Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu Một Số Sách Về Phật Giáo Mỹ

04/02/202119:26(Xem: 6185)
Giới Thiệu Một Số Sách Về Phật Giáo Mỹ

Giới Thiệu Một Số Sách Về Phật Giáo Mỹ

Thích Pháp Cẩn

         Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc.

1.           1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish, tiến sĩ Phật Học ở Wisconsin University, trường Phật Học đầu tiên ở Mỹ, và Kenneth K. Tanaka, tiến sĩ Phật Học ở UC Berkeley, biên soạn năm 1998. Phần 1 cuốn sách này nói về Những Truyền Thống Phật Giáo Mỹ ở giai đoạn chuyển tiếp (Việt Nam gọi là quá độ), gồm Phật Giáo Trung Hoa ở Mỹ chương 1, rồi 3 chương kế là Phật Giáo Nhật ở Mỹ với Tịnh Độ Chân Tông (Shin Buddhism), thiền Nhật Bản (Japanese Zen) ở Mỹ, và Soka Gakkai, tông phái Nhật trì tụng Pháp Hoa, ở Mỹ. Chương 5 dành cho Phật Giáo Tây Tạng với “Cỗ Xe” Kim Cương. Chương 6 là Phật Giáo Hàn Quốc ở Mỹ, trong khi chương 7 là Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ với bài viết của đồng tác giả Cuong Tu Nguyen (tiến sĩ Phật Học ở Harvard) và A. W. Barber. Chương 8 dành cho Nam Tông (Theravada) ở Mỹ trong khi chương 9 là thiền tuệ (insight meditation) ở Mỹ với bài viết của Gil Fronsdal, giáo sư dạy mình nhiều môn. 

 

Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-000
 

           Phần 2 cuốn sách bàn về một số chủ đề của Phật Giáo Mỹ như ai là Phật Tử, sự chia rẽ Giáo Pháp nói về Phật Tử Mỹ trắng và Phật Tử Á Đông nhập cư với vấn đề kì thị màu da. Chương 12 nói về quá trình Mỹ hoá Đức Phật. Chương 13 nói về Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu. Chương 14 nói về nữ Phật Tử/ni Tây Phương cuối 1990s (thời gian này phụ nữ vừa mới được xuất gia trong truyền thống Tây Tạng). Chương 15 nói về cộng đồng đồng tính theo Đạo Phật.

Một hạn chế là thời điểm cuối thế kỉ 20 ấy, Phật Giáo Nhật Bản đóng vài trò lớn lao ở Hoa Kỳ vì giữa thế kỉ 20, thiền Nhật Bản bùng nổ (Zen boom) đã duy trì và phát triển vài thập kỉ ở Mỹ. Nên cuốn sách dành đến 3 chương cho Phật Giáo Nhật ở Hoa Kỳ: hơi nhiều nến nhìn từ quan điểm năm 2021.

            Cuốn sách này rất hàn lâm sâu sắc nói về Phật Giáo Mỹ qua 2 phần. Phần 1 nói về những cộng đồng Phật Giáo Á Đông mang đạo Phật qua sinh hoạt xứ này với những truyền thống, diện mạo, đặc trưng riêng của từng tông phái hay dân tộc. Phần 2 bàn về những chủ đề của người Mỹ quan tâm khi đến với Phật Giáo mà đến giờ, 2021, vẫn còn là những chủ đề nóng hổi của Phật Giáo Mỹ như đồng tính, trị liệu, nữ quyền, phân biệt chủng tộc…Cái tài của 2 người biên tập là biết chọn những bài viết rất đại diện cho những chủ đề chính của Phật Giáo Mỹ. Bàn về Phật Giáo Hoa Kỳ, chả mấy ai uyên thâm hơn Charles Prebish dù những tác phẩm ông viết về chủ đề này phần lớn đã một vài thập kỷ đã qua, hơi cũ, có giá trị tham khảo lớn như: Luminous Passage: The Practice and Study of Buddhism in America (1999), Buddhism in the Modern World (đồng biên tập 2004), An American Buddhist Life: Memoirs of a Modern Dharma Pioneer (2011), Looking West: A Primer for American Buddhism (2011), etc.

Xin trân trọng giới thiệu một cuốn sách về Phật Giáo Mỹ.

