Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảo hiểm sự chết (Death insurance) !! để sống vui.

14/02/202109:18(Xem: 3707)
Bảo hiểm sự chết (Death insurance) !! để sống vui.
Bảo hiểm sự chết (Death insurance) !! để sống vui.
Phổ Tấn
buddha_208

Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Nếu ở Mỹ thì SSI lo cho, nếu ở VietNam thì tiền hưu và con cái lo. Vậy mình đầu hàng give up rồi! Chỉ còn mỗi một việc sức khỏe và cái gì hạnh phúc tuổi già? Đó là death insurance: bảo hiểm cái chết. Khi sống thì mua life insurance: bảo hiểm nhân thọ. Chết thì mua death insurance. Vậy chỗ nào bán cái insurance nầy? Trả lời: Đức tin Tôn Giáo.

Tôi chọn Đạo Phật. Tôi là cư sĩ tại gia Phổ Tấn, mua death insurance là đi theo vết chân Phật. Đi thế nào mới đúng là giải thoát là thanh tịnh là hạnh phúc kiếp người? Đạo Phật như cánh rừng biết đường nào mà đi cho đúng, các thầy giảng như cánh rừng mọi phương mọi hướng nơi nào cũng nghe hay lắm. Mọi thầy đều gọi hãy lấy niềm tin trước hết vì chỉ có tin mới có tôn giáo. Einstein nói con người vì sợ chết nên có tôn giáo để giải phóng nỗi lo sợ này, nên tôn giáo không bao giờ bị tiêu diệt. Thiền sư Suzuki bảo chúng ta cảm nhận thân phận nhỏ nhoi của mình trước vũ trụ mà đẻ ra tính Kham Nhẫn chấp nhận sự nhỏ bé này và chấp nhận Thượng đế điều hành thân phận mình. Và vì thế mình hạnh phúc tuổi già phải không? Xin giao thân 5 uẩn này cho Phật, con sẽ hạnh phúc trong tay Phật? Tôi có viết bài Xá lợi Phất khai thị Cấp cô Độc với câu: hãy trả ngủ uẩn về lại cho ngủ uẩn và hãy chết thật sự dũng mãnh can đảm chấp nhận ngủ uẩn tan rã, các pháp trả về cho pháp vì là pháp Không. Thân ta cũng là Không.

Khi mình lớn lên vào đại học mình học khoa học tây phương để kiếm cơm và phụng sự loài người xã hội. Nhưng khi mình về già vượt qua đỉnh đồi của đường parabole cuộc đời thì mình quay về lại đông phương. Không phải vì mình là người Vietnam nên quay về đông phương mà chính người tây phương về già họ cũng thích quay về đông phương. Vì đông phương là chiếc gối êm ã cho tuổi già. Tây phương là duy lý, thời gian đối với họ là đường thẳng, không gian với họ là mặt phẳng hay 3 chiều. Thời gian quá khứ hiện tại tương lai là đường thằng còn đông phương là vòng tròn kín nên không có bắt đầu và cũng không có chấm dứt. Không gian theo đông phương là bất nhị không có nhị nguyên tính, nên không có cái nào riêng biệt độc lập với nhau mà cái này nằm lồng vào trong cái kia và xoay vòng nên gọi là duyên khởi (ngày nay vật lý gọi là không gian cong). Tây phương thì hạnh phúc là thực tế duy lý trí, còn đông phương là duy Tâm, nhưng đức Phật thì không duy lý cũng không duy Tâm mà là duy Không. Không ngã, không pháp, không trụ, không tướng, không bám, không bị trói buộc, không chấp, không vui không buồn mà là Lạc, không tham sân si, không cố định nằm yên một chỗ mà di chuyển giữa hai thái cực nên gọi là trung quán luận có Dịch hoá pháp. Tây phương thì xác định vị trí cố định còn đông phương thì không có vị trí nào cố định cả, vô thường là lẽ tự nhiên của vạn vật. Cái thường lạc ngã tịnh đối nghịch với vô thường vô ngã khổ và bất tịnh. Tất cả đối lập nhưng không chấp có cái nào đứng yên, vì thế nên gọi là Không. Vậy hạnh phúc tuổi già là an trú vào tánh không này. Khi đức Phật được Bà la Môn hỏi nơi nào để cho ta được an trú hạnh phúc và an lạc nhất? Đức Phật trả lời hãy an trụ vào Không. Muốn an trụ vào Không chỉ có thiền định mới đạt được. Vậy hạnh phúc của tuổi già là thiền định. Nguyễn Du nhà thơ bất hủ Vietnam đã có mấy câu thơ: Kim Cương ngã độc thiên biến linh, Kỳ trung áo chỉ đa bất minh, Cập đáo Phân Kinh Thạch Đài hạ, Chúng trị vô tự thị chân kinh. Dịch là: Kim Cang tụng đến ngàn lần; Mà trông hư ảo như gần như xa; Thạch Đài tìm đến hiểu ra; Chân kinh thật nghĩa chẳng qua không lời. Không lời là tánh Không của Bát nhã hệ thống kinh Kim Cang. Nhà thơ Nguyễn Du lấy chữ Tâm làm cốt lỏi cho thơ của mình. Về già cũng tụng kinh Kim Cang lấy tánh Không làm chân lý. Như vậy ngồi thiền quán chiếu được Không như đức Phật chỉ dạy an trú vào không thì chúng ta bớt sợ chết, mà bớt sợ chết thì đó là chân lý hạnh phúc nhất của tuổi già. Đã hiểu sinh lão bịnh tử là quy luật, đã hiểu vô thường nên không cố định không có mọi cái gì đứng yên. Đã biết vô ngã cái tôi không có và vô pháp cái pháp chung quanh chúng ta không độc lập mà có do duyên hợp lại mà thành. Đã hiểu thời gian là vòng tròn kín thì không bắt đầu không chấm dứt thì ta chết rồi lại sinh ra, sinh ra rồi già chết, không đến không đi, không sinh không diệt. Như vậy ta bớt sợ chết, chính cái bớt sợ này làm ta chấp nhận chết như Cấp cô Độc chấp nhận ngủ uẩn tan rã, 5 uẩn trả về cho uẩn trong hư không mà chết thành A la Hán ngay tức thì.

