Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu

03/01/202118:44(Xem: 9121)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu

MỘT SỐ DANH TĂNG VIỆT NAM TUỔI SỬU

 

  • Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049): không rõ tục danh, chỉ biết Sư họ Vạn, người  ở vùng Luy Lâu -trung tâm cổ của Phật giáo Việt Nam (Bắc Ninh)- xứ Kinh Bắc. Năm 20 tuổi, Sư xuất gia thọ giới với Hoà thượng Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân, thuộc thế hệ thứ 17 dòng Thiền Nam Phương. Sau, Sư làm trú trì chùa Tổ Phong trên núi Thạch Thất (Sơn Tây) hoằng dương đạo pháp, khai tâm điểm đạo cho chúng đồ. Không chỉ giảng pháp độ sanh, Sư còn sáng tác nhiều thơ ca thanh thoát và bài kệ uyên thâm, nhưng đã bị thất lạc gần hết. Sư còn lưu lại bài kệ cho môn đồ pháp quyến: “Có tử, ắt có sinh/Có sinh, tử phải có/ Sinh thì đời reo mừng/ Tử thì đời sầu khổ/Mừng khổ đều vô cùng/ Vẫn xoay hoá kia nọ/Bao giờ sinh tử đều không màng/Úm tô rô, ta vào cõi thọ!”, rồi ra đi vào năm 1117, thọ 68 tuổi.
  • Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121): thế danh Phí Hoàn, quê ở làng Cổ Giao-Long Biên, thuộc thế hệ 17 dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi. Sư xuất gia thọ giới với Thiền Sư Đạo Lâm ở chùa Long Vân, được truyền tâm ấn và ban cho pháp danh là Tịnh Thiền với ý nghĩa “Tịnh là trí tịnh tròn đầy huyền diệu. Thiền là tâm thiền lặng lẽ”. Sau khi  Thiền sư Đạo Lâm viên tịch, Sư ngao du khắp chốn thiền lâm tìm đạo hữu. Sau, trở về bản quán, Sư trùng tu chùa Long Vân rồi trú trì tại đó, chuyên tâm tu tập thiền luật, tham gia các hoạt động lợi tha. Năm 1193,  nhằm niên hiệu Thiên Tư Gia Thuỵ thứ 8, Sư viên tịch, thọ 73 tuổi.
    • Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853): thế danh Võ Minh Thông, tức Võ Bửu Đạt, quê quán ở huyện Bình Long-phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là xã Xuân Thới Thượng-Hóc Môn-TP.Hồ Chí Minh), pháp hiệu Như Bửu, xuất thân trong một gia đình Nho học kính tin Phật Pháp. Sư có hai người em cũng xuất gia đầu Phật, sau này một vị làm trú trì chùa Phước Tường (Thủ Đức), vị kia trú trì chùa Long Thạnh (Bà Hom). Từ nhỏ, Sư đã tỏ ra thông minh và chăm học, không chỉ  thông làu Tứ Thư -Ngũ Kinh, mà còn giỏi võ nghệ. Được song thân cho xuất gia, quy y thọ giới với  Hoà thượng Minh Phương-Chơn Hương ở chùa Linh Nguyên, làng Đức Hoà. Sau 2 năm tu học nghi thức, Sư được Thầy đưa sang học kinh luật pháp điển với Hoà thượng Minh Vi-Mật Hạnh ở Giác Lâm Cổ Tự trong suốt 6 năm trời. Sau khi Bổn sư viên tịch, Sư lặng lẽ sang chùa Giác Viên xin thọ giáo các vị Hoà thượng Hoằng Ân-Minh Khiêm và Như Nhãn –Từ Phong, tinh tấn nhất tâm tu học và nhanh chóng trở thành một danh tăng thời  bấy giờ. Năm 1879, Sư được cử làm trú trì chùa Linh Nguyên. Năm 1921. Sư về trú trì chùa Long Quang, là ngôi chùa được cải tạo trùng tu từ ngôi nhà của cha mẹ. Do Sư có gia nhập vào tổ chức Thiên Địa Hội vào năm 1926, nên bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Ăn cơm muối, mặc áo nâu sồng suốt 4 năm trời, trong lao ngục, sau Sư cùng một số bạn tù kết bè vượt ngục gặp thập phần hung hiểm, nhưng được một thương gia Phật tử thuần thành cứu sống, mang về nhà bảo bọc cung phụng, thay tên đổi họ cho