Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình Ảnh Con Trâu Trong Văn Hóa Việt

01/02/202109:52(Xem: 9386)
Hình Ảnh Con Trâu Trong Văn Hóa Việt

HÌNH  ẢNH  CON  TRÂU  TRONG  VĂN  HÓA  VIỆT

  Quang Kính Võ Đình Ngoạn
Con-Trâu-1

           Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi  tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên  Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục  lên ngôi xưng  đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu. Về sau Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm. Sùng Lãm xưng đế hiệu Lạc Long Quân đặt tên nước  là Văn Lang. Theo truyền thuyết  Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh được trăm người con trai. Bà Âu Cơ là tiên, Lạc Long Quân là rồng bởi thế người thường nhớ nhung về chốn núi non hùng vĩ, kẻ lại nhớ thương đến vùng biển cả mênh mông. Họ thường về chốn ” chôn nhau, cắt rún “ của mình để viếng thăm dòng tộc họ hàng, do đó hai người ít khi  sống chung với nhau. Hai vợ chồng bàn tính chia đôi số con năm mươi con theo mẹ lên núi,  năm mươi con theo cha xuống biển. Về sau một trăm người con của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ đi tản khắp nơi họ chính là những thủ lãnh của nhóm tộc người Bách Việt. Con trưởng của Lạc Long Quân được làm vua nước Văn Lang tức Hùng  Vương thứ nhất. Từ huyền sử về Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Dân tộc Việt đã nhận mình là con rồng cháu tiên, là nòi giống Lạc Hồng . Vua Thần Nông thỉ tổ của nhóm người Bách Việt  cũng là vị tổ sư chỉ dạy cho cha, ông chúng ta  về phương cách canh tác ruộng đồng. Bởi lý do đó dân tộc Việt đã thừa hưởng nền  văn minh lúa nước rất sớm ( cách đây khoảng hơn hai ngàn năm ). Trong thời kỳ hồng hoang đó, tổ tiên người Việt đã biết tận dụng đôi bàn tay rắn chắc,  đôi chân vững chải, cộng thêm đức tính siêng năng cần cù và sự trợ giúp của trâu bò. Tiền nhân của chúng ta đã biến những vùng đất đầm lầy thành những cánh đồng xanh um thơm mùi lúa mới. Từ đó hình ảnh con trâu cũng dần dần đi vào nền văn hóa Việt qua truyện cổ tích, qua ca dao tục ngữ, phong tục  tập quán….Giờ đây xin mời quí độc giả cùng người viết thử dạo bước vào khu vườn văn hóa ấy.

Từ thuở xưa tổ tiên ta đã nhận thức được tầm quan trọng của giới nông gia nên có câu: “ Nhất sĩ nhì nông. Hết gạo chạy rông.  Nhất nông nhì sĩ “. Đó là hai giai tầng giữ nhiệm vụ quan trọng trong cộng đồng xã hội thuở xưa .  Trong các thôn, làng Việt Nam cũng từ đó hình ảnh: “ con trâu đi trước, cái cày đi sau “ đã xuất hiện trong những vụ mùa cày cấy. Nhìn vào  kho tàng cổ tích Việt Nam chúng ta thấy có nhiều truyện nói về  trâu. Theo thiểm ý những sự tích ấy nhằm mục đích  lý giải  óc tò mò tìm hiểu của con người vì sao dòng tộc nhà trâu đã có mặt trong xã hội loài người. Giờ đây xin  mời qúi độc giả cùng kẻ viết thử liếc mắt lướt qua một vài chuyện nói về trâu trong kho tàng cổ tích Việt.

Vào thuở sơ khai Ngọc hoàng là vua cõi trời đã tạo dựng nên quả địa cầu trong đó có loài người cùng muôn thú. Vị vua nơi thiên đình rất hài lòng bởi muôn loài nơi trần thế sống chung với nhau rất hòa hợp. Nhằm giải quyết vấn đề lương thực để nuôi sống  các thần dân của mình nơi hạ giới, ngọc hoàng  truyền lệnh cho một vị thần vào chầu trước điện, nhà vua nói lên ý muốn của mình rồi giao cho vị thần một bịch màu vàng đựng hạt giống lúa, đậu,  một số loại ngủ cốc dùng để nuôi sống con người cùng một số loài động vật.Ngài dặn rất kỷ ngọc hoàng  phán:

  • Nầy Khanh khi xuống  cõi trần trước tiên khanh lấy những hạt giống trong bịch màu vàng gieo quanh quả địa cầu. Sau đó vị vua trời đưa tiếp cho vị thần một bịch khác đựng hạt giống các loại cỏ làm thức ăn cho các động vật  ăn cỏ ngài bảo :
  • Khanh chỉ  gieo những hạt giống nầy sau khi đã gieo xong các hạt giống trong bịch màu vàng và chỉ rãi chúng vào các nơi những hạt lúa, ngô, đậu, ngủ cốc không nẩy mầm. Khanh có nghe rõ lời trẩm phán truyền.
  •  Dạ tâu bệ hạ thần đã nghe rõ, thần xin tuân lệnh.

