Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không Thường Cũng Không Đoạn

09/03/202114:45(Xem: 5140)
Không Thường Cũng Không Đoạn
KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN
(Bất Thường Diệc Bất Đoạn)
 
Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan
 
Tác giả: Cư sĩ Lý Nhất Quang
Việt dịch:Thích Thắng Hoan

 

I.- THẬT NGHĨA CỦA

     KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN:

 

Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.Tại sao thấy được? Bồ Tát Thanh Mục ở trong “Trung Luận” trình bày: “....... Đáp rằng: không thường. Tại sao thế? Vì thế gian hiện thấy, con mắt thế gian thấy vạn vật không thường, giống như mầm lúa khi bị biến hoại, cho nên gọi là không thường. Hỏi rằng: Nếu không thường thì phải đoạn? Đáp rằng: không đoạn. Tại sao thế? Vì thế gian hiện thấy, con mắt thế gian thấy vạn vật không đoạn, giống như lúa có mầm, cho nên gọi là không đoạn.......”Câu “Thế gian hiện thấy”ở trong Trung Luận đề cập là chỉ cho con mắt của thế gian thấy vạn vật không thường và không đoạn. Đây đặc biệt là nhấn mạnh về sự quán sát nơi vạn pháp. Muốn quán sát hữu hiệu thì phải nương theo đề mục dưới đây để thảo luận. Đề mục dưới đây là “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. (Tứ là bốn thứ, Độ là góc độ, Không là không gian, Thời là thời gian, Liên Tục là vận động, Khu biệt là riêng biệt. Nghĩa là bốn thứ riêng biệt là: góc độ, không gian, thời gian và vận động). Bốn thứ quán chiếu của đề mục này cũng đều dựa trên sự tướng để nhận thức; nguyên vì vật chất chính là chỗ thảo luận không gian, thời gian, vận động của vật lý cận đại. Góc độ di động của vật chất là nguyên nhân sản sanh ra thời gian (không thường), phạm vi di động của vật chất chính là không gian (không đoạn). Chỗ không đoạn của vật chất vận động cũng là điều kiện sản sanh “bốn độ không thời liên tục khu biệt”, từ đó nhận biết không gian và thời gian đều không có tự tánh và chúng có mặt đều do vật chất quan hệ lẫn nhau hiện ra hình tướng, cả đến vật chất xét ra cũng không thể có bản tánh, cho nên gọi chung là “Tánh Không”. Riêng vật chất thì rất dễ khảo sát và muốn tìm kiếm nguyên lý “Không thường cũng không đoạn”,đề mục chính ở đây là phải căn cứ nơi vật chất qua sự quan hệ của “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” để quán sát.

 

II.- THƯỚC ĐO VÔ CÙNG VÀ THƯỚC ĐO THỜI GIAN:

 

Vì hiểu rõ sự ngộ nhận vấn đề “Thường” và “Đoạn”, cho nên chúng ta cần phải tiếp tục thảo luận kỹ càng hơn. Nơi “Số Học” nói rằng: Một đường thẳng hai đầu hướng về hai phía có thể kéo dài ra vô hạn và cũng được gọi là đường thẳng vô thỉ vô chung. Trên quan điểm vô thỉ vô chung nầy chúng ta có thể đem ra đối chiếu trong sự diễn biến của sự sự vật vật để giải đáp vô thỉ và vô chung. (Vì đã hiểu rõ thật tánh vô thỉ vô chung của đường thẳng nầy, chúng ta trước hết tạo ra một bộ phận của đường thẳng ở nơi hai đầu, mỗi đầu một mũi tên biểu hiện vô thỉ vô chung. Như đồ hình 1 biểu thị)

 Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan-1

 