Sư là Võ Bửu Đạt để che mắt nhà cầm quyền. Từ đó, Sư đi ngao du giáo hoá khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, rồi về lại Sài Gòn vào năm 1949, đến tạm trú và hoằng pháp qua rất nhiều chùa, sau cùng thì trú trì chùa Giác Ngộ (Ngã Sáu Vườn Lài). Năm 1951, Sư được suy tôn làm Pháp Chủ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt. Năm 1953, Sư lui về chùa Long Quang an dưỡng do tuổi cao sức yếu, trùng tu lại ngôi chùa này trong 2 năm, rồi sang làm trú trì chùa Long Nguyên vào năm 1956. Đầu năm 1973, mặc dù tinh thần vẫn sáng suốt, nhưng sức khoẻ của Sư suy kém đi rất nhiều, Sư về chùa Long Quang, suốt 11 ngày chỉ uống nước, kê đơn nằm bên bàn thờ Tổ. Cho gọi các đệ tử khắp nơi về,  Sư đọc bài kệ sau khi khuyên dặn môn đồ pháp quyến về lẽ vô thường, không được sầu khổ lúc tử biệt sinh ly, rồi bảo đánh trống Bát Nhã liên tục từ 15 giờ 30, đến lúc 16 giờ thì Sư an nhiên thị tịch khi trên tay vẫn còn nắm xâu chuỗi, thọ 120 tuổi đời, với 99 tuổi đạo.
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu-HT_Thich_at_Thanh
    • Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877): thế danh Võ Chí Thâm, pháp danh Trừng Thuỷ, pháp tự Chí Thâm, pháp hiệu Giác Nhiên, thuộc thế hệ thứ 42 dòng Thiền Lâm Tế Thiên Thai Sơn, xuất thân từ một gia đình gia phong đạo đức ở làng Ái Tử, huyện Triệu Phong- Quảng Trị. Năm lên 7 tuổi, mang tâm nguyện xuất trần học đạo, Sư đến xin quy y đầu Phật với Hoà thượng Tâm Tịnh tại chùa Tây Thiên Di Đà (Huế), tu học tinh tấn suốt 23 năm. Năm 33 tuổi, Sư được thọ Cụ Túc giới. Năm 1932, Sư cùng chư Tôn đức khác thành lập Hội An Nam Phật Học. Ngoài việc đảm nhiệm chức vụ Chứng minh Đạo sư, Sư còn kiêm nhiệm Giám đốc Phật học đường Tây Thiên-Huế. Hai năm sau, một trong 3 quốc tự lớn nhất ở Huế đương thời là chùa Thánh Duyên đã cung thỉnh Sư về làm trú trì. Năm 1936, triều đình Duy Tân phong cho Sư chức Tăng Cang, Sư đứng ra Chứng minh cho tạp chí Viên Âm, rồi làm trú trì Tổ đình Thuyền Tôn-Huế, Viện trưởng Phật học Viện Trung phần (chùa Hải Đức -Nha Trang-Khánh Hoà). Pháp nạn 1963, khi đã 86 tuổi, Sư chống gậy dẫn đầu đoàn Tăng Ni đòi quyền tự do bình đẳng tôn giáo. Năm 1973, Sư được suy tôn chức Tăng Thống của Giáo hội PGVNTN, nhiều lần làm Đàn đầu Hoà thượng truyền giới cho chúng xuất gia lẫn tại gia tại các giới đàn Hộ Quốc(Nha Trang), Vạn Hạnh (Huế), Vĩnh Gia (Đà Nẵng)… Sau khi đất nước thống nhất, Sư về lại chùa Thuyền Tôn tiếp tục hoằng pháp, không ngưng nghỉ việc giáo huấn và hướng dẫn đồ chúng. Vào ngày 02 tháng 2 năm 1979, Sư  xả bỏ báo thân an nhiên tịch diệt, hưởng thọ 102 tuổi đời, với 69 tuổi đạo.
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu-HT THÍCH GIÁC NHIÊN
    • Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889): thế danh Nguyễn Tấn Tạo, xuất thân từ gia đình trung lưu trí thức ở làng An Thạnh- Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương). Năm 16 tuổi, Sư xin quy y Hoà thượng Ấn Thành- Từ Thiện ở Thiên Tôn Cổ Tự, được ban pháp danh là Chơn Phổ, bắt đầu tham cứu giáo lý  nhà Phật, tâm đã có ý xuất gia. Khi học thành tài, làm công chức ngành Y tế, chán cảnh danh lợi bon chen, bất mãn chế độ cai trị của thực dân Pháp, Sư đã xin hồi hưu nhân khi mắc trọng bệnh. Năm 