Song vị thần vốn tính nghễnh ngãng, tâm không chánh niệm nên khi xuống trần đã quên đi những lời căn dặn của ngọc hoàng. Ông ta đã đem những hạt giống cỏ ra gieo trước. Những hạt giống cỏ nẩy mầm, phát triển mau lẹ. Vị thần giật mình nhớ đến lời dặn của vị vua trời. Ông lúng túng mở bịch thóc ,đậu, ngủ cốc gieo đại xuống vùng đất đang có cỏ dại nhưng đã quá trể. Thức ăn của loài người không thể nào xanh tốt  bởi các giống cỏ đã thu hút hết chất dinh dưỡng trong lòng đất. Mặc dầu vị thần cố gắng cứu vãng lỗi lầm của mình, song ông ta đành bất lực, buồn bã trở về trời. Để tránh sự tức giận, trừng phạt của ngọc hoàng vị thần dấu kín lỗi lầm của mình. Rồi vụ mùa thu hoạch bị thất thu, nạn đói xãy ra loài người lên tận thiên đình để kiện ông trời với  lý do con người đã bỏ biết bao công sức để trồng trọt, săng sóc ruộng  vườn  song không có ăn. Trái lại loài thú không làm gì lại có nguồn thực phẩm dồi dào, thật  là một sự bất công đối với con người. Ngọc hoàng rất lấy làm lạ về việc nầy. Ngài liền truyền vị thần vào điện hỏi lý do. Khi đó ông ta mới nói sự việc xãy ra như thế là do lỗi mình đã gieo lầm hạt giống cỏ trước hạt lúa giống và ngũ cốc . Mặc dầu là nhà vua rất hiền từ, nhân hậu. Song đối với lỗi lầm to lớn gây nên hậu quả nghiêm trọng  nên ngọc hoàng khó có thể dung thứ . Nhà vua biến vị thần thành con trâu, đày xuống  trần gian để ăn hết số cỏ mà vị thần đã gieo lầm chổ mới được trở lại thiên đình. Cũng từ đó loài trâu đã có mặt tại thế gian. Ngoài việc ăn cỏ, trâu còn phải phụ giúp loài người vào công việc cày bừa trong các vụ mùa của các nông gia, để chuộc lại lổi lầm do mình tạo nên.

Khi nói đến nhà khoa học, nhà triết học…  Blaise Pascal người Pháp. Chúng ta khó có thể quên câu danh ngôn bất hủ của ông: “ Con người ta yếu như cây sậy, song là một cây sậy biết suy “. Danh ngôn của nhà thần đồng về toán học Pascal khiến người viết nhớ đến bài thơ bình giảng về lời nói nầy trong chương trình học văn của lớp đệ  lục hoặc đệ ngũ gì đó  tôi không nhớ rõ:

                                     “ Con người ta yếu như cây sậy,

                                      Thân yếu mềm nhưng lại biết suy.

                                      Bầu trời thâm thẩm huyền vi ,

                                       ------------------------                     “

Vâng con người rất yếu đuối , nhưng  nhờ biết suy tư nên dù sống trong vũ trụ siêu nhiên đầy huyền bí  với những phong ba, bảo tát, núi lửa, lũ lụt  luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống. Nhân loại đã dùng trí khôn của mình để  hóa giải những tai họa, những hiểm nguy do thiên tai mang lại để được sinh  tồn, loài người còn có khả năng sai khiến được các loài vật khác làm theo ý mình. Truyện cổ tích tại sao con trâu không có hàm ( răng ) trên và tại sao con hổ có những vằn đen trên lưng. Qua câu chuyện nầy nói lên được một khía cạnh về trí khôn của loài người.