Lại hỏi tiếp, lý do “không đoạn” của đường thẳng là ở chỗ nào? Trang Tử trả lời rằng: “Roi ngựa một thước, mỗi ngày cầm phân nửa của nó, muôn đời không hết”. Đây chính là nói: đem đường thẳng chia xẻ, chia xẻ đến nhỏ vô cùng, liền thành một điểm cực nhỏ, Phật Học gọi một điểm cực nhỏ là “cực vi”. Khoảng cách của mỗi điểm thì không có giới hạn; giả sử mỗi điểm đều có đầu mối, nghĩa là từ đầu mối này đến đầu mối kia nếu có giới hạn thì chính điểm nào hoàn toàn không phải điểm? Đã là không phải có điểm giới hạn thì chúng ta có thể tiếp tục chia xẻ đường thẳng ra xa hơn nữa. Để xác định khoảng cảch của mỗi điểm không có giới hạn chính là tánh liên tục. Cho nên đường thẳng được gọi là tánh liên tục và tánh liên tục đây chính đã biểu hiện rõ ý nghĩa “không đoạn” của đường thẳng.

 

Đường thẳng có thể biểu thị “không thường” như thế nào? Bản thân đường thẳng đã là pháp biểu hiện lý “không thường”.Nguyên vì bản chất của “Một đường thẳng là do các điểm tập hợp không cùng tạo thành, đối với trên đường thẳng một điểm thích hợp thì có một thật số cùng đối ứng”.Đơn giản mà nói: ở một điểm trên một đường thẳng có thể ghi vào một thật số và cứ như thế ghi mãi đến vô thỉ vô chung. Những thật số đem ghi vào trên một đường thẳng thì cũng giống như đồ hình 2 biểu thị :

 

 Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan-2


 


Đường thẳng như thế gọi là Tố Số Tuyến, cũng chính là “Thước đo vô cùng”.Có hiểu rõ “Thước đo vô cùng” đây thì mới có thể cùng thời gian hợp lại bắt đầu bàn luận.Trên sự quan hệ của “thước đo vô cùng”với “thời gian”chúng ta mới tìm ra được đạo lý “không thường”.“Thời gian”, đây là một danh xưng không ngoài sự quan hệ liên tục ba đời của quá khứ, hiện tại và vị lai. Quá khứ là vô thỉ, vị lai là vô chung, hiện tại cũng là quá khứ của sát na. Nếu đem “Hiện Tại” ra quán sát, chúng ta nhận thấy như Đồ Hình 3 biểu thị:

 

Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan-3

 


      Đoạn đường A và B cho là “Hiện Tại”, như thế “Quá Khứ” và “Vị Lai” ở hai đầu mũi tên là biểu thị Vô Thỉ và Vô Chung.Từ đó “Thước đo vô cùng trên thời gian” được thành lập.Thước đo vô cùng trên thời gian chỉ dùngđể hiểu rõ tiện lợi trên thực dụng;nhưng ở đây nếu đem đường thẳng cải biến làm thước đo hình tròn thì đưa đến một nhận thức khác; nguyên vì hình tròn không tìm ra được chỗ mở đầu và cũng không tìm ra được địa điểm kết thúc. Thước đo vô cùng của hình tròn chính là nguyên lý tiêu biểu cho đồng hồ tính giờ thường ngày. Còn “Thời gian” ở nơi từng sát na không ngừng chính là chỗ nương tựa để chuyển biến và cũng chính là nói lên tánh chất “không thường” khiến cho chúng ta không có phương pháp để nắm được thời gian. Đương lúc chúng ta phát giác được rằng thời gian trước một giây đồng hồ là thời gian thuộc về “quá khứ”. Thời gian sau một giây đồng hồ là thời gian thuộc về “vị lai”. Thời gian ngay trong một giây đồng hồ là thời gian của “sát na hiện tại”. Nhìn sâu thêm nửa thời gian ngay trong một sát na của “hiện tại” thì cũng thuộc về “quá khứ”. Đây chính là nói lên “không thường”, là vĩnh viễn không thể tìm được nguyên lý thật tại của “thời gian”. Chúng ta chỉ có thể ghi chép được “thời gian” ở trên thước đo không linh động để trợ giúp tìm kiếm dấu vết “không thường cũng không đoạn” của vạn sự vạn vật.

