Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Lễ Hàng Ngày (PDF)

01/01/202111:17(Xem: 5083)
Nghi Lễ Hàng Ngày (PDF)

NGHI LỄ HÀNG NGÀY 


THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG 
BIÊN SOẠN 


Nghi-Le-Hang-Ngay

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 


MỤC LỤC 


 

Lời Giới Thiệu ............................................................................... 6 


 

I. CÁC KINH TỤNG HÀNG NGÀY 

  1. Nghi Thức Công Phu Khuya 

          - Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm .............................................9 

  2. Nghi Thức Cầu An - Kinh Phổ Môn .................................. 32 

  3. Nghi Thức Cúng Ngọ......................................................... 53 

  4. Nghi Thức Cúng Trai Đường ............................................. 63 

  5. Kinh Sám Hối Sáu Căn ...................................................... 68 

  6. Kinh Từ Bi ......................................................................... 75 

  7. Kinh Sáu Pháp Hòa Hợp .................................................... 77 

  8. Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân .................... 79 

  9. Nghi Thức Công Phu Chiều - Mông Sơn Thí Thực ......... 81 

10. Khóa Tịnh Độ - Kinh A Di Đà  ........................................ 105 
11. Nghi Thức Cầu An - Kinh Dược Sư ................................ 131 
12. Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh ..................................... 162 


 

II. CÁC KINH TỤNG NHÂN DỊP LỄ VÍA 

    1. Nghi đón Giao thừa và Vía Phật Di Lặc (mồng 1 Tết) .... 182 

   2. Lễ Rằm Tháng Giêng (rằm tháng 1 trăng tròn) .............. 210 

   3. Lễ Vía Đức Phật Xuất Gia (mồng 8 tháng 2 âm lịch) ..... 229 

   4. Lễ Vía Đức Phật Nhập Niết Bàn 

          (rằm tháng 2 âm lịch) ...................................................... 235 

  5. Lễ Vía Phổ Hiền Bồ Tát (ngày 21 tháng 2 âm lịch) ........ 242 

  6. Nghi thức Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 trăng tròn) ............ 252 

  7. Lễ Vía Văn Thù Bồ Tát (ngày 4 tháng 4 âm lịch) ........... 265 

  8. Lễ Vía Chuẩn Đề (ngày 16 tháng 3 âm lịch) ................... 272 

  9. Lễ Vía Đại Thế Chí Bồ Tát (ngày 13 tháng 7 âm lịch) ... 276 
10. Nghi thức Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 trăng tròn) ............... 282 

11. Lễ Vía Địa Tạng Bồ Tát (ngày 30 tháng 7 âm lịch) ........ 312 
12. Lễ Vía Quan Âm (ngày 19 tháng 2, 6, 9 âm lịch) ........... 320 
13. Lễ Vía Đức Phật Dược Sư (ngày 30 tháng 9 âm lịch) ..... 337 

14. Lễ Vía Phật A Di Đà (ngày 17 tháng 11 âm lịch) ............ 343 

15. Lễ Vía Đức Phật Thành Đạo 

          (mồng 8 tháng 12 âm lịch) ............................................... 378 

16. Nghi Cúng Thánh Tổ Kiều Đàm Di ................................. 386 
17. Nghi Cúng Tổ và Sư trưởng ............................................ 390 

 

IIICÁC NGHI LỄ PHỤC VỤ ĐẠI CHÚNG 

       1. Nghi Thức Lễ An Vị Phật ................................................ 404 

       2. Nghi Thức Lễ Phóng Sanh ............................................... 419 

       3. Nghi Thức Lễ Hằng Thuận  ............................................. 429 

       4. Nghi Thức Cúng linh và Cầu siêu ................................... 441 

       5. Nghi thỉnh 12 Loại Cô Hồn ............................................. 496 


 

