Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Quán Chiếu: Khoa Học Và Xã Hội Hiện Đại

09/03/202108:00(Xem: 3405)
02. Quán Chiếu: Khoa Học Và Xã Hội Hiện Đại

QUÁN CHIẾU: KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Nguyên bản: Encounter, Relativity, and Quantum Physic (the Universe in a Single Atom)
Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thích Từ Đức

 

dalai lama abcTôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959. Hầu như không  lãnh vực nào của con người ngày nay mà không bị tác động của khoa học và kỷ thuật. Nhưng chúng ta chưa rõ về vị trí của khoa học và kỷ thuật vào toàn bộ đời sống con người – nó nên hoạt động một cách chính xác như thế nào và nó nên được quản lý như thế nào? Điều sau là quan yếu bởi vì ngoại trừ đường hướng của khoa học được hướng dẫn bởi một động cơ đạo đức  ý thức, đặc biệt  từ bi yêu thương, bằng không thì những ảnh hưởng của nó có thể không mang đến lợi ích. Thực tế chúng có thể tạo ra những tổn hại to lớn.

Thấy tầm quan trọng vô vàn của khoa học và địa vị thống trị không thể tránh khỏi của nó trong thế giới hiện đại đã làm thay đổi thái độ đối với khoa học của tôi một cách căn bản từ hiếu kỳ đến một loại dấn thân cấp bách. Trong Đạo Phật, lý tưởng tâm linh cao nhất là trau dồi lòng từ bi cho toàn thể chúng sanh và hành động vì lợi ích của tất cả, rộng mở bao la nhất như có thể. Từ lúc ấu thơ ban sơ nhất, tôi đã có điều kiện để nuôi dưỡng lý tưởng này và cố gắng hoàn thành nó trong mỗi hành vi của tôi. Thế nên, tôi muốn thấu hiểu khoa học bởi vì nó cho tôi một lãnh vực mới để khám phá yêu cầu cá nhân của tôi để thấu hiểu bản chất của thực tại. Tôi cũng muốn học hỏi về nó bởi vì tôi nhận ra trong nó một cung cách hấp dẫn để đối thoại với những hiểu biết thu thập được từ truyền thống tâm linh của tôi. Cho nên, đối với tôi, nhu cầu cho việc dấn thân với năng lực đầy sức mạnh này trong thế giới chúng ta cũng đã trở thành một loại mệnh lệnh tâm linh. Điều bàn đến trung tâm  trọng tâm cho sự tồn tại  cát tường của thế giới chúng ta – là vấn đề chúng ta có thể thực hiện những sự phát triển tuyệt vời của khoa học như thế nào vào điều gì đó để cống hiến cho lòng vị tha  phụng sự yêu thương cho những nhu cầu của nhân loại và những chúng sanh khác mà chúng ta cùng chia sẻ trái đất này với nhau.

Đạo đức  vị trí trong khoa học chứ? Tôi tin rằng có đấy. Trước tiên nhất, giống như bất cứ khí cụ nào, khoa học có thể được đặt vào việc sử dụng tốt hay xấu. Đó là thể trạng tâm thức của người nắm giữ khí cụ vốn quyết định cuối cùng nó sẽ được đặt vào chỗ nào. Thứ hai, những khám phá khoa học ảnh hưởng cung cách chúng ta thấu hiểu thế giới  vị trí của chúng ta trong ấy. Điều này có những hệ quả với thái độ của chúng ta. Thí dụ, sự thông hiểu  giới học về thế giới đưa đến Cách Mạng Công Kỷ Nghệ, vốn đưa đến sự khai thác thiên nhiên đã trở thành sự thực hành tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có sự thừa nhận phổ thông rằng đạo đức chỉ liên hệ với việc áp dụng khoa học, chứ không phải việc theo đuổi thật sự của khoa học. Trong khuôn mẫu này, khoa học gia như một cá nhân hay cộng đồng của những nhà khoa học trong phổ quát chiếm giữ một vị trí đạo đức trung tính, không có trách nhiệm với những kết quả cho những gì họ khám phá. Nhưng nhiều khám phá khoa học quan trọng và đặc biệt những sáng kiến mới mà họ hướng đến, tạo ra những hoàn cảnh mới và mở ra những khả năng mới vốn tạo ra những thử thách đạo đức  tâm linh mới. Chúng ta đơn giản không thể miễn trách doanh nghiệp khoa học và những nhà khoa học với trách nhiệm cho việc góp phần hiện hữu một thực tế mới.