 

III.- “KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN” CỦA THỜI GIAN:

 

Thời gian là do ghi lại sự biến đổi của ngoại vật được xác định bởi giây, phút, khắc (15 phút), giờ, ngày, tháng, năm..v..v.....Chúng ta khi xé đi mỗi tờ lịch cho đó là thời gian mỗi ngày và tợ hồ xem chừng như có gián đoạn.Thật tế chúng ta lại không có nắm được chỗ vững chắc của thời gian để ghi lại. Giả sử chúng ta bắt đầu đem mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây nối liền nhau làm tọa độ thời gian vô cùng trên thước đo: thì trong thời gian của mỗi năm lại có thời gian của mỗi tháng liên tục làm việc biến đổi đó; trong thời gian của mỗi tháng lại có thời gian của mỗi ngày liên tục làm việc biến đổi đó;tiếp tục suy xét thêm nữa thì sự liên tục của mỗi ngày là giờ; sự liên tục của mỗi giờ là phút; sự liên tục của mỗi phút là giây.Theo khoa học mỗi phút có một phần triệu giây, một phần nghìn tỷ giây liên tục làm việc biến đổi. Nhân đây đối với thời gian khái niệm liên tục, chúng ta lại tinh tế thêm nữa cũng có thể phân chia đến thật nhỏ vô hạn định.Điều đó đủ chứng minh rõ thời gian là tánh liên tục, tức là chỉ không đoạn của thời gian. Dù cho chúng ta tinh tế quán sát thêm nữa thì cũng như thế; sở dĩ ban ngày và ban đêm không có chỗ gián đoạn là do địa cầu tự xoay chuyển mà thôi. Như đồ hình 4 biểu thị:

 

Đồ Hình 4 biểu thị:

Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan-4

 

Theo Đồ Hình 4 biểu thị địa cầu một mặt đang đối diện với mặt trời là ban ngày, còn một mặt phía sau lưng của địa cầu là ban đêm. Nơi trong Đồ Hình đây rất rõ ràng địa cầu chỉ báo hiệu phân chia ra ngày và đêm đều không gián đoạn. Từ bóng tối chuyển thành ánh sáng, hoặc từ ánh sáng chuyển vào bóng tối, đều là do nơi địa cầu tự luân chuyển cải biến liên tục không gián đoạn mà ánh sáng và bóng tối không phải mặc nhiên mà đến; ánh sáng và bóng tối của địa cầu quyết định không có vết tích cắt chia ranh giới rõ ràng. Cho nên chứng thật thời gian là “không thường cũng không đoạn”.Chỗ gọi thời gian tuyệt đối chính đem thời gian xem thành một dòng tuông chảy, do từ quá khứ vô cùng chảy đến vị lai vô tận.Đây chính là thuyết minh thời gian “không thường cũng không đoạn”.

 

IV.- VŨ TRỤ QUAN:

 

