Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

25/01/202119:14(Xem: 4740)
Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ

 thien-su-suzuki

Huỳnh Kim Quang

 

Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.

Trong lời giới thiệu cho tác phẩm “An Introduction to Zen Buddhism” [Giới Thiệu Thiền Phật Giáo] của Suzuki được xuất bản năm 1949, nhà tâm phân học nổi tiếng Carl G. Jung đã viết rằng, “Các tác phẩm của Suzuki về Thiền Tông là nằm trong số những đóng góp tốt nhất cho sự hiểu biết về Phật Giáo sống động mà nhiều thập niên gần đây đã tạo ra… Chúng tôi không thể nói hết sự biết ơn đối với tác giả.”

 

Cuộc đời của Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki

 

Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản, theo www.en.wikipedia.org. Có nơi nói ông sinh vào tháng 10, nhưng năm sinh của ông thì tất cả tài liệu đều giống nhau. Ông sinh ra tại Honda-machi, Kanazawa, Quận Ishikawa, Nhật Bản. Ông là người con trai thứ tư trong gia đình mà người cha là y sĩ Ryojun Suzuki. Pháp Danh Daisetsu của ông đã được Thầy Bổn Sư của ông là Thiền Sư Soyen Shaku [Thích Tông Diễn] ban cho. Thiền Sư Soyen Shaku cũng là người đầu tiên dạy Thiền ở Mỹ. Giai cấp võ sĩ đạo mà Suzuki được sinh ra đã suy tàn với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, buộc mẹ của ông là nữ Phật tử Jōdo Shinshū đã nuôi dưỡng ông trong hoàn cảnh nghèo đói sau khi cha của ông qua đời. Khi ông đủ lớn khôn để suy nghĩ về số phận của mình được sinh trong bối cảnh này, ông bắt đầu tìm câu trả lời trong nhiều hình thức khác nhau của tôn giáo. Trí tuệ bén nhạy và sâu sắc tự nhiên của ông đã khó chấp nhận một số vũ trụ quan mà ông đã gặp.

Suzuki đã học tại Đại Học Waseda University và University of Tokyo. Suzuki tập trung vào việc học các thứ tiếng Trung Quốc, Bắc Phạn [Sanskrit], Nam Phạn [Pali], và nhiều ngôn ngữ Tây Phương khác. Trong những năm học tại University of Tokyo, Suzuki đã đến thực hành Thiền tại Chùa Engaku-ji [Viên Giác Tự] tại thành phố Kamakura.

Suzuki đã sống và học nhiều năm với triết gia, học giả và nhà văn người Mỹ gốc Đức Paul Carus. Suzuki biết được Carus qua sự giới thiệu của Thiền Sư Soyen Shaku, nhân khi gặp ông ấy tại Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới được tổ chức tại Chicago vào năm 1893. Carus lúc đó sống tại thành phố LaSalle thuộc tiểu bang Illinois đã đến gặp Soyen Shaku để nhờ ngài giúp chuyển dịch và chuẩn bị tác phẩm văn chương tinh thần Đông Phương để xuất bản tại Tây Phương. Soyen Shaku đã đề nghị môn đệ của mình là Suzuki giúp làm việc này. Suzuki sống tại nhà của Carus, đúng hơn là Dinh Thự Hegeler Carus, và làm việc với ông, lúc đầu dịch cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử từ chữ Hán cổ. Tại Illinois, Suzuki bắt đầu phác thảo tác phẩm “Outlines of Mahayana Buddhism” [Đại Cương Về Phật Giáo Đại Thừa].

Riêng Carus thì đã viết cuốn sách đưa ra cái nhìn sâu hơn và tổng quan về Phật Giáo, có tựa đề “The Gospel of Buddha” [Giáo Thuyết Của Đức Phật]. Thiền Sư Soyen Shaku đã viết giới thiệu cho cuốn sách này, và Suzuki đã dịch cuốn sách sang tiếng Nhật. Lúc đó, sắp bước sang thế kỷ mới, khá nhiều người Tây Phương và Á Châu (gồm Carus, Soyen, và Suzuki) tham gia vào công cuộc phục hưng Phật Giáo trên toàn thế giới mà đã bắt đầu từ từ vào thập niên 1880s.

Vào năm 1911, Suzuki kết hôn với Beatrice Erskine Lane, một sinh viên tốt nghiệp Trường Radcliffe và là tín đồ thông thiên học với nhiều liên hệ với Đạo Bahá’i tại Mỹ và Nhật.