Có lẻ điều quan trọng nhất là bảo đảm rằng khoa học không bao giờ được tách ra khỏi sự thấu cảm nhân loại căn bản với đồng loại của chúng ta. Giống như những ngón tay của một người chỉ có thể biểu hiện chức năng trong sự liên hệ với bàn tay, cho nên những nhà khoa học phải duy trì sự tỉnh giác về mối liên hệ của họ với toàn thể xã hội. Khoa học là quan hệ sống còn, nhưng nó chỉ là một ngón tay của bàn tay con người, và khả năng lớn nhất của nó có thể được biến thành hiện thực miễn là chúng ta nhớ điều này một cách cẩn thận. Bằng trái lại, có hiểm họa chúng ta sẽ đánh mất cảm nhận của chúng ta về những ưu tiên. Loài người có thể cuối cùng lại phục vụ cho những quyền lợi ích kỷ của tiến trình khoa học hơn là chiều ngược lại. Khoa học và kỷ thuật là những khí cụ đầy năng lực, nhưng chúng ta phải quyết định sử dụng chúng thế nào hiệu quả nhất. Trên tất cả những vấn đề ấy là động cơ vốn chi  phối việc sử dụng khoa học và kỷ thuật, mà trong ấy tâm thức và trái tim lý tưởng thống nhất với nhau.

Đối với tôi, khoa học, trước nhất và trên tất cả  đó là một nguyên tắc theo lối kinh nghiệm vốn cung ứng cho nhân loại một lối vào đầy năng lực để thầu hiểu bản chất của thế giới vật lý và sự sống. Nó là một kiểu mẫu thẩm tra thiết yếu cho chúng ta những kiến thức chi tiết tuyệt vời của thế giới thực nghiệm và những quy luật tiềm tàng của tự nhiên, mà vốn chúng ta suy ra từ những dữ liệu thực nghiệm. Khoa học diễn tiến bằng những phương tiện của một phương pháp rất đặc thù vốn liên hệ đến sự đo lường, định lượng, và sự thẩm tra liên đới qua những thí nghiệm lập đi lập lại. Điều này, tối thiểu, là bản chất của phương pháp khoa học như nó tồn tại trong mô hình hiện tại. Trong kiễu mẫu này, nhiều khía cạnh về sự tồn tại của con người, kể cả những giá trị, sáng tạo  tâm linh, cũng như những vấn đề siêu hình sâu xa hơn, ở ngoài phạm vi của sự thẩm tra khoa học.

 

Mặc dù có những lãnh vực của đời sống  kiến thức ở bên ngoài sự chi phối của khoa học, nhưng tôi chú ý là nhiều người vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng quan điểm của khoa học nên là căn bản cho tất cả mọi tri thức và tất cả những gì có thể biết được. Đây là chủ nghĩa duy vật khoa học. Mặc dù tôi không thấy một trường phái tư tưởng nào đề xuất dứt khoát ý kiến này, nhưng dường như nó là một giả định chung chưa được kiểm tra. Quan điểm này ủng hộ sự tin tưởng vào một thế giới khách quan, độc lập, bất ngờ  với những người quán sát chúng. Nó cho rằng những dữ liệu được phân tích trong một cuộc thí nghiệm là độc lập với những quan điểm hình thành trước, những nhận thức, và kinh nghiệm của những nhà khoa học phân tích chúng.

Bên dưới quan điểm này là sự thừa nhận rằng trong sự phân tích cuối cùng, vật chất, như nó có thể  được diễn tả bởi những nhà vật lý và như nó bị chi phối bởi những quy luật vật lý, thì đó là tất cả. Vì thế, quan điểm này xác nhận rằng tâm lý học có thể quy về sinh học, sinh học quy về hóa học, và hóa học quy về vật lý học. Sự quan tâm của tôi ở đây không phải là tranh cải nhiều gì để chống lại vị thế giản hóa luận này (mặc dù chính tôi không đồng thuận với điều ấy) nhưng là để hướng chú ý đến một vấn đề hết sức quan trọng: rằng những ý tưởng này không cấú thành tri thức khoa học; đúng hơn chúng trình bày một vị trí triết học, trong thực tế là một quan điểm siêu hình. Quan điểm ấy rằng tất cả những khía cạnh của thực tại có thể quy về vật chất và những hạt khác nhau của nó, đối với tâm thức tôi, cũng như một quan điểm siêu hình như là quan điểm vốn là một cơ chế thông minh được tạo ra và kiểm soát thực tại.