Cơ sở vũ trụ quan hiện đại là cái gì? Chính là nguyên nhân phân chia vũ trụ ra thành phương pháp “Tứ Độ Không Thời Liên tục khu biệt” (Tứ độ là bốn gốc độ [mỗi một góc độ có 90 độ], Không là không gian, Thời là thời gian, Liên tục khu biêt là liên tục phân chia, nghĩa là bốn góc độ của không gian, của thời gian và của Liên tục khu biệt).Cái gì là Liên tục khu biệt?Đó là một thứ dụng cụ của liên tục ------- Thí dụ như mỗi một thước đo là mỗi một góc độ của không gian và liên tục đo bao nhiêu thước là bấy nhiêu gốc độ của không gian, đó cũng chính là chỗ thuật lại khoảng cách vô cùng trên bao nhiêu đốt của thước đo; nguyên vì ở nơi bất cứ khoảng cách hai đầu của không gian thước đo có thể tùy ý phân chia thành khoảng cách nhỏ của số mục và phân chia cho đến vô hạn, đây chính là vi tế đặc biệt rất nổi bật của “Liên tục khu biệt”. Cũng như xe lửa trên một đường sắt dài, chạy đến giờ nào chỗ nào chỉ cần bày tỏ bằng cách dùng chỗ tiêu điểm riêng biệt khiến có thể biết được ngay; chỗ tiêu điểm riêng biệt đây đã nói được một góc độ của không gian, của thời gian liên tục khu biệt. Nhưng chiếc hạm  trên biển cảthìlại hoàn toàn không giống, không chỉ nói ra kinh độ, mà lại còn cần hiểu rõ luôn cả giao điểmcủa hai vĩ độ và kinh độ và nhờ đó mới có thể xác định được tàu chiến chạy đến chỗ địa điểm; chỗ tiêu điểm của kinh độ và giao điểm của vĩ độ đây cũng chính là phân chia hai góc độ không gian liên tục khu biệt của chiếc hạm. Cho đến phi cơ bay trên không thì mỗi chiếc đều có ba góc độ không gian để trắc nghiệm biết được vị trí của phi cơ bay trên không, không những chỉ cần hiểu rõ hai chỗ tiêu điểm vĩ độ và kinh độ, mà còn cần hiểu rõ luôn cả độ cao rời khỏi mặt đất của phi cơ. Đây cũng đã nói sự liên tục khu biệt của phi cơ chính là“không gian” mà chúng ta đã biết.Không gian của thế giới thì bao gồm ba góc độ không gian liên tục. Cần báo cáo đợt phi cơ bay, khi trình bày vị trí của phi cơ thì tất nhiên nói lên vĩ độ X, kinh độ Y, cao độ Z, đồng thời liền nói thời gian T. Giả sử không đồng ý bàn đến thời gian thì cần phải đợi nói rõ ra. Thời gian T chính là gốc độ thứ tư. Sự thật phi cơ bay là một liên kết xuyên suốt; khởi hành bay, bay lên cao, đà bay tới và hạ xuống đất là sự thể không thể không phân chia; chúng ta không thể đem khởi hành bay và bay lên cao tách riêng ra để xem.Trên thực tế khởi hành bay, bay lên cao, đà bay tới và hạ xuống đất có thể đem chúng nó tưởng tượng ra một đường cong của một đường liên tuyến trong “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. Chúng ta quán sát “bốn gốc độ” nói trên cũng chính là quan sát vũ trụ hiện đại. Trong đó chúng ta có thể căn cứ vào ý nghĩa của “Tứ độ không thời liên tục”để so sánh “không thường cũng không đoạn” thành một định nghĩa mới: chỗ gọi“không đoạn”, tức là sự kiện theo thời gian trong không gian chỗ liên tục lại biến ra vị trí không gian khác,đó gọi là “không đoạn”. Chỗ gọi “không thường”, tức là không gian của sự kiện theo thời gian mà tiêu diệt, không gian trước và không gian sau quyết định không đồng nhất, đó gọi là “không thường”.

 

 

V.- ĐEM “TỨ ĐỘ KHÔNG THỜI LIÊN TỤC KHU BIỆT”

THỬ XEM QUA CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU:

 

