Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nền Dân chủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lưu vong là một Hình mẫu trong Tương lai Dân chủ Tây Tạng

04/01/202120:54(Xem: 5587)
Nền Dân chủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lưu vong là một Hình mẫu trong Tương lai Dân chủ Tây Tạng

Nền Dân chủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lưu vong
là một Hình mẫu trong Tương lai Dân chủ Tây Tạng

(His Holiness the Dalai Lama’s exile democracy serves a model for future democratic Tibet)

 HH-the-Dalai-Lama-made-his-first-official-remark-on-the-devolution-of-political-responsibilities-dur

Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011.

 

Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:

 

“Ngay cả trước khi rời Tây Tạng vào tháng 3 năm 1959, tôi đã đi đến kết luận rằng, trong hoàn cảnh thay đổi của thế giới hiện đại, hệ thống quản trị ở Tây Tạng phải được sửa đổi, và bổ sung để cho phép các đại diện được bầu của người dân, đóng vai trò hiệu quả hơn trong việc hướng dẫn, và định hình các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước. Tôi tin chắc rằng, điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua các thể chế dân chủ, dựa trên công bằng kinh tế và xã hội”.

 

Có vô số lý do để tôn vinh và tri ân Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng một trong những lý do nổi bật nhất là năng khiếu dân chủ của Ngài. Được thiết lập đầu tiên vào sau giữa thế kỷ 20, những thập niên 1960, hệ thống dân chủ Tây Tạng được người dân Tây Tạng nhìn nhận, và khẳng định là một hệ thống chính quyền do Đức Đạt Lai Lạt Ma thiết lập, và chung tay xây dựng. Kể từ đó trong 60 năm qua, Cơ quan Hành chính Trung ương Tây Tạng, trước đây được gọi là Chính phủ Tây Tạng lưu vong, đã hình thành và phát triển bền vững trong những bước nhảy vọt.

 

Lần đầu tiên trong lịch sử những người tỵ nạn trên toàn thế giới, một nhóm nhỏ dân cư lưu vong phải đối mặt với vô số tội ác không thể vượt qua, từ cuộc xâm lược quê hương, và cuộc đàn áp có hệ thống đối với con người, và bản sắc của họ, đã có thể phát triển một nền dân chủ có sự tham gia thịnh vượng, mà còn nguyên cội nguồn văn hóa của nó.

 

Câu chuyện thành công của nền dân chủ Tây Tạng lưu vong này, là một sự tôn vinh đối với tầm nhìn song sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc Dân chủ hóa cộng đồng lưu vong, để bảo vệ bản sắc văn hóa của họ, và đặt nền tảng dân chủ cho một Tây Tạng tự do trong tương lai.

 

Chưa đầy một năm sau khi lưu vong tại đất Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rõ rằng hệ thống Tây Tạng không giống như trước đây, phải là Dân chủ, nơi Tôn giáo và Chính thể sẽ cùng tồn tại trong sự hòa hợp hoàn hảo. Do đó, vào ngày 2 tháng 9 năm 1960, các đại biểu được bầu đầu tiên của Quốc hội Tây Tạng lưu vong (sau đó được gọi là Ủy ban Đại biểu Nhân dân Tây Tạng) đã tuyên thệ tuyệt vời, và khánh thành hệ thống Dân chủ Tây Tạng.

 

Nhân dân Tây Tạng diễm phúc được sự dẫn dắt của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc tuyệt hảo, đã thực hiện một bước tiến lớn đối với nền dân chủ khi bầu các đại diện nữ giới đầu tiên vào Quốc hội, Cơ quan Lập pháp cao nhất. Tiếp theo là sự bao gồm của các đại diện truyền thống Bon. Một trong những mối quan tâm cốt lõi trong thời kỳ đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là để một Chính phủ Tây Tạng có thể thích ứng với thời hiện đại và như vậy, Hiến chương của Nhân dân Tây Tạng lưu vong đã được thông qua, luật tối cao điều chỉnh các chức năng của tổ chức Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA). Với việc Quốc hội Tây Tạng lưu vong chính thức và Kashag (Nội các), và Ủy ban Tư pháp Tối cao Tây Tạng được thành lập vào năm sau, ba trụ cột của nền Dân chủ sau đó đã được hoàn thành.

 

Sự Dân chủ hóa của Nhân dân Tây Tạng lưu vong càng phát triển, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tình trạng của Ngài là bán nghỉ hưu, và kêu gọi cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên của Kalon Tripa, người đứng đầu điều hành của Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng.

