Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Xá Ngọc Xuân

10/02/202112:30(Xem: 9756)
Tịnh Xá Ngọc Xuân

TỊNH XÁ NGỌC XUÂN.
Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-6

             Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.

       Sư cho biết, trước kia, do chỉ định của giáo đoàn, sư về chăm sóc sư Gác Mãnh, không lâu sau đó, sư Gác Mãnh viên tịch, sư Giác Đăng kế thế trụ trì; có lẽ duyên chớm phát như loài cây hạp thổ nhưỡng, mọi Phật sự hanh thông chẳng khác hạt giống vừa gieo, mầm vội đâm chồi xanh tươi. Sư nghĩ, có lẽ được Phật bổ xứ, không bao lâu, vị tu sĩ vừa ra trường trung cấp Phật học,như một thư sinh chập chững vào đời với đôi chân bỡ ngỡ, đôi tay mềm yếu, và đầu óc còn tươi rói như mãnh lụa vừa xuất xưởng, thế mà, ai ngờ…chỉ một năm sau, sư Giác Đăng đã tạo được khu đất rộng thoáng, không như ngôi tịnh xá cũ, mỗi lần lễ lộc, cúng hội mỗi nửa tháng, phải che rạp ngoài sân cho bá tánh tham dự sớt bát hoặc hành lễ kinh cầu.

        Năm 2015 về trú xứ mới, chả hiểu thế nào sư  “hô phong hoán vũ” mà chỉ 5 năm, vuông đất trở thành cơ ngơi bề thế; ba bề bốn phía phòng ốc, am cốc,bày biện như trận quái đồ, tuy không lầu cao gác tía, đủ để du khách lạc vào khu các cụ già dường lão khi tìm đến nhà vệ sinh. Thế mới biết không phái gót son, tay trắng mà  óc đầu đơn điệu. Mỗi chùa có một kiến trúc, dàn cảnh khác nhau. Chùa Huyền Trang thu hút du khách do nhiều tiểu cảnh, tôn tượng và hoa lá, Ngọc Xuân không như thế, nhưng cái giống cốt lõi của các ngôi Tam bảo và hảnh xử của một tu sĩ là tấm lòng hào hiệp, nghĩa cử từ bi, sẵn lòng cưu mang bao cuộc đời bất hạnh, đó là nét chung của một số chùa nuôi các cụ già và trẻ con. Huyền Trang có trên 50 trẻ nhỏ thì Tịnh xá Ngọc Xuân cưu mang các cụ và trẻ con gần trăm mạng.

        Tiền đâu vừa xây dựng lại vừa nuôi ăn, tính chung nhân khẩu trong Tịnh xá, thợ thầy và khách vãng lai gần 150 vị? Cứ đổ cho lý sự nhà Phật thì do Phước báu là xong, khỏi phải thắc mắc. Thế nhưng, hàng ngày nuôi các cụ già và trẻ con không thể tương chao rau muống khổ hạnh như các sư thì, nội tự trở thành một bệnh viện bỏ túi, lại tiền thuốc, tiền người chăm sóc phục vụ…tiêu tốn hơn cả tiền ăn.Khỏi lo, sau lưng sư đã có một hộ pháp hào hiệp mang nhãn hiệu con chiên ngoan đạo,được tặng danh “nữ hoàng thiện nguyện” hàng ngày hỗ trợ hàng trăm suất cơm có đủ thịt cá và nhiều loại bổ dưỡng, đã làm vơi gánh nặng của một tu sĩ trắng tay làm việc thiện bằng hai bàn tay trắng; do vậy, các cụ và các cháu vẫn nỏn nà tươi khỏe, cụ ông toòng teng trên võng dưới bóng râm cây xoài bên hông nhà,phơ phất chòm râu tiên bạc hơn tuổi đời của cụ; cụ bà phe phẩy chiếc quạt mo trên sạp gỗ đăm chiêu hướng về một thời son sắc thuở nào!

       Như vậy đủ hiểu làm sao một nhà sư  đã làm được lắm việc trong một thời gian thật ngắn. Sư Giác Đăng đã ngầm hiểu là ngọn đèn giác ngộ thì gặp bao cảnh ngộ đau thương phải đưa tay gánh vác. Thời may ông Trời đã sắp xếp cho sư và “nữ hoàng thiện nguyện”gặp nhau điểm chung của lòng nghĩa hiệp, chung tay thực hiện bao chuyến từ thiện khắp ba miền, san lấp bao nghiệt ngã đời người trong khả năng sẵn có. Cũng từ đó, các mạnh thường quân, các đại gia đã phải chạnh lòng giữa biển đời  còn có bềnh bồng vài tấm ván cứu sinh! Họ đã rót dầu cho đèn thêm sáng, tiếp nhiên liệu cho các Bồ Tát tròn hạnh nguyện độ sinh. Thế mới biết, tu không phải nhắm mắt cho đời mãi khổ, đại gia không thể hưởng thụ cá nhân; Ôi, một nhà sư và một nữ hoàng đủ thắp sáng nghĩa cử làm rạng danh một thị xã không mấy sung túc như  Long Khánh.

        Tương lai Tịnh xá Ngọc Xuân về đâu, sư về đâu? Công việc hiện tại đủ  là đáp án. Bếp cơm tình thương và nữ hoàng ra sao? Vẫn là hạt giống nhân đức của quý vị gieo trong hiện tại. Nhà Phật có câu:”dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị” nghĩa là muốn biết nhân đời trước, hãy xem thọ báo hiện tại, muốn biết quả kiếp sau, hãy xem việc làm hiện tại

MINH MẪN 
09/02/2021

Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-1Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-10Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-11Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-12Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-13Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-14Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-15Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-16Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-17Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-2Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-3Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-4Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-5Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-6Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-7Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-8Tinh-Xa-Ngoc-Xuan-9


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2016(Xem: 8263)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
22/04/2016(Xem: 11493)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6252)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8331)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
07/04/2016(Xem: 7811)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 8090)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9156)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 10123)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8555)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 8119)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]