 

2.            2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan, năm 2003. Cuốn sách này có 7 chương. Phần mở đầu giới thiệu về Thái Tử và Con Đường chàng ta chọn. Chương 1 nói về Phật Giáo đến Mỹ. Chương 2 là những sự kiện quan trọng của Phật Giáo Mỹ. Chương 3, 4, và 5 lần lượt nói về Phật Giáo và văn hoá Mỹ, xã hội Mỹ, và chính trị Mỹ. Chương 6 nói về những lãnh đạo Phật Giáo ở Mỹ, trong khi chương cuối, 7, nói về tương lai của Phật Giáo ở Mỹ.
Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-001


         Thế mạnh của cuốn sách này là viết dễ hiểu, trình bày có ảnh và ngắn, dưới 100 trang, nên người sơ cơ đọc dễ hiểu. Các chủ đề cũng dễ nắm bắt. Thường thì những cuốn sách có tính đại chúng lan rộng hơn cuốn sách hàn lâm. Tất nhiên, chỉ dưới 100 trang không diễn tả đủ sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của Phật Giáo Mỹ từ Á Đông qua ra sao, nó thay da đổi thịt trong văn hoá mới thế nào, những hoà nhập, bị bỏ rơi, hay xung đột văn hoá ra sao…là những chủ đề quan trọng trong Phật Giáo Mỹ. Sự khái quát của cuốn này rất cao nên người không chuyên có thể đọc cuốn này và hiểu được những ý chính của Phật Giáo Mỹ dễ dàng. Đây là lợi thế của cuốn sách bằng tiếng Anh ở Mỹ, nơi mà ít người theo Phật Giáo.

 

3.      3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) đã giới thiệu nên không giới thiệu lại.

 Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-002

4.   
 
 4. Buddhism in America của Scott Mitchell, giáo sư Phật học dạy sau Đại học ở Graduate Theological Union, viết năm 2016 rất mới. Gs này có dạy mình mấy lớp học. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhưng cuốn sách này mình đã điểm nên xin không giới thiệu lại.
Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-003


5.       5.  Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 (Những Nét Tiêu Biểu Khác: Khoa Học Hé Lộ Thiền Làm Thay Đổi Tâm Thức, Não Bộ, và Cơ Thể Ra Sao) do đồng tác giả Richard Davidson và Daniel Goleman cùng viết. Cả hai đều lấy tiến sĩ ở Harvard và là bạn của nhau từ đó đến giờ trong vài chục năm. Cuốn này mình cũng đã điểm nên khôgn giới thiệu mà chỉ vắn tắt là Phật Giáo Hoa Kỳ đang ở thời bùng nổ chánh niệm (mindfulness boom) nên cần giới thiệu một cuốn sách về lịch sử hàn lâm của chánh niệm như cuốn này là cần thiết. Hai tác giả ôn lại số bài báo hàn lâm về chánh niệm tăng dần, tăng dần, rồi tăng chóng mặt ra sao là ví dụ về chánh niệm trong học thuật Hoa Kỳ. 
Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-004

 

           Chợt nhớ, 3 năm trước khi mình làm một thí nghiệm về ảnh hưởng của chánh niệm lên sinh viên, trong nhóm nghiên cứu của mình có một cô gái Úc bảo rằng nhóm chúng ta hãy đọc cuốn này để nghiên cứu và viết bài cho chuẩn đi. Mình cũng thích nhưng có một số chương không liên quan đến thí nghiệm của nhóm nên đành thôi. Đây là một kỉ niệm đẹp về cuốn sách và về người bạn. Cô Jessica ấy có bữa còn mời mình đi ăn kem giới thiệu mẹ cô ấy nữa. Hỏi ra thì mẹ cô ấy đang học chương trình để sau này giảng dạy chánh niệm kiểu Mindfulness-Based Stress Reduction MBSR của Jon Kabat-Zinn. Chánh niệm đang biến thành một nghề, dù thu nhập không cao lắm nhưng cũng tạm đủ sống và để có tài chính hành giả tiếp tục tu học. Thế cũng thực tế. Hai mẹ con có vẻ rất say sưa chánh niệm. 3 năm rồi không gặp chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu…

 

6.          6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, (Một Quốc Gia Chánh Niệm: Làm Sao Một Thực Tập Đơn Giản Có Thể Giúp Chúng Ta Giảm Stress, Tăng Công Việc, và Quay Về Với Linh Hồn Hoa Kỳ) của Tim Ryan, dân biểu quốc hội. Nếu cuốn 5 ở trên là tác phẩm hàn lâm về chánh niệm thì cuốn thứ 6 này kiểu văn hoá đại chúng. Sách dễ hiểu cho người chả biết Phật Giáo/chánh niệm là gì. Chương 2 nói về khám phá chánh niệm. Chương 3 nói về các nhà khoa học nói gì về chánh niệm. Chương 4 nói về ảnh hưởng có thể của chánh niệm đến sự chú tâm và lòng tốt của trẻ em. Chương 5 nói về ảnh hưởng có thể của chánh niệm đến sức khoẻ cá nhân và cả hệ thống y tế. Chương 6 là ảnh hưởng có thể của chánh niệm đến công việc trong quân đội. Chương 7 là ảnh hưởng có thể của chánh niệm đến nền kinh tế và giúp tái khám phá những giá trị Mỹ. Chương cuối, nói về chánh niệm có thể giúp tu thân tề gia trị quốc ra sao. 
Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-005


