Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm

11/03/202107:54(Xem: 5099)
Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm
Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm
Tác Giả: Hòa Thượng Henepola Gunaratana
 Thích Thanh An dịch từ Anh Văn ra Việt văn

 meditation-on-perception

Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ.

 

Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.

 

Đi vào mục lục của sách, chúng ta thấy có 3 phần chính ở giữa sách và 2 phần phụ ở đầu và cuối sách. Phần đầu là lời tựa, lời giới thiệu của Hòa Thượng Bodhi là một học giả Phật giáo, người Hoa Kỳ tu theo truyền thống Nam Tông rất rành về ngôn ngữ Pali; kế tiếp là lời tri ân của Hòa Thượng Henepola Gunaratana, lời giới thiệu và bắt đầu hướng dẫn về Thiền tập.

 

Phần I: Sự nhận thức về việc quán các uẩn, nhận thức về nhiễm ô, nhận thức về sự thanh tịnh. Phần II mới là phần chính của sách. Đó là 10 liệu pháp nhận thức gồm: Tưởng về vô thường, tưởng về vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về sự nguy hại, tưởng về sự xả ly, tưởng về vô dục, tưởng về đoạn diệt, tưởng về sự không dính mắc đối với thế gian, tưởng về hữu vi hoại và tưởng về hơi thở chánh niệm. Kế tiếp Tác giả còn giải thích thêm về sự nhận thức thanh tịnh của hơi thở thanh tịnh gồm có: Bốn nền tảng của chánh niệm như: chánh niệm trên thân, trên thọ, trên tâm và trên pháp. Phần III Tác giả đã viết về nhận thức quán như: Quán vô thường và sáu trần; quán tâm biến chuyển; Thiền là chìa khóa của sự giải thoát; quán duyên khởi; thấy vô thường bằng tuệ tỉnh thức và giải thoát.

 

Phần Phụ lục của bản kinh nầy có những ngôn ngữ như tiếng Devanagari; kinh bản chữ Hán và Kinh Girimānanda đã được dịch ra Việt ngữ từ Tam tạng Thánh điển Pāli Text Society ấn hành năm 1881, bản Anh ngữ có tham chiếu Pāli. Đây là một bản kinh rất quý cũng có thể nói là hiếm nữa, vì lẽ lâu nay có nhiều người đã đọc hay hành trì qua các bản kinh chữ Hán Việt, nhưng ngay cả chữ Hán cũng có nhiều bản khác nhau. Nay có Tác giả là người Tích Lan, dùng tiếng Pali làm gốc và dùng Anh ngữ để chuyển tải, rồi được dịch sang Việt ngữ, là một điều quý giá vô cùng.

 

Nội dung của Kinh Girimānanda được viết trong Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) 10:60 thuộc Kinh Tạng Pāli và phần Hán Văn thuộc bộ Nam Truyền Đại Tạng (cuốn 24) như sau: Một thời Đức Phật ở tại Savathi (nước Xá Vệ), Thầy Girimānanda đã chịu đau khổ nhiều về bệnh tật đang hoành hành. Tôn giả A Nan đến thưa thỉnh Đức Phật và mong Đức Phật đến thăm Thầy Girimānanda vì lòng thương tưởng của Ngài A Nan đối với nỗi đau của Thầy ấy. Nhưng Đức Thế Tôn dạy Ngài A Nan rằng: A Nan nên đến thăm và mang 10 sự nhận thức nói cho Thầy ấy nghe. Đức Phật cũng nói rằng: “Có thể, sau khi được nghe về mười nhận thức thì Thầy Girimànanda sẽ lập tức chữa lành bệnh tật của mình”. Đúng như vậy, sau khi A Nan tuyên thuyết 10 liệu pháp chánh niệm nầy thì Thầy Girimànanda đã khỏi bịnh.

 

Trong quyển “Nghiên cứu giáo đoàn Phật giáo thời nguyên thủy” của Giáo sư Tiến sĩ Sato Mitsuo viết bằng tiếng Nhật, và năm 1990, 1991&1992 tôi đã dịch sang Việt Ngữ, Thầy Hạnh Tấn đã dịch sang Đức ngữ, cũng có trình bày về cách chữa trị bệnh của Đức Phật cho chư Tăng qua pháp tứ y. Đó là: Mỗi ngày chỉ ăn một bữa bằng cách đi khất thực, ăn xong ngủ dưới gốc cây, sống với ba y và một bình bát, cũng như nếu bịnh thì dùng thuốc trần bà. Dĩ nhiên là có nhiều cách chữa trị bệnh bằng cách thiền định hay qua Kinh Thập Niệm của Nam Truyền như: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên, niệm An ban (Anapasati-quán niệm về hơi thở), niệm Hưu tức(Niết Bàn), niệm về Thân vô thường và niệm về sự Chết. Trong 10 niệm nầy hành giả cũng phải quán tưởng hơi thở vào ra để làm chủ, và chánh niệm vẫn là vấn đề sanh tử của những hành giả khi tu tập phép quán nầy, dẫu cho là Nam hay Bắc truyền.

 

Đi tra cứu thêm trên các trang nhà thì chúng tôi thấy vào ngày 8 tháng 10 năm 2015, dịch giả Toại Khanh đã cho đăng bài dịch ra Việt Văn lẫn Hán Việt trên trang nhà thuvienhoasen.org đã có 6.149 người vào xem ở vào thời điểm của tháng 3 năm 2021. Với tiêu đề là: Kinh Kỳ Lợi Ma Nan, nhưng khi tra vào bản Hán Văn của Thầy Thanh An (trang 168), phần tưởng về vô ngã thì khác nhau rất nhiều.

