, đó là: Đức Phật Tỳ Bà Thi Đức Phật Thích Khí Đức Phật Tỳ Xá Đức Phật Ca La Tôn Đại Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni Đức Phật Ca Diếp
08/06/2023(Xem: 2232)
Chính Ý niệm trói buộc con người Thời xưa có anh chàng thư sinh khi học hết chữ của thầy rồi lên đường đi thi. Trên đường đi qua một dòng sông, gặp cô lái đò thì anh ta có ý chọc ghẹo. Cô lái đò nghiêm túc nói: “Tôi có một câu đối, nếu anh đối được thì tôi nguyện đi theo nâng khăn xách túi, còn không đối được thì xin trả tiền đò gấp đôi”. Anh thư sinh nghĩ, một người nghèo chèo đò bên sông thì có gì cao siêu, nên anh ta gật đầu chấp nhận. Cô lái đò ra câu đối:
20/05/2023(Xem: 2420)
Đức Phật và các vị Vua (Le Bouddha et les rois) André BAREAU (31.12.1921 - 02.03.1993) Hoang Phong chuyển ngữ
20/05/2023(Xem: 3601)
Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được 10 điều “bất lực” trong đời người này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông xả nhiều hơn, sống chấp nhận được nhiều hơn.
20/05/2023(Xem: 2593)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”, có khi lại nghe câu “… cứ để cho các pháp tự vận hành rồi đâu cũng vào đấy! ” hoặc “Tùy duyên thuận pháp”. Những câu nói này không phải là những câu nói cho qua chuyện, khi mình gặp một vấn đề nan giải nào đó xảy ra trong đời sống hằng ngày, mà thực ra đó là những câu nói liên quan đến cách sống của những người con Phật. Hôm nay, chúng tôi chọn cụm từ “Tùy Duyên Thuận Pháp” để chia sẻ ý nghĩa cùng nói lên sự lợi ích trong việc tu tập pháp này. Các cụm từ vừa nêu trên về mặt ý nghĩa cũng gần giống nhau. Hiểu một, sẽ hiểu được luôn cả ba không khó!
09/05/2023(Xem: 3621)
Có khi nào bạn hỏi mình : ''Ta đang Sống hay chỉ đang tồn tại?'' Tồn tại thì ta như cái máy bị lập trình, nhưng Sống là cảm nhận ý nghĩa sự sống qua những điều rất nhỏ. Có những điều đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi do vô tình bạn quên đi mất. Hãy dừng lại một phút để suy ngẫm và bạn sẽ thấy nó ý nghĩa thế nào...
04/05/2023(Xem: 3301)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
01/05/2023(Xem: 4168)
Ngày 18 tháng 3 năm Duy-Tân thứ 10 (20-04-1916), Hội Đồng Nhiếp Chính Nam-Triều Huế ra thông báo: Dụ thành lập thị trấn Dalat. Đồng thời ngày 30-05-2016: Khâm Sứ Pháp Triều J.E Charles cũng ký Nghị Định thành lập thị trấn Dalat. Sau đó ngày 31-10-1920: Toàn Quyền Maurice Long của Liên-Bang Đông-Dương (Việt Nam + Lào + Cao Miên) chọn Dalat làm nơi nghỉ dưỡng nên ra Nghị Định: 1) Khu tự trị trên Cao Nguyên LangBian, đất đai là của thị trấn Dalat. 2) Nay thành lập: Sở Nghỉ Dưỡng LangBian và Du Lịch Nam Trung Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]