 

Trong những gì là đỉnh cao của hơn 50 năm nỗ lực không ngừng, trong việc giám sát Chính thể Tây Tạng thành một nền Dân chủ thực sự, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thực hiện bước cuối cùng hướng đến Dân chủ hóa hoàn toàn cho Nhân dân Tây Tạng lưu vong, và trao lại quyền lực chính trị cho Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, các nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ của nhân dân Tây Tạng (trước đây gọi là Kalon Tripa).

 

Năm 2011, trong bài phát biểu mang tính biểu tượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Sự cai trị của các vị Quốc vương thời quân chủ  và các nhân vật tôn giáo lỗi thời. Chúng ta phải theo xu hướng của thế giới tự do, đó là xu hướng của nền Dân chủ”.

 

Vào thời điểm mà mọi người đang đặt mạng sống của mình cho  dân chủ trong cuộc Cách mạng Hoa Lài, với các nhà lãnh đạo đổ máu để nắm giữ quyền lực, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giao tất cả quyền lực chính trị của Ngài cho các nhà lãnh đạo Tây Tạng được bầu chọn một cách dân chủ, từ chối hành nghìn người đang bế tắc, kiến nghị của nhân dân Tây Tạng ở quê nhà Tây Tạng và trên toàn thế giới.

 

(Cuộc Cách mạng Hoa Lài là cuộc cách mạng dân chủ phi bạo lực của nhân dân Tunisia, được đặt tên theo loài hoa của quốc gia, nổi dậy khiến Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của nước này bị lật đổ. Tổng thống Ben Ali từ chức sau 23 năm đương nhiệm.)

 

Lãnh đạo Tổ chức Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA) ngày nay do Tiến sĩ Lobsang Sangay, các nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ của nhân dân Tây Tạng, hoạt động với tất cả các thuộc tính của một nền Hành chính Dân chủ Tự do, bao gồm ba trụ cột là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp cũng như các Cơ quan Tự trị. Sau khi cam kết hoàn toàn với con đường của hệ thống dân chủ, nhân dân Tây Tạng lưu vong và trên toàn thế giới, một lần nữa chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 2021, nơi họ sẽ bầu một Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong) mới và các thành viên của Quốc hội Tây Tạng.

 

Sự công nhận toàn cầu mà nền dân chủ Tây Tạng non trẻ tiếp tục thu hút khắp nơi trên thế giới, thể hiện tầm nhìn trước mắt và tối tôn tối thượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với nhân dân Tây Tạng lưu vong và cho Tây Tạng trong tương lai.

 

Trong sự tôn vinh đáng chú ý nhất đối với những thành tựu dân chủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tổng thống thứ 45 của Kỳ Donald Trumq đã ký Đạo luật Chính sách và Hỗ trợ Tây Tạng năm 2020 (Tibetan Policy and Support Act of 2020) thành luật trong tháng này. Đạo luật khen ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma “vì quyết định trao quyền cho các nhà lãnh đạo được bầu theo các nguyên tắc Dân chủ”, và hơn thế nữa, chính thức thừa nhận Tổ chức Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA), là một tổ chức hợp pháp, phản ánh nguyện vọng của cộng đồng người Tây Tạng trên toàn thế giới và vị Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong) như Chủ tịch của CTA.

 

Trong Hướng dẫn về Chính sách và Đặc điểm  Cơ bản của Hiến pháp Tây Tạng trong tương lai năm 1992, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Nếu Tây Tạng muốn tồn tại với tư cách là một thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế hiện đại, nó phải phản ánh tiềm năng chung của tất cả công dân của nó, và không dựa vào một cá nhân. Nói cách khác, mọi người phải tích cực tham gia vào việc vạch ra vận mệnh chính trị và xã hội của chính họ. Sự công nhận của Hoa Kỳ đối với những nỗ lực không mệt mõi, và tầm nhìn xa trông rộng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong việc giám sát Chính thể Tây Tạng lưu vong thành một nền Dân chủ thực sự, nhằm nhắc nhở những nhà lãnh đạo độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc,  bởi tầm nhìm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về một Tây Tạng Dân chủ trong tương lai”.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2014(Xem: 9807)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7617)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 10065)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 13098)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12736)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
05/09/2014(Xem: 8396)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7316)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 7079)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8224)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10209)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]