      Nơi một quyển trong Thư Tịch Khoa Học có một đoạn chỉ dẫn: “Hệ thống ngoài vũ trụ chính là do tốc độ cao đến mỗi giây 3 vạn 5 ngàn Dặm Anh (500 thước Anh) không thể nghĩ bàn, hệ thống bên trong thiên hà (sông ngân) rời khỏi chúng ta hướng về phía chỗ xuất xứ thì không thể biết được. Hoặc giả có thể nói được thì lại không chính xác: chúng nó ở vào khoảng năm ức năm trước là chính đã bắt đầu bay xa rời khỏi chúng ta; chúng nó “hiện tại” ở chỗ nào? Chúng nó “hiện tại” còn tồn tại hay không? Những điều đó ai cũng không thể biết rõ. Giả như đem vũ trụ tưởng tượng của chúng ta phân chia làm ba góc độ không gian chủ quan và một góc độ thời gian nơi đó, như thế những hệ thống bên ngoài thiên hà này ngoại trừ trên phim ảnh chụp lại, hiện ra những dấu vết tia sáng thời cổ đại nhỏ bé yếu ớt mập mờ ngoài xa, đều không có tồn tại khách quan. Chỉ có trong hệ thống tham khảo thích đáng (tức là trong Tứ độ không thời liên tục khu biệt), chúng nó mới đạt được tồn tại thật tế”. Từ nguyên lý đây chúng ta lại có thể sử dụng “không đoạn cũng không thường” so sánh trong sự tìm đến tình trạng thật tế của nó: những giải thích của Thư Tịch Khoa Học chỉ căn cứ trên phim ảnh chụp lại những dấu vết tia sáng nhỏ bé yếu ớt mập mờ; những tia sáng yếu ớt mập mờ xuất hiện đó gọi là“không đoạn” và hiện tượng không đoạn đây gọi là “Có”. Những giải thích này đều không có tồn tại khách quan, nguyên vì những tia sáng “không đoạn” nói trên chính bản thân của nó đã thay đổi không gian và tùy theo thời gian mà tiêu diệt, cho nên gọi là “không thường” và hiện tượng không thường đây gọi là “Không”. Chỉ có tham khảo thích đáng trong hệ thống “Tứ độ không thời liên tục khu biệt), những thứ tồn tại “Giả Có” kia thật tế vừa thâu hoạch được đềuđã chứng tỏ chính ở trong “không đoạn cũng không thường” đãhiển hiện ra một thứ “Chân không diệu hữu”.

 

VI.-KHÔNG ĐOẠN CŨNG KHÔNG THƯỜNG

        QUA HIỆN TƯỢNG NƯỚC PHUN:

 Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan-5


Theo Đồ Hình 5 biểu thị, trạng thái nước phun nếu như căn cứ nơi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” mà quan sát thì: đang lúc chúng ta đem phân tử điểm A của nước trong nước phun, mà điểm A đó trong sát na theo thời gian hoàn toàn đã ở điểm B. Khi tìm trở lại điểm B, điểm B cũng rất nhanh chóng rơi xuống nơi trong hồ. Lập tức liền giúp chúng tìm được điểm nước, chỗ tìm được điểm nước bản lai diện mục không phải là nơi cột nước phun. Điểm nước từ A đến B, từ B đến hồ là một liên tục xuyên suốt không ngừng, nên được gọi là “không đoạn”. Điểm nước từ A đến B và từ B đến hồ là ở chỗ không đoạn biến đổi vị trí không gian, nên được gọi là “không thường”.Đây cũng chính là nói không gian, thời gian, liên tục biến đổi, vĩnh viễn tìm kiếm không đến được điểm không gian, thời gian của nguyên hữu và đó cũng tức là “Không”. Từ A đến B là nước của một điểm nối liền một điểm và cứ như thế nối liền liên tục không dứt chỗ chuyển biến không gian cùng thời gian, mà sự chuyển biến đó hoàn toàn không biết số lượng, nhờ những điểm nước chuyển biến liên tục bất đoạn cho nên tạo thành hình thái nước phun; đây cũng tức là “Có”. Sở dĩ nói Tức Không Tức Có, chính là ở trong “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”quán sát tìm ra “không đoạn cũng không thường”! Mỗi mỗi điểm nước liên tục phun ra là “không thường”, do những điểm nước liên tục kết thành cột nước là “không đoạn”.