Vào một buổi sáng đẹp trời, bác nông phu  đi sau con trâu, một tay bác cầm chuôi cán của lưởi cày để điều khiển luống cầy, một tay cầm cây roi lúc quất vào hông trái, lúc quất vào hông phải của trâu. Khi đánh vào hông trâu như thế, người nông phu luôn thốt lên hai tiếng nghé ngọ, nghé ngọ.  Hành động của bác nhà nông nhằm mục đích giúp con trâu đi một đường thẳng,  khiến luống cày phía sau cũng thẳng theo. Một con hổ từ trong rừng vừa chậm rải bước  ra. Chú ta thấy làm làm lạ. Tại sao một con trâu to lớn, mạnh khỏe lại bị con người điều khiển. Buổi trưa đến, bác nông gia tháo ách cày dắt trâu vào bóng mát để trâu nghĩ trưa,  chú hổ lần mò đến hỏi chuyện:              

  • Nầy bạn trâu trông anh to lớn, khỏe mạnh. Anh chỉ cần húc  nhẹ một cái, người nhà nông kia cũng đủ vong mạng. Sao anh lại để cho loài người sai khiến, hành hạ như thế? Không nhục sao?      
  • Bạn hổ ơi! Anh không biết đấy thôi  tuy con người nhỏ bé, yếu đuối, song loài người có cả một túi trí khôn đó  anh . Bởi thế  dòng họ trâu của tôi đành phải tuân theo sự  sai khiến của loài người. 
  • Trí khôn là gì? Hình dáng thế nào, nó to hay nhỏ? Có thể nói cho tôi biết được không bạn hổ?  Thật ra trâu không biết trí khôn là gì nên ngập ngừng không trả lời được, trâu nghĩ mãi câu trả lời, rồi cuối cùng lên tiếng: 
  • Bạn hổ ơi ! Sao anh không đến hỏi ông chủ nhà nông của tôi. Ông ấy là người có trí khôn, ông ta sẽ giải thích, sẽ cho bạn biết trí khôn là gì. Chàng hổ mừng rỡ, vội  vàng đi tới bác nhà nông hỏi : 
  • Nầy ông nhà nông nghe nói ông có trí khôn,  vậy ông cho tôi xem được không? trí khôn của ông là gì?
  • Nầy hổ ơi! quả thực tôi có trí khôn nhưng tiếc quá hôm nay tôi bỏ quên trí khôn ở nhà rồi, ngày mai tôi cho hổ xem nhé. Bác nông phu đi về phía trâu, bác bổng ngừng lại, rồi quay về hướng hổ nói:     
  • Nầy hổ, tôi có thể  về nhà ngày hôm nay lấy trí khôn cho hổ xem song tôi sợ khi tôi về nhà hổ có thể ăn thịt mất con trâu của tôi. Vậy hổ cho tôi cột bạn vào gốc cây nhé? Hổ đồng ý lời đề nghị của bác nông phu. Sau khi cột hổ vào gốc cây, người nông dân lấy rơm, rạ chất xung quanh, tay cầm thanh củi cháy đỏ châm vào rơm rạ, miệng cười ha hả; rồi ông ta thốt lên trí khôn ta đây, trí khôn ta đây…. lửa nóng  cháy tới lông, da . Hổ cố gắng vùng vẫy song vô phương thoát hiểm, cho đến khi những sợi dây buộc bị cháy đứt hổ mới thoát được. Cậu ta một mạch chạy thẳng vào rừng sâu, không dám quay đầu lại. Lẻ dĩ nhiên cũng từ dạo đó hổ không dám đến gần thửa ruộng của bác nông phu.  Nhìn thấy cảnh tượng của hổ như thế  anh chàng trâu cười bò lăn, bò lóc,  do mãi mê cười không để ý xung quanh có gì nên mõm trâu va vào tảng đá lớn khiến răng hàm trên của trâu không còn một cái. Việc hổ muốn biết trí khôn của loài người khiến chàng  trâu bị mất hàm  trên. Riêng phần hổ từ đó lớp lông trên lưng chàng ta có những vằn đen do lửa đốt cháy.

Trong khu vườn ca dao tục ngữ. Đôi  lúc chúng ta bắt gặp những câu thơ khiến kẻ viết hay một số độc giả có thể  cảm nhận  được hoạt cảnh sinh hoạt đồng áng trong vụ mùa như hiển hiện ra trước mắt mình qua câu ca dao đó diễn đạt:

                        Rủ nhau đi cấy đi cày

                        Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

                        Trên đồng cạn dưới đồng sâu

                        Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Bức tranh ấy cho chúng ta thấy vào thời điểm vụ mùa, người nông dân rủ nhau ra đồng cày cấy. Trên đồng cạn giúp cho ta thấy cánh đồng trên có thể trồng lúa gieo ( lúa rẩy) hay là nương ngô hoặc nương sắn. Dưới  đồng sâu  là những thửa ruộng lúa nước. Tại các thửa ruộng nầy, người chồng cùng con trâu làm đến hai công việc. Trâu và người trước cày, sau bừa cho đất nhuyễn để gieo mạ, người vợ cấy là cấy ở những thửa ruộng đã hoàn tất giai đoạn cày, bừa, gieo mạ, khi có mạ để cấy. Hầu như mỗi một câu ca dao đều diễn đạt được nổi cực nhọc của giới nông gia nên người nhà nông đã  tâm sự cùng trâu như người bạn, thân thiết của mình:                 

                         Trâu ơi ta bảo trâu nầy,

                         Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

                         Cấy cày giữ nghiệp nông gia,

                        Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!