Ngoài việc sống ở Hoa Kỳ, Suzuki cũng đi qua Châu Âu trước khi trở về Nhật làm giáo sư. Vào năm 1909, Suzuki làm phụ tá giáo sư tại Đại Học Gakushuin và tại Đại Học Tokyo. Suzuki và người vợ đã cống hiến tận tình cho sự truyền bá kiến thức về Phật Giáo Đại Thừa. Cho đến năm 1919 họ sống tại một căn nhà thô sơ trên khu đất của Chùa Viên Giác, rồi dọn về Kyoto, nơi Suzuki bắt đầu làm giáo sư thực thụ tại Đại Học Ōtani University vào năm 1921. Trong khi ông ở Kyoto, ông đã đến viếng thăm Tiến Sĩ Hoseki Shin'ichi Hisamatsu, một học giả Phật tử Thiền, và họ đã cùng nhau thảo luận về Thiền tại Shunkō-in [Xuân Quang Viện] trong quần thể của Myōshin-ji [Diệu Tâm Tự].

Năm 1921, năm mà ông dạy tại Đại Học Ōtani, ông và vợ đã sáng lập Hội Phật Giáo Đông Phương. Hội này tập trung vào Phật Giáo Đại Thừa và cung cấp các bài giảng và các buổi hội luận, và xuất bản tạp chí học thuật có tên The Eastern Buddhist [Phật Tử Đông Phương]. Suzuki vẫn duy trì các mối quan hệ với Tây Phương, chẳng hạn, đọc tham luận tại Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới vào năm 1936, tại Đại Học London (ông là giáo sư trao đổi trong năm này).

Ngoài việc dạy về thực hành Thiền và lịch sử Thiền Tông, Suzuki còn là một học giả chuyên môn về triết học tương quan, mà trong tiếng Nhật gọi là Kegon, mà ông cho là sự diễn giải trí tuệ của kinh nghiệm Thiền.

Là giáo sư triết học Phật Giáo trong những thập niên giữa thế kỷ hai mươi, Suzuki đã viết nhiều bài giới thiệu và nghiên cứu tổng quát về Phật Giáo, và đặc biệt về Thiền Tông. Ông đã thực hiện chuyến đi thuyết trình tại các đại học Mỹ vào năm 1951, và đã dạy tại Đại Học Columbia từ năm 1952 tới 1957.

Suzuki đặc biệt thích thú vào các thế kỷ hình thành của truyền thống Phật Giáo tại Trung Hoa. Nhiều bài viết của Suzuki bằng tiếng Anh liên quan đến các bản dịch và thảo luận của nhiều văn bản Thiền như Biyan Lu (Blue Cliff Record – Bích Nham Lục) và Wumenguan (Mumonkan/Gateless Passage – Vô Môn Quan), đã ghi lại các cách dạy và những lời dạy của các thiền sư Trung Hoa thời xưa. Ông cũng thích thú trong cách mà truyền thống này, đã từng được du nhập vào Nhật Bản, đã ảnh hưởng đến tính cách và lịch sử Nhật Bản, và đã viết về điều này bằng tiếng Anh trong Thiền và Văn Hóa Nhật Bản.

Ngoài các tác phẩm về Đông Phương nổi tiếng, Suzuki đã dịch Kinh Nhập Lăng Già (Lankavatara Sutra) và viết chú giải về thuật ngữ tiếng Phạn của bộ Kinh này. Ông đã xem xét những nỗ lực của Saburō Hasegawa, Judith Tyberg, Alan Watts và những người khác là những người làm việc trong Viện Nghiên Cứu Á Châu California (California Academy of Asian Studies) mà hiện được biết là California Institute of Integral Studies, tại San Francisco vào thập niên 1950s. Trong những năm cuối đời, ông bắt đầu khám phá niềm tin Jōdo Shinshū [Tịnh Độ Chân Tông] của mẹ ông, và đã giảng dạy về Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông tại các Giáo Hội Phật Giáo Mỹ.