1926, tìm đến Giới đàn tại chùa Long Hoa (Bà Rịa-Vũng Tàu) do Hoà thượng Huệ Đăng làm Đàn Đầu truyền giới, Sư xin thọ Cụ túc giới, và cầu pháp với Hoà thượng, được ban pháp danh là Trừng Liến, pháp hiệu Minh Tịnh, nối pháp đời thứ 42 dòng Thiên Thai Tông. Đến năm 1933, Sư được thọ giới lại với Đàn đầu Hoà thượng Ngộ Định- Từ Phong tại giới đàn ở chùa Thiên Tôn, được ban pháp hiệu là Nhẫn Tế, để nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Sư mang tâm nguyện về cội nguồn Phật Tổ, dựng am Thiên Chơn để chuyên tu, học Anh ngữ, rồi sang Ấn Độ vào năm 1935, học tiếng Tamil ở Nam Ấn, tiếng Hindu ở Bắc Ấn, đến khi sang Bhutan, Tây Tạng thì học thêm tiếng Tây Tạng để dễ tiếp cận kinh điển giáo lý Phật giáo xứ người. Năm 1936, khi đến được tháp Bodha Nath ở Nepal chiêm ngưỡng Xá Lợi Đức Bổn Sư Thích Ca, Sư đã xin thỉnh được một phần Xá lợi để mang về cho Phật tử tại quê hương tôn thờ. Sư chính là người đầu tiên thỉnh được Xá Lợi Đức Phật về Việt Nam. Năm 1936, Sư  đi theo đoàn Lạt Ma từ Bồ Đề Đạo Tràng đến Bhutan trong suốt 2 tháng gian khổ, rồi đi tiếp cả tháng nữa mới đến thủ đô Lhasa của Tây Tạng để tham học Kim Cang Thừa Mật Giáo. Trúng tuyển sau khi trải qua cuộc thi tuyển nghiêm mật khắc khe toàn quốc, tu học một trăm ngày, Sư được Lama Quốc Vương ấn chứng sở đắc thiền quán, truyền cho tâm pháp Kim Cang Thừa và ban cho pháp danh là Thubten Osall Lama. Một năm sau, Sư quy cố hương, dâng cúng ngọc Xá lợi lên Hoà thượng Tổ sư tại chùa Thiên Tôn, rồi về lại Bình Dương trú trì chùa Bửu Hương (thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương), đổi tên chùa thành chùa Tây Tạng. Năm 1940, Sư xây dựng xong chùa Thiên Chơn (nơi nền cũ của cái  am mà Sư ở ngày trước. Năm 1945, Sư được cử làm Chủ tịch khi tham gia Hội Phật giáo Cứu Quốc Thủ Dầu Một, đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp. Năm 1951, Sư viên tịch tại chùa Tây Tạng, thọ 63 tuổi, 25 hạ lạp. Các tác phẩm Sư để lại cho đồ chúng là: Lăng Nghiêm Tông Thông, Nhật Ký Tham Bái Ấn Độ và Tây Tạng.
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu-HT chơn phổ - Nhan_Te
    • Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901): thế danh Lê Văn Tồn, pháp hiệu Giác Hoà, xuất thân từ một gia đình trung lưu kính tin Tam Bảo ở Sa Đéc- Đồng Tháp. Nhà có 4 chị em (3 nữ 1 nam-Sư là người con thứ 3) đều xuất gia đầu Phật. Năm 15 tuổi đã thọ tam quy ngũ giới với Hoà thượng Thích Thiện An ở Trà Vinh, nhưng do hoàn cảnh gia đình và sự nghiệp trải qua nhiều biến cố, nên đến 54 tuổi Sư mới chính thức xuất gia học Phật tại Tổ Đình Ấn Quang. Lúc 23 tuổi, khi Sư làm Trưởng ty Bưu Điện và Ngân Khố tại tỉnh nhà, được thuận duyên tu trì tại gia và nghiên cứu Phật học, chủ xướng thành lập Tỉnh Hội Phật Học Sa Đéc, xây dựng chùa Hội Quán. Do  biết mình xuất gia muộn, Sư đã dốc tâm tinh tấn tu học, được chư Tôn Đức tại Tổ Đình Ấn Quang trợ duyên, nên chỉ qua một năm đã được thọ giới Sa Di, tiếp đó được đặc cách thọ Tỳ Kheo và Bồ Tát giới. Năm 1957, Sư được Giáo Hội bổ nhiệm trú trì chùa Phước Hoà (Trà Vinh). Năm 1959, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cử Sư làm Tổng Thư ký-kiêm Thủ quỹ Giáo Hội. Năm 1962, Sư giữ chức vụ Giám viện Phật Học Đường Nam Việt. Thời kỳ Pháp nạn 1963, Sư