                        Bao giờ cây lúa còn bông,

                        Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Công việc đồng áng vốn dĩ là nghiệp nông gia nên phải thức khuya, dậy sớm ra đồng lúc gà vừa gáy rạng đông;  họ đã cùng với trâu xuống ruộng nước cày bừa, rồi họ thầm nghĩ không biết có ai nhớ đến công lao khó nhọc của mình khi bưng bát cơm đầy để ăn hay không?

                        Lao xao gà gáy rạng đông

                        Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

                        Bước chân xuống cánh đồng sâu

                        Mắt nhắm, mắt mở đuổi trâu đi cày.

                        Ai ơi! Bưng bát cơm đầy

                        Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?

Hình ảnh hai con vật thân quen trong cuộc sống nhà nông đó là trâu và bò. Trong tục ngữ người dân quê đã đánh giá trâu cao hơn bò “ Trâu gầy cũng tày bò giống “ hoặc “ Trâu he cũng bằng bò khỏe “. Sức cày bừa của bò kém hơn trâu lại chịu lạnh rất dở , sự bền dai của bò không bằng trâu. Nhất là khi bò cày nơi ruộng đồng chiêm, nông gia nào có loại ruộng trên thì chớ nuôi bò :

                        Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,

                        Bò năm sáu tuổi đã tranh về già .

                        Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,

                        Mùa đông tháng giá bò dò làm sao.

 Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh trâu còn được dùng để  nói lên những mối quan hệ trong xã hội, khi những kẻ có quyền lực đấu đá nhau thì người dân  đen, thấp cổ bé miệng thường gánh chịu những thiệt thòi, mất mát trong đời sống “ Trâu bò húc nhau ruổi muỗi chết “. Đời là vậy!

Trâu còn được biểu tượng cho mối quan hệ nam nữ. Trong xã hội phong kiến khi xưa,những chàng trai thường chủ động tìm đến người thiếu nữ mình  ưa thích để tán tỉnh. Câu tục ngữ “ Trâu tìm cọc, ( cột ) chứ cọc (cột ) chẳng tìm trâu “ đã nói lên điều nầy. Đôi khi trong trong ca dao dùng hình ảnh  “ ngọn cỏ phất phơ “ để ẩn dụ nàng con gái và chàng trai là  con trâu tơ đang  tìm cỏ non giửa cánh đồng “ con nghé nhỡn nhơ “.  Anh và em đều có mối liên hệ, anh cần em và em cũng cần đến anh khó có thể tách rời:

                           Em như ngọn cỏ phất phơ,

                           Anh như con nghé nhởn nhơ giữa đồng.

Hình ảnh cỏ còn ẩn dụ người thiếu nữ với sự kén vợ của những chàng trai:

                            Trâu kia kén cỏ bờ ao,

                            Anh kia không vợ đời nào có con.

                            Người ta con trước con sau.

                            Thân anh không vợ như cau không buồng.

Biểu tượng con trâu còn thể hiện được nét văn hóa làng xã, người dân quê có nhận xét chủ quan, họ cho rằng những phong tục, những sinh hoạt làng xã của mình hơn những nơi khác:

                           Trâu ta ăn cỏ đồng ta,

                           Tham thanh chuộng lạ dắt qua đồng người.

                           Đồng người cỏ tốt nhưng hôi,

                           Đồng ta cỏ xấu nhưng bùi trâu ăn.

           Hoặc:      Trâu đồng nào ăn cỏ đồng  nấy

Câu tục ngữ trên hàm ý nói đến một phong tục làng xã khi xưa là người con gái thường lấy chồng người cùng làng chứ ít khi chịu lấy chồng làng khác.

Qua ca dao tục ngữ, hình ảnh con trâu là một biểu tượng trình bày đầy đủ các khía cạnh về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của một làng xã Việt Nam. Trâu như công cụ để sản xuất nông nghiệp tạo nên lương thực cho loài người. Trâu còn dùng để ẩn dụ, so sánh các mối quan hệ trong xã hội về con người về việc đời. Trong tiến trình hiện đại hóa kỷ thuật công nghiệp. Hình ảnh con trâu nơi thôn dã  dần dần thay vào đó bằng những cổ máy cày bừa. Tuy thế người viết vẫn mông ước hình ảnh con trâu vẫn mãi được bảo tồn trong kho tàng văn học nước nhà.

                             Brookeville, 30/1/2021

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2014(Xem: 6587)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 7059)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8152)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7911)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7341)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7716)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9248)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14426)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8346)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12995)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]