 

VII.-CHIẾU ĐIỆN CÁI “NGÔ

 

      Chúng ta nếu như đem cái “Ngã” này để ở trong “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” đi chiếu điện mà thảo luận thì giống như Đồ Hình 6 biểu thị:

 

 

Khong-Thuong-Cung-Khong-Doan-6

            Theo Đồ Hình 6, chúng ta sử dụng ý niệm đi theo dấu vết cái “Ngã” trong con người; bình thường, ý thức của chúng ta nhận định chung cho cái “Ngã” là “Nhục thể”.Nếu cho nhục thân là “Ngã”, đầu tiên chúng ta hãy cần truy cứu bắp thịt trước một giây là cái gì? Nghĩa là cần hỏi những vật gì có trước một giây của bắp thịt? Ở đây chính là cần phải truy cứu thức ăn đi vào trong máu ra sao? Xin xem lại Đồ Hình 6 biểu thị: Ngay khi khởi đầu, thức ăn ở điểm A; thức ăn tất nhiên trước hết trải qua vận động nhai kỹ của hai hàm răng, tiếp đến là vận động nuốt vào, sau đó là vận động tán nhuyễn của bao tử, lại nữa là vận động của gan, của mật và của lá lách..v..v....; khiến thức ăn biến thành chất lỏng, trong một hốt (bằng một phần triệu lạng) số chất lỏng đây thấm qua bức tường ruột đi đến trong mạch máu. Khiến mỗi bộ phận máu trong nhục thân mang thức ăn và dưỡng khí đến để thiêu đốt, liền tạo thành nhiệt năng cần thiết cho chúng ta sinh hoạt. Các thứ bắp thịt nhân đó tiếp tục vận động điều khiển chúng ta năng chạy, năng nhảy, năng cười..v..v...... Từ đấy xem ra: giả sử bảo rằng, bắp thịt là đại biểu cho cái “Ngã”, nhưng bắp thịt được xây dựng trên hai quá trình:

 

Quá trình thứ nhất: Bắp Thịt chính là do quá trình Oxy hoá thức ăn liên tục xuyên suốt không gián đoạn tạo thành. Từ hiện tượng đây nếu bảo rằng, thức ăn cũng có thể là đại biểu cho cái “Ngã”; nhưng trên thực tế thức ăn đương nhiên không phải là “Ngã”!

 

Quá trìng thứ hai: Bản thân bắp thịt thì cũng cần có sự biến hoá liên tục không ngừng để thành hình; nguyên vì bản thân bắp thịt đã có một số tế bào liên tục xuyên suốt phân rẻ vận động kết thành. Cho nên khẳng định bắp thịt không thể đại biểu cho cái “Ngã”.

 

      Còn nếu như căn cứ những tế bào đây cho là “Ngã”, mà những tế bào đó là từ mỗi mỗi những tế bào cũ phân rẻ thành hình và những tế bào mới thành hình này lại tiếp tục bị phân rẻ nữa để biến thành vật phế thải bài tiết bỏ đi. Chúng ta đương nhiên cũng không thể chấp nhận những tế bào mới thành hình đó cho là đại biểu của cái “Ngã”! Cùng một đạo lý, đồng một trạng thái của nước phun đã được trình bày ở trước, hiện tượng tế bào mới thành hình so sánh không khác phân tử nước, nghĩa là trong sát na cũng bị tàn tạ ngay. Thật tế mà nói, cái “Ngã” đúng là vĩnh viễn không thể có được, tức là hoàn toàn “Không”.Trong sự thay đổi của tế bào phân rẻ ở nơi không thường cũng không đoạn này, chỉ có một cái “Giả Ngã” liên tục xuất hiện mà thôi.

