Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm

11/03/202107:54(Xem: 4972)
Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm
Mục Điểm Sách: Nhận thức quán – Mười Liệu Pháp Chánh Niệm
Tác Giả: Hòa Thượng Henepola Gunaratana
 Thích Thanh An dịch từ Anh Văn ra Việt văn

 meditation-on-perception

Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ.

 

Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.

 

Đi vào mục lục của sách, chúng ta thấy có 3 phần chính ở giữa sách và 2 phần phụ ở đầu và cuối sách. Phần đầu là lời tựa, lời giới thiệu của Hòa Thượng Bodhi là một học giả Phật giáo, người Hoa Kỳ tu theo truyền thống Nam Tông rất rành về ngôn ngữ Pali; kế tiếp là lời tri ân của Hòa Thượng Henepola Gunaratana, lời giới thiệu và bắt đầu hướng dẫn về Thiền tập.

 

Phần I: Sự nhận thức về việc quán các uẩn, nhận thức về nhiễm ô, nhận thức về sự thanh tịnh. Phần II mới là phần chính của sách. Đó là 10 liệu pháp nhận thức gồm: Tưởng về vô thường, tưởng về vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về sự nguy hại, tưởng về sự xả ly, tưởng về vô dục, tưởng về đoạn diệt, tưởng về sự không dính mắc đối với thế gian, tưởng về hữu vi hoại và tưởng về hơi thở chánh niệm. Kế tiếp Tác giả còn giải thích thêm về sự nhận thức thanh tịnh của hơi thở thanh tịnh gồm có: Bốn nền tảng của chánh niệm như: chánh niệm trên thân, trên thọ, trên tâm và trên pháp. Phần III Tác giả đã viết về nhận thức quán như: Quán vô thường và sáu trần; quán tâm biến chuyển; Thiền là chìa khóa của sự giải thoát; quán duyên khởi; thấy vô thường bằng tuệ tỉnh thức và giải thoát.

 

Phần Phụ lục của bản kinh nầy có những ngôn ngữ như tiếng Devanagari; kinh bản chữ Hán và Kinh Girimānanda đã được dịch ra Việt ngữ từ Tam tạng Thánh điển Pāli Text Society ấn hành năm 1881, bản Anh ngữ có tham chiếu Pāli. Đây là một bản kinh rất quý cũng có thể nói là hiếm nữa, vì lẽ lâu nay có nhiều người đã đọc hay hành trì qua các bản kinh chữ Hán Việt, nhưng ngay cả chữ Hán cũng có nhiều bản khác nhau. Nay có Tác giả là người Tích Lan, dùng tiếng Pali làm gốc và dùng Anh ngữ để chuyển tải, rồi được dịch sang Việt ngữ, là một điều quý giá vô cùng.

 

Nội dung của Kinh Girimānanda được viết trong Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) 10:60 thuộc Kinh Tạng Pāli và phần Hán Văn thuộc bộ Nam Truyền Đại Tạng (cuốn 24) như sau: Một thời Đức Phật ở tại Savathi (nước Xá Vệ), Thầy Girimānanda đã chịu đau khổ nhiều về bệnh tật đang hoành hành. Tôn giả A Nan đến thưa thỉnh Đức Phật và mong Đức Phật đến thăm Thầy Girimānanda vì lòng thương tưởng của Ngài A Nan đối với nỗi đau của Thầy ấy. Nhưng Đức Thế Tôn dạy Ngài A Nan rằng: A Nan nên đến thăm và mang 10 sự nhận thức nói cho Thầy ấy nghe. Đức Phật cũng nói rằng: “Có thể, sau khi được nghe về mười nhận thức thì Thầy Girimànanda sẽ lập tức chữa lành bệnh tật của mình”. Đúng như vậy, sau khi A Nan tuyên thuyết 10 liệu pháp chánh niệm nầy thì Thầy Girimànanda đã khỏi bịnh.