Suzuki đã thực hiện dang dở việc dịch sang tiếng Anh về Kyogyoshinsho [Giáo Hạnh Tín Chứng], giáo thuyết quan trọng của ngài Shinran [Thân Loan], là vị tị tổ của Tịnh Độ Chân Tông. Tuy nhiên, Suzuki đã không cố gắng phổ biến giáo nghĩa Tịnh Độ tại Tây Phương, vì ông tin rằng Thiền là thích hợp với sở thích Tây Phương đối với sự huyền bí của Đông Phương, dù ông được trích thuật nói rằng Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông là “sự phát triển đáng chú ý nhất của Phật Giáo Đại Thừa đã từng du nhập vào Đông Á.” Suzuki cũng thích thú với sự thần bí Thiên Chúa Giáo và trong một số sự thần bí quan trọng nhất của Tây Phương, thí dụ, Meister Eckhart, là người mà ông so sánh với các truyền nhân của Tịnh Độ Chân Tông gọi là Myokonin [Diệu Hảo Nhơn]. Suzuki cũng là người đầu tiên mang nghiên cứu về Myokonin cho các khán giả ngoài Nhật Bản.

Các tác phẩm khác của ông gồm “Essays in Zen Buddhism” [Thiền Luận – 3 cuốn, đã được Trúc Thiên và Thích Tuệ Sỹ dịch sang tiếng Việt tại Việt Nam trước năm 1975], “Studies in Zen Buddhism” [Nghiên Cứu Về Phật Giáo Thiền], và “Manual of Zen Buddhism” [Cẩm Nang Về Phật Giáo Thiền].

Triết gia người Mỹ William Barrett đã biên soạn nhiều bài viết và khảo luận của Suzuki liên quan đến Thiền trong tuyển tập có tên “Zen Buddhism” được xuất bản vào năm 1956.

 

Quan điểm của Suzuki về Thiền

 

Thầy của Suzuki, thiền sư Soyen Shaku, đã viết sách xuất bản tại Hoa Kỳ do Suzuki dịch sang tiếng Anh, đã nhấn mạnh đến gốc rễ Phật Giáo Đại Thừa của truyền thống Thiền. Suzuki thì có quan điểm khác. Theo ông trong nhiều thế kỷ phát triển tại Trung Hoa, Thiền đã hấp thụ nhiều từ Lão Giáo của Trung Hoa bản địa. Suzuki tin rằng các dân tộc Viễn Đông nhạy bén, hay thích ứng, đối với thiên nhiên hơn người Âu Châu hay những người ở miền Bắc Ấn Độ.

Suzuki cho rằng sự giác ngộ của Thiền là mục đích của sự tu tập của truyền thống này, nhưng điều đó là những gì làm nổi bật truyền thống mà nó đã phát triển qua nhiều thế kỷ tại Trung Hoa là cách sống hoàn toàn khác từ các Phật Tử Ấn Độ, theo tác phẩm “Zen and Japanese Culture” [Thiền và Văn Hóa Nhật Bản] của Suzuki do Nhà Xuất Bản của Đại Học Princeton xuất bản năm 1970. Tại Ấn Độ, truyền thống của những vị khất sĩ đã thịnh hành, nhưng trong hoàn cảnh xã hội Trung Hoa dẫn tới sự phát triển của chùa chiền và hệ thống tập trung tu tập mà trong đó vị trú trì và các tăng sĩ đều thực hiện các công tác thế gian. Những việc này gồm việc làm vườn, làm ruộng, làm thợ mộc, làm kiến trúc, giữ nhà, làm hành chánh, và làm thầy thuốc. Hệ quả là sự giác ngộ tìm kiếm trong Thiền phải đáp ứng tốt đối với các nhu cầu và những thất vọng có thể có của cuộc sống hàng ngày.

Suzuki thường được liên kết với trường phái triết học của Kyoto, nhưng ông không được xem là một trong những thành viên chính của nó. Suzuki thích thú trong nhiều truyền thống khác ngoài Thiền. Sách Thiền và Phật Giáo Nhật Bản của ông đã đi sâu vào lịch sử và phạm vi quan tâm của tất cả các trường phái Phật Giáo Nhật Bản chính.

Trong lúc học tại Đại Học Tokyo, Suzui đã thực hành Thiền tại Viên Giác Tự ở Kamakura lúc đầu với Kosen Roshi. Sau khi Kosen viên tịch, Suzuki tiếp tục học Thiền với người kế nhiệm Kosen tại Viên Giác Tự là Soyen Shaku.

Soyen Shaku dạy Suzuki chủ yếu là nội quán, tĩnh lặng, vô ngôn, ngồi thiền thật nhiều. Suzuki đã mô tả 4 năm học này là cuộc chiến tinh thần, thể chất, đạo đức và trí tuệ. Trong thời gian tại Viên Giác Tự, Suzuki sống đời sống một tu sĩ. Ông diễn tả cuộc sống này và kinh nghiệm tại Kamakura trong cuốn sách của ông “The Training of the Zen Buddhist Monk” [Sự Tu Tập của Một Tu Sĩ Phật Giáo Thiền].