 

Tôi tạm dịch từ bản của Thầy Thanh An ra âm Hán Việt như sau: A Nan! Hà đẳng vi vô ngã tưởng da?

A Nan! Thử xứ hữu Tỳ Kheo, vãng A Luyện Nhã, vãng thọ hạ, vãng không ốc nhi tư trạch: “Nhãn thị vô ngã, sắc thị vô ngã, nhĩ thị vô ngã, thinh thị vô ngã, tỉ thị vô ngã, hương thị vô ngã, thiệt thị vô ngã, vị thị vô ngã, thân thị vô ngã, sở xúc thị vô ngã, ý thị vô ngã, pháp thị vô ngã”. Như thị ư thử nội ngoại chi lục xứ quán vô ngã nhi trụ. A Nan! Thử danh vi vô ngã tưởng.

 

Trong khi đó bản của Toại Khanh đăng trên Thư Viện Hoa Sen dịch phần âm Hán Việt như sau:

A Nan, hà đẳng vi vô ngã tưởng da?

A Nan thử xứ hữu Tỳ Kheo vãng A-lan-nhã, vãng thọ hạ, vãng không ốc nhi tư trạch: “Sắc thị vô ngã, thọ thị vô ngã, tưởng thị vô ngã, hành thị vô ngã, thức thị vô ngã. Như thị ư ngũ thủ uẩn quán vô ngã nhi trú. A Nan! Thử danh vi vô ngã tưởng.

 

Nếu xem kỹ thì phần trên có 10 cách quán. Nếu nói về nhãn thì có sắc, nhĩ thì có thinh, tỉ thì có hương, thiệt thì có vị, thân thì có xúc; ý thì có pháp. Còn đoạn văn Hán Việt phía dưới chỉ nói quán về năm thủ uẩn của sắc, thọ, tưởng, hành và thức mà thôi.

 

Phần Việt dịch của Thầy Thanh An trong sách nầy ở trang 174 như sau:

Và nầy A Nan, cái gì là sự nhận thức về vô ngã? Ở đây, vị ấy đi vào rừng sâu, đến bên dưới gốc cây hoặc bãi đất trống, vị ấy ngồi ngay thẳng quán chiếu như sau: Mắt là vô ngã, sắc nầy là vô ngã, tai nầy là vô ngã, âm thanh nầy cũng là vô ngã, mũi nầy cũng là vô ngã, mùi vị nầy cũng là vô ngã, lưỡi nầy là vô ngã, vị nầy cũng vô ngã, thân thể nầy là vô ngã, đối tượng của xúc cũng là vô ngã, tâm nầy cũng thế, là vô ngã, các tâm sở cũng thế, tất thảy đều vô ngã”. Do đó, vị ấy an trụ nơi sự quán chiếu vô ngã trong sáu đối tượng căn và cảnh. Đây là sự nhận thức về vô ngã.

 

Dịch như vậy cũng đã thoát ý đoạn Hán văn bên trên, không ngoài 10 cách quán về vô ngã và câu tiếng Việt lại rõ ràng trong sáng hơn.

 

Sách không thấy đề giá phát hành, nhưng có mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-302-875-1. Quý vị cũng có thể liên lạc qua Thư quán Hương Tích, website: huongtichphatviet.com.

 

Mong rằng quý độc giả sẽ đọc được một tác phẩm hay mà lâu nay chưa có cơ duyên đọc đến.

 

Thích Như Điển - Viết xong vào lúc 17:30 ngày 9 tháng 3 năm 2021 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2017(Xem: 7940)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9738)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5625)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9598)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8591)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7976)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
17/01/2017(Xem: 6616)
Tết Chay An Lạc, cái tên lạ mà đặc biệt ấy những ngày gần đây được nhiều người biết đến và quan tâm theo dõi, cũng như mong ngóng đến ngày diễn ra Tết Chay An Lạc. Đúng như lời hẹn, thứ 7, ngày 14-1, Tết Chay An Lạc diễn ra tại chùa Tứ Kỳ, số 8, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo lịch của Ban tổ chức, 9h mới khai mạc, nhưng 8 giờ, sân Chùa Tứ Kỳ đã đông chật với số lượng khoảng gần 1.000 người.
17/01/2017(Xem: 6094)
Tết Chay lần đầu tiên được Cộng đồng Doanh nhân An lạc phối hợp với chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 44 doanh nghiệp về thực phẩm chay và các lĩnh vực liên quan. Tết Chay cũng được đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các phật tử ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù rất bận bịu với công việc của BTC nhưng ngay trước giờ khai mạc, thứ 7 ngày 14 tháng 01 năm 2016, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân An lạc vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn. Thật là hạnh phúc cho chúng ta.
17/01/2017(Xem: 7148)
Tôi đến dự các buổi họp của cộng đồng Doanh nhân An lạc và thấy mình may mắn quá vì được an lạc ngay từ những giây phút đầu tiên có mặt. Mở đầu chương trình TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch công ty sách Thái Hà kiêm chủ tịch cộng đồng Doanh nhân An lạc chia sẻ về an lạc và thỉnh chuông để tất cả các doanh nhân thở nhẹ và êm trong tĩnh lặng để có ngay an lạc. Thật là vi diệu.
09/01/2017(Xem: 6752)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tháng Giêng, mùa Đông mới thật sự về trên xứ Ấn với những buổi sớm mai sương mù dày đặc và cái rét căm căm. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Rampur Bihar dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã 6 năm tu hành khổ hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]