Tác giả này không phải rất hàn lâm, cũng không học kinh luật luận gì nhiều lắm mà chỉ đơn giản thực tập và ứng dụng chánh niệm vào đời sống Hoa Kỳ trong phạm vi cá nhân, gia đình và xã hội. Một cuốn sách rất thực dụng kiểu Mỹ, một Mỹ Hoá Phật Giáo.

Xin giới thiệu đến các bạn.

 

Cuốn 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity (Giáo Pháp Mỹ: Phật Giáo Vượt Quá Giai Đoạn Chủ Nghĩa Hiện Đại) của Ann Gleig, xuất bản năm 2019. Chợt nhớ những năm cuối thế kỉ 20, thiền sư Nhất Hạnh hay qua Mỹ mỗi năm và thỉnh thoảng giảng bài với chủ đề Watering the Seeds of American Buddhism (Tưới Tẩm Hạt Giống Phật Giáo Mỹ). Thiền sư ví dụ đại khái người Mỹ cũng ăn chay nhưng ăn bánh mỳ chay với một số gia vị của họ chứ họ không ăn hủ tiếu chay kiểu Việt Nam dù vẫn là món ăn chay. Cũng như thế, Phật Giáo Mỹ có những diện mạo của văn hoá Mỹ đồng thời có những giá trị và hương vị của Phật Giáo. Chương 1 cuốn sách nói về Phật Giáo Hiện Đại từ Á Đông qua Hoa Kỳ. Chương 2 là từ cách mạng về chánh niệm đến các cuộc chiến chánh niệm. Chương 4 nói về thiền và giác ngộ trong truyền thống Thiền Tuệ Hoa Kỳ (American Vipassana). Và một số chương khác trong sách. 

Gioi-Thieu-Mot-So-Sach-Ve-PG-My-006

Chương 3 nói về scandal tình ái trong Đạo Phật ở Mỹ. Nữ giáo sư tác giả cuốn sách này, bà Ann Gleig, cùng với Langenberg có quản lý một quỹ nghiên cứu về scandal tình ái trong Phật Giáo trị giá $22,000. Thực ra, khi một tôn giáo phát triển đến mức độ sâu rộng nào đó, chuyện scandal tình tiền xảy ra là tất yếu. Một chút gợi nhớ, thời Khương Tăng Hội thế kỉ thứ 3 ở Việt Nam đã có những trường hợp tăng sĩ Phật Giáo uống rượu ăn thịt lấy vợ. Phật Giáo vào Việt Nam không trễ hơn thế kỉ thứ 2 nên sau một thế kỉ, Phật Giáo dần lan sâu rộng trong lòng dân Việt thì scandal đã xảy ra. Tương tự như thế, Phật Giáo vào Hoa Kỳ lác đác thế kỉ 19 và nhiều hơn thế kỉ 20 thì đến đầu thế kỉ 21, chuyển scandal tình ái diễn ra cũng là bình thường. Điều này đánh dấu sự trưởng thành, dù tiêu cực, của một tôn giáo nơi vùng đất mới. Chương 5 nói về sự thật thứ nhất Khổ về vấn đề phân biệt chủng tộc. Có thể nói, đến thập kỉ thứ nhất của thế kỉ này, Phật Giáo dần có diện mạo, dáng dấp Phật Giáo Mỹ rõ nét (trước đây Phật Giáo ở Mỹ chủ yếu là Phật Giáo Á Đông trên lãnh thổ Hoa Kỳ).

Mình có dự buổi thuyết trình của nữ tác giả này ở UC Berkeley mùa đông năm 2019. Sau khi thuyết trình về cuốn sách này, Robert Sharf, giáo sư ở UC Berkeley đã đặt câu hỏi và cả hai tranh luận dữ dội về việc phải chăng Phật Giáo đã chớm lên mức hậu hiện đại ở Hoa Kỳ rồi là ý của Ann Gleig trong khi gs Sharf thì chưa đồng ý.

Xin giới thiệu cuốn sách về Phật Giáo với diện mạo Hoa Kỳ này đến mọi người.

 


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2016(Xem: 13683)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 7218)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 9453)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7464)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
08/10/2016(Xem: 7474)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6328)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
28/09/2016(Xem: 15355)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6864)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 20393)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11692)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]