 

VIII.- CHÂN TƯỚNG CỦA VŨ TRỤ:

 

Chân tướng của vũ trụ là như thế nào? Người hiện đại giải thích: vũ trụ là cái vô biên không bờ mé; cũng chính là chỉ cho “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”; cũng chính là đến từ vô thỉ (không có chỗ khởi đầu) và đi về hướng vô chung (không có chỗ kết thúc).Ý đây là nói, thế giới vạn vật của chúng ta nhìn thấy đều là sanh diệt tương tục tuôn chảy không ngừng. Căn cứ nơi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” truy tìm hướng lên trên là vô thỉ và truy tìm hướng xuống dưới là vô chung.Trung gian của vạn vật thì cũng sanh diệt tương tục biến động không ngừng và từ trước đến nay luôn luôn gián đoạn từng giây phút. Trung gian nếu như có giây phút đình chỉ không sanh diệt tương tục biến động thì ngày nay quyết định hoàn toàn không thể thấy được hiện “Vật”.Qua sự sanh diệt tương tục biến động không ngừng của vạn vật cho nênchúng ta liền cho vạn vật là thật “Có”.Nhưng những hiện vật thấy được đó chỉ là hiển hiện trong sát na (như điện ảnh, vòng lửa), vì thế mới bảo là “Không”. Nguyên do quá khứ thì “Vật đã biến”, nghĩa là sự vật quá khứ đã từng biến hoá, không tồn tại. Vị lai thì “Vật sẽ biến”, nghĩa là sự vật sẽ bị biến hoá, tức là sự vật chưa thành lập, mà sự vật đã chưa thành lập thì đương nhiên cũng không tồn tại. Còn hiện tại thì thuộc về “Vật sát na”, nghĩa là trong sát na biến thành quá khứ rất nhanh. Sự vật trong thời gian sát na đó cũng chỉ là trong chỗ nháy mắt liên tục xuất hiện, vĩnh viễn không dừng lại, cũng như ánh sáng của đá lửa.Sự vật hiển hiện nơi chỗ“không thường cũng không đoạn”, được gọi là “Có”.Còn hiện tượng “không thường cũng không đoạn”ở nơi những thứ trôi chảy không ngừng lại giúp chúng ta có thể thấy rõ chân tướng của nhân sanh. Chân tướng đây tức là chỉ cho tướng liên tục không đoạn của vô thỉ vô chung; tất cả sự vật của thế giới đều trôi chảy xoay vần liên tục mãy không đoạn. Nhân đây tâm lượng của chúng ta cũng có thể nương theo đó phóng đại đến vô lượng vô biên; tâm lượng phóng đại mà không có chấp trước thì cùng vũ trụ hoà hợp với nhau.Những điều đã trình bày qua ở trên cũng chính là chỗ hiểu ngầm xuất hiện ở trong “Không thường cũng không đoạn”.

 

IX.- GIẢI THÍCH THẾ GIAN:

 

Thế gian là gì? Thế gian có phải là “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” của không thường cũng không đoạn? Hai chữ “Không” trong hai câu trên đây có chỗ không giống nhau! Xin thuật lại tổng quát như sau:

 

      Các nhà khoa học nói rằng: Không gian chẳng qua là một thứ trật tự của thật thể sắp xếp, Thời gian cũng chẳng qua là một thứ trật tự chiều thuận của sự kiện phát sanh. Nói ngược lại: Không gian là một thứ trật tự của thật thể sắp xếp, đây chính là ý nghĩa của “Không đoạn”. Thời gian là một thứ trật tự chiều thuận của sự kiện phát sanh, đây chính là ý nghĩa của “Không thường”.Không gian tức là không đoạn, thời gian tức là không thường. Các nhà khoa học nói rằng: Không gian chỉ là khoảng cách của sự vật sắp xếp và quan hệ, không gian nếu không có sự vật thì cái gì cũng không có. Thời gian nếu như không có sự kiện để tiêu biểu thì cũng không có chỗ gọi là một nháy mắt, một tiếng đồng hồ, hoặc quan niệm thời gian một ngày.Đó cũng chính là nói: Sự vật nếu không tồn tại thì“không thường cũng không đoạn” không cần phải gia công thảo luận!