Trở về với cái khởi đầu của con người gọi là Bản lai diện mục. Khi Lục tổ Huệ Năng ôm y bát chạy trốn về miền nam bị thượng tọa Minh rượt đuổi bắt kịp, người núp sau tảng đá và để y bát ra trên viên đá cho thượng tọa Minh lấy đi. Nhưng thượng tọa Minh khiên lên không nổi, sợ quá quỳ lạy cầu xin lục tổ Huệ năng tha thứ và chỉ dạy cho đạt ngộ đạo. Lục tổ hỏi cái gì là Bản lai diện mục của thượng tọa Minh, hãy quán chiếu trả lời. Thượng tọa Minh liền ngộ ra ngay tức thì và lạy tạ lục tổ. Khi chúng ta ôm một công án hay một nan đề tu tập lâu ngày mà không giải đáp được. Nếu có một thiện tri thức nào đó nhắc nhở gỡ rối cho ta thì tự nhiên ngộ đạo ra ngay gọi là đốn ngộ. Thượng tọa Minh đốn ngộ nghĩa Bản lai diện mục là cái trước khi người được sanh ra là cái gì. Tâm thức ta lúc chưa được sanh ra là cái thức, thức nầy chứa cái gì? Chứa Phật tánh và nghiệp lực. Nghiệp lực thì ta phải trả còn Phật tánh thì bị che mờ đi bởi vô minh. Vậy vén màng vô minh thì Phật tánh ló dạng như mây tan thì trăng hiện. Thấu hiểu như vậy thì đạt ngộ đạo thì là hạnh phúc của kiếp người về già. Thiền định để ngộ ra Bản lai diện mục của chính mình là gì thì đó là chân lý của hạnh phúc. Nghiệp lực thì sẽ sanh ra quả mà cần có duyên nằm ở giữa nên tu tập là chuyển duyên cho nghiệp nặng thành nhẹ. Duyên nầy do ta làm mà có tao ra nên ta phải có tuệ giác, tuệ giác là duyên chuyển nghiệp rõ ràng hiệu quả nhất. Mà tuổi già rồi làm sao có tuệ giác? Tuệ giác có sẵn trong ta chỉ cần bỏ hết vô minh thì lộ ra tánh giác này. Vậy bỏ vô minh, làm sao bỏ được đây? Vô minh là không biết cái gì? Không biết lý vô thường, vô ngã, không biết Tứ diệu đế, không biết 12 Nhân duyên, không biết Bát chánh đạo, không biết diệt trừ lậu hoặc theo Thất bồ đề phần. Rồi từ đó đi lên trên là tha độ là Bồ Tát hạnh và Phật thừa. Tu tập càng cao càng hạnh phúc càng giác ngộ càng thanh tịnh càng giải thoát.

Tóm lại Phật dạy câu cuối cùng trước khi nhập diệt:

“Tuổi ta đã già,

Cuộc sống nay chấm dứt.

Các người ở lại, ta sắp ra đi.

Sẵn sàng trú ẩn nơi mình.

Hỡi các tỳ kheo !

Hãy chánh niệm, tỉnh giác,

Trì giới, định tâm, nhiếp ý.

Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này,

Sẽ lìa vòng sanh tử, chấm dứt khổ đau."

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2011(Xem: 5176)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
24/10/2011(Xem: 5097)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 8268)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 5774)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 5262)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 5205)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 6825)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 5916)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 6379)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 6387)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567