Suzuki đã miêu tả các khía cạnh của việc tu tập như là: một cuộc sống khiêm tốn; cuộc sống lao động; cuộc sống phụng sự; cuộc sống cầu nguyện và tri ân; và cuộc sống thiền định.

Trong phần tổng luận của tác phẩm “Essays in Zen Buddhism” của Suzuki do Trúc Thiên dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Thiền Luận,” Suzuki viết về cốt tủy của Thiền như sau:

“Thiền, cốt yếu nhất, là nghệ thuật chiếu kiến vào thể tánh của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. Đưa ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn, Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sinh linh hữu hạn, luôn luôn quằn dưới ách khổ lụy trong thế gian này. Ta có thể nói Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta, nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được.

“Thật vậy, thân thể ta có thể ví như một cục “pin” điện, trong ấy tiềm phục một năng lực huyền bí. Khi nguồn nội lực ấy không được vận dụng đúng cách thì, hoặc bị mốc meo mà mai một, hoặc nghịch biến mà phát loạn. Nên đó là chủ đích của Thiền, nhằm cứu ta hoặc khỏi khùng điên, hoặc khỏi tàn phế. Tôi muốn nói tự do là vậy, mở thông tất cả nguồn kích động đầy sáng tạo và từ hòa ấp ủ trong con tim chúng ta.”

Trong Chương Thứ Năm của bộ “Thiền Luận” (bộ sách này gồm 3 cuốn, Trúc Thiên dịch cuốn một rồi qua đời, Hòa Thượng Tuệ Sỹ đã tiếp tục dịch cuốn hai và ba) do Trúc Thiên dịch, Suzuki cũng đã lần nữa nhấn mạnh vào điểm cốt lõi giác ngộ của Thiền.

“Tinh yếu của Thiền cốt ở một nhỡn quang mới phóng vào cuộc sống, và vũ trụ nói chung. Thế nghĩa là, để thâm nhập trong đạo Thiền, ta phải vứt bỏ tất cả nếp cảm nghĩ thông thường điều khiển cuộc sống hằng ngày của chúng ta để cố tìm coi biết đâu còn có một đường lối nhận định khác hơn thói thường, hoặc nói đúng hơn, thử xem lối nhận định thông thường có đủ để đáp ứng trọn vẹn và rốt ráo những đòi hỏi của tâm hồn ta không. Nếu ta vẫn cảm thấy không vừa ý gì đó với cuộc sống này, nếu có cái gì trong nếp sống hằng ngày khiến ta như bị vướng mắc, thiếu tự do, theo nghĩa thiêng liêng nhất, ắt ta phải thử tìm ra một cái gì khác ngỏ hầu cuộc sống ta có được một cảm giác ổn định và thoải mái. Thiền đề nghị làm việc ấy cho ta, và đoan chắc có được cái nhìn mới ấy thì cuộc đời sẽ diễn ra trong một khuôn mặt tươi mát hơn, thâm trầm hơn, và thỏa đáng hơn.”

 

Truyền bá Thiền tại Mỹ

 

Triết gia Charles A. Moore cho rằng Suzuki trong những năm sau cùng của cuộc đời không chỉ là nhà báo tường trình về Thiền, không chỉ là một nhà giải thích, nhưng là một người đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Thiền.

Thiền đã được truyền bá vào Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19 bởi các vị Thầy Nhật Bản là những người đến Mỹ để phục vụ các nhóm di dân Nhật Bản và trở thành quen với văn hóa Mỹ, theo www.en.wikipedia.org.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, sự thích thú từ những người Mỹ không phải Á Châu đã gia tăng nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự khởi đầu của truyền thống Thiền Mỹ bản địa mà cũng ảnh hưởng rộng lớn đến thế giới tây phương.  

Vào năm 1893, Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới đã được tổ chức tại Chicago. Nó là một sự kiện để giới thiệu các tôn giáo Châu Á cho các khán giả tây phương. Dù hầu hết các phái đoàn tới dự Đại Hội là Thiên Chúa Giáo của nhiều giáo phái khác nhau, các quốc gia Phật Giáo như Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, và Tích Lan cũng đã gửi các đại diện đến dự.