 

Ý nghĩa thế gian theo Phật Pháp giải thích, đơn giản mà nói, cũng là thời gian cùng quan hệ với không gian. Chữ Thế chính là chỉ cho thời gian; Phật Pháp thường nói “Tam Thế” (ba đời), tức là hiện tại thế (đời hiện tại), quá khứ thế (đời quá khứ), vị lai thế (đời vị lai); Tam Thế đây thì cũng chỉ cho thời gian. Chữ Gian chính là chỉ cho không gian; Phật Pháp cũng thường nói “Thập Phương” (mười phương): trên, dưới, đông, tây, nam, bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc, đều gọi là không gian của thập phương. Cho nên hai chữ “Thế Gian” thì ý nghĩa bao gồm cảsự quan hệ của thời gian và không gian và cũng tức là chỉ cho “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”.Chẳng những thế hai chữ“Thế Gian” trong Phật Pháp thường gọi cần phải khảo sát sâu sắc thêm một lớp nữa, như“Thế Gian”là nghĩa biến đổi lưu chuyển vô thường.Sự biến đổi lưu chuyển của “Thế Gian” chạy dài mãi không dứt nên gọi là không đoạn; còn vô thường là nghĩa không thường. Phải biết rằng hai chữ “Thế Gian” mà chúng ta thường sử dụng chính là danh từ của Phật Pháp. Từ điểm này xem ra: chỗ gọi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”là căn cứ nơi sự lưu chuyển biến đổi của sự vật mà thành lập;sự lưu chuyển biến đổi đây chính là định luật mà không phải tự mình có khả năng chuyển biến. Tất cả sự vật bị biến đều thuộc về hiện tượng khách quan bị biến và cũng có thể gọi là vũ trụ quan của “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. “Thế Gian” mà Phật Giáo gọi không những chỉ có sự vật của khách quan bị biến mà còn bao gồm cả cái Ngã của tất cả hữu tình chủ biến. Nguyên vì cái Ngã của hữu tình đều có ở trong thế pháp, cho nên “Thế gian” mới được xuất hiện. Hữu tình nếu như không có mặt thì sự vật cũng không hiện hữu mà không gian thời gian cũng không thành lập và “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” cũng không đề cập đến! Người nào căn cứ nơi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” mà quán sát “Không thường cũng không đoạn” của sự vật thì người đó “Đã tri thức, đã đắc đạo”! Đây cũng chính là Phật nói “Quán thiên địa, niệm phi thường; quán thế giới, niệm phi thường; quán linh giác, tức Bồ Đề. Tri thức như thế, đắc đạo như thế”.

 

X.- KẾT LUẬN:

 

Chúng ta sau khi đã hiểu rõ lý “không thường cũng không đoạn” thì không bị đoạ vào trong pháp thế gian này mà giải thoát được sự trói buộc của thế gian. “Truyền Tâm Pháp Yếu” từng bảo chúng ta rằng: “Người học đạo nếu muốn được thành Phật, tất cả Phật pháp chung lại không cần phải dụng công để học, chỉ học vô cầu vô trước. Vô cầu tức tâm không sanh, vô trước tức tâm không diệt; không sanh không diệt tức là Phật”. Lý do giống nhau ở đây là: Chúng ta khi hiểu rõ lý “Không thường” thì mới được “Vô cầu”; chúng ta khi hiểu rõ lý “Không đoạn” thì mới được “Vô trước”. Cho nên khẳng định rằng, người nào biết được đạo lý “Không thường cũng không đoạn” thìngười đó mới có thể thành Phật.

 

(“Nguyệt San Bồ Đề Thọ”, Kỳ Hợp Đính Bản 243, thứ 242, năm Nguyên Tải Dân Quốc thứ 62)

 

Dịch xong ngày 10 tháng 11 năm 2014

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2014(Xem: 6949)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8062)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7813)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7235)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7636)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9146)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14321)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8265)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12912)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8557)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]