 

Trong quyển “Nghiên cứu giáo đoàn Phật giáo thời nguyên thủy” của Giáo sư Tiến sĩ Sato Mitsuo viết bằng tiếng Nhật, và năm 1990, 1991&1992 tôi đã dịch sang Việt Ngữ, Thầy Hạnh Tấn đã dịch sang Đức ngữ, cũng có trình bày về cách chữa trị bệnh của Đức Phật cho chư Tăng qua pháp tứ y. Đó là: Mỗi ngày chỉ ăn một bữa bằng cách đi khất thực, ăn xong ngủ dưới gốc cây, sống với ba y và một bình bát, cũng như nếu bịnh thì dùng thuốc trần bà. Dĩ nhiên là có nhiều cách chữa trị bệnh bằng cách thiền định hay qua Kinh Thập Niệm của Nam Truyền như: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên, niệm An ban (Anapasati-quán niệm về hơi thở), niệm Hưu tức(Niết Bàn), niệm về Thân vô thường và niệm về sự Chết. Trong 10 niệm nầy hành giả cũng phải quán tưởng hơi thở vào ra để làm chủ, và chánh niệm vẫn là vấn đề sanh tử của những hành giả khi tu tập phép quán nầy, dẫu cho là Nam hay Bắc truyền.

 

Đi tra cứu thêm trên các trang nhà thì chúng tôi thấy vào ngày 8 tháng 10 năm 2015, dịch giả Toại Khanh đã cho đăng bài dịch ra Việt Văn lẫn Hán Việt trên trang nhà thuvienhoasen.org đã có 6.149 người vào xem ở vào thời điểm của tháng 3 năm 2021. Với tiêu đề là: Kinh Kỳ Lợi Ma Nan, nhưng khi tra vào bản Hán Văn của Thầy Thanh An (trang 168), phần tưởng về vô ngã thì khác nhau rất nhiều.

 

Tôi tạm dịch từ bản của Thầy Thanh An ra âm Hán Việt như sau: A Nan! Hà đẳng vi vô ngã tưởng da?

A Nan! Thử xứ hữu Tỳ Kheo, vãng A Luyện Nhã, vãng thọ hạ, vãng không ốc nhi tư trạch: “Nhãn thị vô ngã, sắc thị vô ngã, nhĩ thị vô ngã, thinh thị vô ngã, tỉ thị vô ngã, hương thị vô ngã, thiệt thị vô ngã, vị thị vô ngã, thân thị vô ngã, sở xúc thị vô ngã, ý thị vô ngã, pháp thị vô ngã”. Như thị ư thử nội ngoại chi lục xứ quán vô ngã nhi trụ. A Nan! Thử danh vi vô ngã tưởng.

 

Trong khi đó bản của Toại Khanh đăng trên Thư Viện Hoa Sen dịch phần âm Hán Việt như sau:

A Nan, hà đẳng vi vô ngã tưởng da?

A Nan thử xứ hữu Tỳ Kheo vãng A-lan-nhã, vãng thọ hạ, vãng không ốc nhi tư trạch: “Sắc thị vô ngã, thọ thị vô ngã, tưởng thị vô ngã, hành thị vô ngã, thức thị vô ngã. Như thị ư ngũ thủ uẩn quán vô ngã nhi trú. A Nan! Thử danh vi vô ngã tưởng.

 

Nếu xem kỹ thì phần trên có 10 cách quán. Nếu nói về nhãn thì có sắc, nhĩ thì có thinh, tỉ thì có hương, thiệt thì có vị, thân thì có xúc; ý thì có pháp. Còn đoạn văn Hán Việt phía dưới chỉ nói quán về năm thủ uẩn của sắc, thọ, tưởng, hành và thức mà thôi.

 

Phần Việt dịch của Thầy Thanh An trong sách nầy ở trang 174 như sau:

Và nầy A Nan, cái gì là sự nhận thức về vô ngã? Ở đây, vị ấy đi vào rừng sâu, đến bên dưới gốc cây hoặc bãi đất trống, vị ấy ngồi ngay thẳng quán chiếu như sau: Mắt là vô ngã, sắc nầy là vô ngã, tai nầy là vô ngã, âm thanh nầy cũng là vô ngã, mũi nầy cũng là vô ngã, mùi vị nầy cũng là vô ngã, lưỡi nầy là vô ngã, vị nầy cũng vô ngã, thân thể nầy là vô ngã, đối tượng của xúc cũng là vô ngã, tâm nầy cũng thế, là vô ngã, các tâm sở cũng thế, tất thảy đều vô ngã”. Do đó, vị ấy an trụ nơi sự quán chiếu vô ngã trong sáu đối tượng căn và cảnh. Đây là sự nhận thức về vô ngã.

 

Dịch như vậy cũng đã thoát ý đoạn Hán văn bên trên, không ngoài 10 cách quán về vô ngã và câu tiếng Việt lại rõ ràng trong sáng hơn.

 

Sách không thấy đề giá phát hành, nhưng có mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) 978-604-302-875-1. Quý vị cũng có thể liên lạc qua Thư quán Hương Tích, website: huongtichphatviet.com.

