Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)? (PDF)

01/02/202109:27(Xem: 7172)
Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)? (PDF)

Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái còn Việt Nam dùng đũa (trợ )?

Nguyễn Cung Thông
tieng Viet

           Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).

        Số là có anh Lưu Tiến Hiệp (< đại học Hoa Sen) hỏi về cách dùng khoái và trợ, cả hai từ HV đều chỉ chiếc đũa. Sau khi góp ý với anh Hoàng Dũng (đại học Sư Phạm Thành Phố HCM) thì bài viết nhỏ này ra đời.

Các truyền thuyết về đũa ở VN thì có sự tích Trầu Cau vào đời vua Hùng Vương thứ ba: cô gái đã dùng đôi đũa để thử xem Tân và Lang ai là anh vì hai người giống nhau như đúc. Sau đó thì Lang nhường cho anh, vì theo lễ phép và truyền thống của người Việt, nên gia đình mới biết Tân là anh và do đó gả cô gái cho Tân. Bối cảnh và thời gian ra đời của truyền thuyết này, cùng với liên hệ ngữ âm đũa - trứ/trợ, dẫn đến một khả năng là tổ tiên người Việt có liên hệ mật thiết với chiếc đũa, hay có thể đã khám phá ra công cụ ẩm thực này đầu tiên trên thế giới. Truyền thuyết về đũa ở TQ thì đa dạng: từ sự tích Khương Tử Nha nghe lời thần điểu dùng trúc là đũa để thử thuốc độc trong đồ ăn, hay Đát Kỉ dùng trâm ngà làm đũa (nên gọi là tượng trợ/đũa ngà) gắp thức ăn cho vua Trụ, và Đại Vũ dùng đũa gắp thịt nóng để ăn cho có thời gian lo việc trị thủy (giải quyết nạn lũ lụt) ... Các truyền thuyết TQ cũng dẫn đến khả năng người TQ đã phát minh ra đũa, tuy nhiên dân tộc nào và nơi nào đã cho ta chiếc đũa phổ thông của các nền văn hóa Á Đông không phải là trọng tâm của bài viết nhỏ này. Trước hết hãy xem qua các từ chỉ đũa trong các tài liệu đã xuất bản ở Trung Hoa và Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7698)
Như đã học trong bài đầu tiên về Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : ‘tu tâm’ là tu 2 ‘anh chàng ‘ này , 1 anh Ý thức thì ‘mơ tưởng bao la vũ trụ’ một anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng.
10/04/2013(Xem: 8078)
Nếu Duy Thức đối với ACE chúng tôi đã là một ‘khu rừng’ thì Hoa Nghiêm lại hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị ‘bát quái trận đồ.
10/04/2013(Xem: 7804)
Hôm nay ACE chúng tôi mới được thực sự đi vào giáo lý Hoa Nghiêm. Trước hết, chúng ta phải lược sơ qua ‘lịch sử thuyết giảng kinh Hoa nghiêm.
10/04/2013(Xem: 7547)
Theo chương trình học Kinh của Chúng, hôm nay ACE chúng tôi tiếp tục học Hoa Nghiêm , đi vào phẩm thứ 39 : Nhập Pháp Giới.
10/04/2013(Xem: 7247)
Tổ chức GĐPT nói chung, và ACE Huynh trưởng nói riêng, gồm đủ mọi thành phần, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thành thị hay thôn quê, học ‘cao’ hay học ‘thấp’ cho nên khi nói đến ‘Toán học’ hay ‘ khoa học hiện đại’ có nghĩa là Toán học và khoa học cấp phổ thông.
10/04/2013(Xem: 7420)
Đây là bộ Kinh mà ACE chúng tôi đã “nghe danh” từ những năm 60, khi mới “ra nghề” huynh trưởng mà mãi đến nay (1) hơn 20 năm sau mới được học ! như vậy đủ biết chúng tôi nao nức như thế nào!
10/04/2013(Xem: 8983)
Ðây là phẩm mong đợi của ACE chúng tôi, cũng là của mọi người học Kinh DMC , vì sao?- Vì trong phẩm này ngài Văn Thù Sư Lợi chịu đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật.
10/04/2013(Xem: 8059)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 6911)
Chúng ta thường nghe nói về ‘Cái Dũng của nguời quân tử’ ‘Cái Dũng của phàm phu’, ‘Cái Dũng của Thánh nhân’ v..v... nhưng chúng ta chưa thực sự thực tập hạnh này với tư cách là một Phật tử.
10/04/2013(Xem: 12772)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]