tham gia đấu tranh cùng chư Tăng Ni để đòi bình đẳng tôn giáo, bị bắt giam tại Chợ Lớn, sau khi được thả thì sức khoẻ đã suy yếu, nên xin về an dưỡng tại Niệm Phật Đường Quảng Đức (Cần Thơ). Từ năm 1964 đến 1966, Sư làm Giáo sư kiêm trú trì Phật Học Viện Phước Hoà, Phó Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh của Giáo Hội, Chánh đại diện miền Huệ Quang. Năm 1971, Sư lên Lâm Đồng xây dựng Hương Nghiêm Tịnh Viện. Sau năm 1975,  được tín nhiệm đảm trách nhiều chức vụ  quan trọng trong Giáo Hội, cũng như trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Cần Thơ và Hậu Giang, rất nhiều lần Sư được cung thỉnh làm Giới Sư tại các giới đàn… Năm 1988, Sư được Giáo Hội PGVN tấn phong Hoà thượng. Uỷ Ban Trung Ương MTTQVN trao tặng huy chương“Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc”. Vào năm 1990, Sư viên tịch thọ 90 tuổi, 34 tuổi đạo. Các tác phẩm để lại như: Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, Thiền Môn Trường Hàng Luật, Sưu Tập Giảng Luận Giáo Lý …
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu-HT. THÍCH BỬU LAI
    • Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925): thế danh Đoàn Văn An, quê quán ở làng An Truyền- Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thân phụ của Sư chính là Thượng toạ Thích Tiêu Diêu, bậc chơn tăng sau này đã vị pháp thiêu thân tử đạo (vào thời kỳ Pháp nạn 1961-1963). Nhờ thuận duyên sinh ra trong gia đình có truyền thống kính tin Phật pháp, từ thuở nhỏ Sư đã thấm nhuần câu kinh tiếng kệ, thuần thục oai nghi. Năm lên 10 tuổi, theo bước thân phụ, Sư xin quy y xuất gia tại chùa Báo Quốc với Hoà thượng Phước Hậu, được ban cho pháp danh là Thiên Ân. Năm 16 tuổi, Sư được thọ giới Sa di, 23 tuổi thọ Cụ túc giới, và năm  29 tuổi được chư Tôn đức trợ duyên cho sang Nhật du học nhờ sở học xuất chúng. Sau 6 năm sôi kinh nấu sử, Sư đậu Tiến sĩ Văn chương, về nước đi giảng dạy tại các trường đại học. Với đại nguyện mở trường đại học riêng cho Phật giáo nước nhà, Sư  lại sang Nhật Bản để học theo pháp môn Thiền Rinzai chính thống đến khi hoàn mãn. Do gặp kỳ Pháp nạn 1963, Sư về nước tham gia cuộc đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo, bị chính quyền họ Ngô bắt giam cùng đông đảo chư Tăng Ni. Năm 1964, Sư được Giáo Hội PGVNTN cử làm Ủy viên Phật học vụ, đồng thời làm Giáo thọ Trưởng Viện Cao đẳng Phật học. Năm 1966, Sư được mời sang Mỹ giảng dạy bộ môn ngôn ngữ và triết học tại Đại học đường Nam California,  và cả phương pháp thực hành thiền định cho sinh viên, lập nên nhóm Nghiên cứu Phật học đầu tiên tại trường này. Sư được xem là Thiền sư đầu tiên hoằng pháp tại nước Mỹ, thành lập Trung tâm Thiền học Quốc tế ở Los Angeles hướng dẫn sinh viên Mỹ học Thiền Nhật Bản, thâu nhận rất nhiều đệ tử xuất gia. Thuận duyên, Sư xây dựng ngôi chùa đầu tiên trên đất Mỹ mang tên Phật Giáo Việt Nam, đến năm 1973 thì sáng lập trường Đại học Đông Phương. Năm 1980, Sư vẫn thản nhiên tiếp tục hoằng pháp khi đã biết mình mắc trọng bệnh nan y, và thâu thần tịch diệt về cõi Phật trong năm này, trụ thế 75 năm, với 52 tuổi đạo. Các tác phẩm Sư để lại: Phật Pháp, Trao đổi văn hoá Việt-Nhật, Buddhism and Zen in Vietnam.
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu-thich_thien_an
    • Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937): thế danh Hà Văn Xin, pháp tự Thiện Xuân, pháp danh Nhựt Sanh, thuộc thiền phái Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41, quê ở huyện Châu Phú- Châu Đốc, tỉnh An Giang. Năm lên 6 tuổi, sau nhiều lần cùng mẹ đến chùa Long Khánh (huyện Châu Phú) làm lễ cầu siêu cho cha, Sư xin xuất gia quy y với Hoà thượng Huệ Pháp, được thầy ban cho pháp danh là Nhựt Sanh. Được 10 tuổi thì Bổn sư viên tịch, Sư phải lên vùng Thất Sơn tìm thầy cầu đạo, được tu học 4 năm với Sư Chú ở chùa Định Long-núi Sam. Hạ sơn, Sư lên núi Cấm tu học với pháp huynh, rồi lại xuống núi cầu pháp với Hoà thượng Thiện Ngôn tại chùa Phước Hậu (Long Xuyên), nhận pháp tự là Thiện Xuân, và được theo học trường Phật học gia giáo ở chùa Bình An. Năm 1952, Sư được thọ giới Sa di, tiếp tục tu học Phật pháp tại chùa Ấn Quang (Chợ Lớn), cầu pháp với Hoà thượng Thiện Hoà, được ban pháp hiệu là Minh Thành. Năm 1962, sau khi thọ Cụ túc giới, Sư được phân công đi giảng pháp tại các lớp Sơ đẳng Phật học ở Sài Gòn- Chợ Lớn, và vài tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1963. Sư tham gia tích cực  phong trào đấu tranh chống chế độ gia đình trị họ Ngo, đòi tự do tôn giáo. Nhứng năm sau đó, Sư  tham gia hoằng pháp không ngơi nghỉ, góp công đức xây dựng Niệm Phật Đường Minh Đạo (phường Yên Đỗ), Niệm Phật Đường Pháp Vân (Q.3), thành lập trường Tiểu học Bồ Đề Pháp Vân, làm Giám đốc trường Trung-Tiểu học Bồ Đề Chợ Lớn (chùa Giác Ngộ). Từ năm 1971 đến 1977, Sư tiếp tục tu học đến mãn chương trình Cử nhân và Cao học Phật học tại Viện cao đẳng Huệ Nghiêm. Từ năm 1976 đến năm 1979, Sư được cử làm Phó Tổng thư ký Tổ đình Ấn Quang, Giám đốc Phật học viện cùng các cơ sở trực thuộc, và rất nhiều chức vụ quan trọng khác tại Tổ đình, cũng như ở Đại Tòng Lâm (Bà Rịa- Vùng Tàu), và Giáo Hội Trung Ương PGVN… Sư còn trước tác nhiều giáo trình cho các trường Phật học, sách đã xuất bản như: Phật học đức dục, Luật học cơ bản, Tỳ ni- Sa di Yếu giải, Oai nghi-Cảnh sách yếu giải, Bồt Tát giới Yếu giải, Bồ Tát Ưu Tắc giới kinh… Vào ngày 15 tháng 1 năm 2000, Sư thâu thần thị tịch tại Tổ đình Ấn Quang, trụ thế 63 năm, 38 tuổi đạo.
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu-HT THÍCH MINH THÀNH

 

                              TÂM KHÔNG - VĨNH HỮU

                               (tóm lược từ nhiều nguồn sử liệu)

 

 

 

 

 

 

Liên hệ:

VĨNH HỮU

Tổ 1 - Thôn Vĩnh Điềm Trung – Xã Vĩnh Hiệp

TP. Nha Trang – Khánh Hòa ĐT: 0902010763

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2021(Xem: 5229)
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
07/04/2021(Xem: 4333)
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
07/04/2021(Xem: 4100)
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
05/04/2021(Xem: 7660)
Lễ cúng dường tại Chùa Tích Lan, Nhật Bản
05/04/2021(Xem: 4938)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5029)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4367)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4609)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 16965)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5099)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]