Thiền Phái Lâm Tế Nhật Bản đã được đại diện bởi thiền sư Soyen Shaku [Thích Tông Diễn], là sư phụ của D.T. Suzuki. Các đại diện Phật Giáo khác gồm nhà thông dịch người Nhật Zenshiro Noguchi; Anagarika Dharmapala, giáo sư Tích Lan; và Chandradat Chudhadharn là anh em của Vua Thái Lan Chulalongkorn. Paul Carus cũng đã tham dự Đại Hội như một quan sát viên. Đại Hội lần đầu tiên tổ chức diễn đàn công khai mà trong đó các Phật Tử có thể diễn thuyết với thế giới Tây Phương. Dharmapala đã gây được ảnh hưởng đặc biệt bởi vì ông nói thông thạo tiếng Anh.

Vào đầu thế kỷ hai mươi, Thiền Lâm Tế là truyền thống Thiền Phật Giáo đầu tiên đã du nhập để bén rễ tại Bắc Mỹ. Dù Soyen Shaku, Nyogen Senzaki và Sokei-an là những thiền sư đầu tiên tiếp cận với khán giả tây phương, nhưng người duy nhất có ảnh hưởng quan trọng là D.T. Suzuki. Suzuki đã truyền bá Thiền với các tác phẩm tiếng Anh của ông.

Vào năm 1951, D.T. Suzuki trở lại Hoa Kỳ để làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Columbia, nơi các lớp giảng của ông đã thu hút nhiều người thuộc thành phần ưu tú trong giới văn học, nghệ thuật, và văn hóa. Vào năm 1958, báo Chicago Review đã thực hiện một chủ đề đặc biệt về Thiền, giới thiệu các tác phẩm của các nhà thơ thuộc Thế Hệ Beat cùng với các tác phẩm Thiền được chuyển dịch.

Sau khi Suzuki đặt viên đá đầu tiên để xây dựng ngôi nhà Thiền tại Mỹ, từ đó Thiền đã tiếp tục được truyền bá rộng rãi tại xứ Cờ Hoa, với nhiều vị thiền sư lỗi lạc như Thiền Sư Tuyên Hóa của Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh của Việt Nam, và nhiều vị tu sĩ và cư sĩ từ các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan đã truyền bá phương pháp Thiền Chánh Niệm, v.v…

Ngày nay, Thiền Phật Giáo đã được phổ biến khắp Hoa Kỳ và trên thế giới để đáp ứng nhu cầu tâm linh và cuộc sống tại các xã hội văn minh vật chất Tây Phương như một phương pháp trị liệu hữu hiệu đối với đời sống dẫy đầy căng thẳng, bất an và khủng hoảng.

 

 

+++++

 

Caption 01:

Thiền Sư D.T. Suzuki người đầu tiên đưa Thiền vào Mỹ.(www.brainpickings.org)

 

 

Caption 02:

Hình bìa cuốn sách “Essays in Zen Buddhism” của Suzuki được bán trên Amazon.com.

 

 

Caption 03:

Hình Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới (Parliament of the World's Religions) lần đầu tiên được tổ chức tại Chicago vào năm 1893 mà trong đó cũng lần đầu tiên thiền sư Soyen Shaku là Thầy của Suzuki và D.T. Suzuki đã tham dự để từ đó ông bắt đầu công cuộc truyền bá Thiền vào Mỹ.(www.en.wikipedia.org)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2021(Xem: 5890)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6679)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4763)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5279)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
09/07/2021(Xem: 5148)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
07/07/2021(Xem: 4445)
Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải.
06/07/2021(Xem: 5756)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 7 (July 03) vừa qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 6 cây số, đánh dấu nơi ngàn xưa Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa điểm đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ này
06/07/2021(Xem: 5842)
Bài viết này có chủ đề về các pháp thực dụng cho người bệnh nặng, hay đang nằm trên giường cận tử. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều nơi tại Việt Nam đang phong tỏa và cách ly. Riêng tại Sài Gòn vào đầu tháng 7/2021 đã có 636 điểm phong tỏa, nghĩa là cả nước có cả ngàn điểm phong tỏa để khoanh vùng chống dịch. Do vậy, câu hỏi dễ gặp là: người cư sĩ nên nói gì với một cư sĩ khác đang nằm bệnh hay đang hấp hối? Và nhiều trường hợp khác, tương tự. Một số pháp ghi lại nơi đây thích nghi với cả hàng cư sĩ, trong đó có kinh dạy cho người cư sĩ cách hướng dẫn các pháp quán để người cận tử có thể giải thoát ngay khi lìa đời.
03/07/2021(Xem: 4509)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Bảy (June 12) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Durgagar và Armoba Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 358 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 9 cây số.
03/07/2021(Xem: 5554)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê, Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là, Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất, Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi, Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]