 

Mong rằng quý độc giả sẽ đọc được một tác phẩm hay mà lâu nay chưa có cơ duyên đọc đến.

 

Thích Như Điển - Viết xong vào lúc 17:30 ngày 9 tháng 3 năm 2021 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2018(Xem: 6274)
Vào chiều Thứ Tư 24/10, trong buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng cho giáo viên thuộc học khu San Juan – Sacramento, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã hướng dẫn các tham dự viên những phương pháp thực tập sự tỉnh thức một cách đơn giản, dễ áp dụng cho cả giáo viên lẫn học sinh.
14/11/2018(Xem: 6991)
Thiền Tập Tỉnh Thức Với Liên Đoàn Hướng Đạo Hướng Việt Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đem thực tập tỉnh thức đến với liên đoàn hướng đạo Hướng Việt Nam Cali Vào sáng Chủ Nhật 28/10/2018, tại trường học Plaza Vista School thành phố Irvine Nam Cali, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã có buổi hướng dẫn thực tập sự tỉnh thức (mindfulness) đến với các em thuộc thiếu đoàn và thanh đoàn Hướng Việt. Đây cũng là lần đầu tiên đề tài “mindfulness” được trình bày trong một liên đoàn hướng đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có hơn 100 em đoàn sinh, cùng gần 20 vị phụ huynh và các trưởng của liên đoàn cũng tham gia vào buổi sinh hoạt lý thú này.
10/11/2018(Xem: 5304)
Nào phải đợi đến lúc trung niên khi về đến tuổi thu muộn bạn mới nhận ra rằng cuộc đời mình tất cả đều xoay trong một chữ duyên ., nghĩa là mỗi người tùy nhân duyên nhiều đời, sẽ gặp pháp thuận lợi riêng cho mình.và có thể giải thoát phiền não .
09/11/2018(Xem: 13860)
Chiều nay, 9-11-2018, Thượng Tọa Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương đã ghé thăm Sư Cô Vạn Tánh, người bị nạn cháy bỏng, đang chữa trị tại bệnh viện Lý Thường Kiệt, tại đây, TT Tâm Phương đã trao đầy đủ số tiền $26.320 (Úc Kim) mà Chư Tôn Đức và Đồng Hương Phật tử tại Úc gởi cúng dường Sư Cô chữa bệnh. Số tiền này đã được trao tận tay đến Sư Bà Như Tịnh: $20,000 (Úc kim) và Bác La Quang Hoàng (Bố của Sư Cô Vạn Tánh) $6,320 (Úc kim), xin xem thư viết tay đính kèm làm chứng từ là có nhận đầy đủ số tiền trên. Cầu Phật gia hộ cho Sư Cô Vạn Tánh sớm bình phục và trở lại tu học bình thường.
06/11/2018(Xem: 7945)
Tôi đang có mặt tại Nhật Bản để gặp gỡ lãnh đạo Hội Xuất bản Nhật Bản bàn về hợp tác 2 bên cũng như dự Hội sách Bản quyền Tokyo 2018 và trao đổi hợp tác với một số đơn vị xuất bản của đất nước mặt trời mọc.
05/11/2018(Xem: 13716)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
04/11/2018(Xem: 5866)
Bảy thái độ của người biết Sống 1. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. (What you think you become- Buddha) Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
04/11/2018(Xem: 5595)
Cứ mỗi đêm trước khi đi vào giấc ngủ tôi thường cầu nguyện cho mình được theo đúng lời thệ nguyện và đừng bất thoái chuyển với những gì đã tự thệ trước Tam Bảo ,và vì thế nếu có mơ thì đều là những cảnh cũ nằm ẩn sâu trong tiềm thức cho biết đó là nghiệp duyên của mình , nhưng hôm nay lạ quá , một giấc mộng làm tôi suy nghĩ mãi vì nó in đậm và rõ hiện lại dù đã thức giấc .
03/11/2018(Xem: 7644)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
29/10/2018(Xem: 8215)
Niềm vui vỡ òa với một tràng pháo tay lớn của hành khách, đã kết thúc chuyến bay. Cuối cùng chúng tôi cũng đáp xuống phi trường Boston, nhìn qua cửa sổ máy bay một không gian yên bình, Boston ngập tràn trong sắc màu xanh mát, có nhiều cây xanh và những con người thân thiện mang theo nụ cười với tấm lòng hiếu khách tặng cho người phương xa, tôi đã quên hết cái mệt sau một chuyến bay dài 6 giờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]