Một trong những vấn nạn chính với chủ nghĩa duy vật khoa học triệt để  quan điểm thiển cận vốn đưa đến hậu quả và khả năng chắc chắn có thể hình thành chủ nghĩa hư vô. Chủ  nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa giản hóa luận là ở trên tất cả mọi vấn nạn do từ một quan điểm triết lý và đặc biệt  quan điểm con người, vì chúng có khả năng làm nghèo nàn cung cách chúng ta thấy chính mình. Thí dụ, cho dù chúng ta tự thấy mình như những tạo vật sinh học ngẫu nhiên hay như những chúng sanh đặc biệt được ban cho sở hữu ý thức  năng lực đạo đức sẽ làm nên một sự tác động lên vấn đề chúng ta cảm nhận về chính mình và đối xử với người khác như thế nào. Trong quan điểm này, nhiều sở hữu của thực tế toàn diện về nó là gì để là con người – nghệ thuật, đạo đức, tâm linh, lòng tốt, vẻ đẹp, và trên tất cả là ý thức – hoặc là được giảm thiểu như những phản ứng hóa học của việc kích thích tế bào thần kinh hay được thấy như một vấn đề của cấu trúc tưởng tượng thuần tuý. Hiểm họa thế rồi là con người có thể bị làm giảm giá trị không gì hơn là những bộ máy sinh học, những việc sinh sản với cơ hội thuần khiết trong sự phối hợp ngẫu nhiên của những gien, không có mục tiêu gì hơn là sự cưởng chế sinh học trong tái sản xuất.

Thật khó khăn để thấy những vấn đề chẳng hạn như ý nghĩa của đời sống hay tốt và xấu có thể được thích ứng trong một thế giới quan như vậy như thế nào. Vấn nạn không phải là với những dữ liệu của khoa học mà với luận điểm là chỉ những dữ liệu này thôi cấu thành nền tảng hợp pháp cho việc phát triển một thế giới quan toàn diện hay một phương tiện phù hợp cho việc đáp ứng với những vấn nạn của thế giới. Có nhiều thứ với sự tồn tại của loài người và đến chính thực tại hơn mà khoa học hiện tại chưa thể cho chúng ta lối vào.

Cùng chứng cớ, thì tâm linh phải được thuần hóa bằng tuệ giác và những khám phá của khoa học. Nếu như những hành giả tâm linh, chúng ta phớt lờ những khám phá khoa học, thì sự thực tập của chúng ta cũng bị nghèo nàn, khi tư duy này có thể đưa đến trào lưu chính thống. Đây là một trong những lý do mà tôi động viên những đồng đạo Phật tử của tôi hứa nhận học hỏi khoa học, vì sự thông tuệ của nó có thể được hòa nhập trong thế giới quan Phật giáo.

Ẩn Tâm Lộ, Monday, July 24, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 8667)
Vẫn biết thơ văn ca tụng thành phố cố đô này nhiều vô số kể, đã khiến con tim của một người Hà Nội mất gốc như tôi phải thổn thức, phải cố tình tìm một lần ra thăm Huế để trải nghiệm bằng chính cảm xúc của mình mới thôi. Nhưng biết bao giờ duyên lành mới đến khi tôi bị dị ứng khi nhắc đến hai chữ Việt Nam, quê hương gì mà toàn là ngộ độc từ thực phẩm cho đến tâm hồn,
17/11/2014(Xem: 18351)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
15/11/2014(Xem: 10371)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
15/11/2014(Xem: 20456)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
12/11/2014(Xem: 10298)
Chúng tôi đã hai lần đến quý quốc để hoằng pháp. Từ trước đến nay, hoặc thuyết pháp với các giáo hữu quý quốc, hoặc khai thị cho kiều bào chúng tôi tại đây, nhưng lần nào thính chúng cũng chỉ là cư sĩ. Hôm nay lần đầu tiên tôi lại được đối diện với toàn các vị xuất gia đồng đạo, nhất là với một số đông đảo các vị thanh niên xuất gia như thế này, cùng hội họp lại đây để cùng luận thuyết giáo pháp thâm yếu của Đức Phật. Thật là một điều làm cho chúng tôi sung sướng và cảm động.
12/11/2014(Xem: 16439)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
09/11/2014(Xem: 10045)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8178)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17166)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7260)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]