I V.  CÁC BÀI KỆ SÁM 

   1. Đảnh lễ 25 Danh Hiệu Chư Phật, Bồ Tát 

              và Hiền Thánh Tăng.......................................................504 

  2. Đảnh lễ 18 Vị A La Hán   ................................................... 506 

  3. Đảnh lễ 17 Vị Tổ Sư Tịnh Độ Trung Hoa và Việt Nam ...... 508 

  4. Nghi hô Chuông Bát Nhã ................................................ 510 

  5. Các Bài Cảnh Sách .......................................................... 515 

  6. Các Bài Hô Thiền ............................................................ 519 

  7. Mười Bài Phục Nguyện ................................................... 522 

  8. Cầu nguyện Giải Oan Gia Trái Chủ ................................. 525 

  9. Sớ Cầu Siêu  .................................................................... 527 
10. Sớ Cầu An ........................................................................ 531 


 

V.  PHỤ LỤC 

       1. Cách đánh chuông mõ ..................................................... 534 

       2. Cách đánh chuông trống Bát Nhã .................................... 535 

       3. Thể dục hô theo pháp quán Từ Bi  ................................... 537 

       4. Lợi Ích Tụng Kinh Niệm Phật ......................................... 540 

       5. Lịch những Ngày Lễ Vía trong năm ................................ 542 


 

Nguồn tham khảo ..................................................................... 542 
Tủ Sách Bảo Anh Lạc .............................................................. 543 


LỜI GIỚI THIỆU

       

     Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt.

       Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:

 

Các bài kinh mà chư Ni và Phật tử thường tu tập tụng niệm hàng ngày để nhiếp thân khẩu ý, chánh niệm tỉnh giác, sám hối tội lỗi, thâm nhập lời Phật, khai mở Phật trí.


• Các bài kinh tụng phổ biến cảm ân đức của Chư Phật và Bồ tát, sư trưởng, cha mẹ, đất nước, đàn na tín thí để phục vụ các ngày lễ Vía Phật giáo.

• Các nghi thức phục vụ đại đồng chúng sanh như phóng sanh, hằng thuận (đám cưới), cầu an (cầu cho bịnh nhân), cầu siêu (cầu cho người chết), cúng linh, tang lễ, an táng, hỏa táng,vv... đáp ứng nhu cầu tâm linh tôn giáo cho quần chúng.

        Tài liệu biên soạn dựa vào các nghi tụng của Chùa Dược Sư - Tịnh Độ Ni Viện Hải Triều Âm (Tôn Sư Hải Triều Âm), Chùa Phật Tổ (Hòa Thượng Thích Thiện Thanh), Làng Mai (Sư Ông Nhất Hạnh) và Chùa Giác Ngộ (Thượng Tọa Thích Nhật Từ), vv... Là hậu học, kiến thức và sự tu tập còn hạn hẹp, trong lúc biên soạn, sẽ có nhiều thiếu xót không thể tránh khỏi, kính mong Chư tôn thiền đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức thương xót chỉ dạy để lần sau tái bản được hoàn chỉnh hơn. Chúng con thành kính tri ân.


         Nếu có chút công đức nào, xin nguyện hồi hướng cầu siêu cho hương linh thân phụ Phạm Văn Danh (Pd Chánh Đức Minh) và hương linh thân mẫu Trần Thị Sáu (Pd Bổn Ẩn) cùng tất cả chúng sanh trong 10 phương thế giới sớm giải thoát giác ngộ, trở về Phật tâm vốn có.

                            Linh quang riêng chiếu, vượt khỏi căn trần 
                                Thể bày chân thường, chẳng kẹt văn tự 

                             Tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành 
                                 Chỉ lìa vọng duyên, tức như như Phật. 

                                                    (Thiền sư Bá Trượng


 

Nam Mô A Di Đà Phật. 


 

Nắng Xuân Tân Sửu, Phật lịch 2565 

                Dương lịch năm 2021, 
                   Thành tâm kính lạy, 

     Hậu học: Thích Nữ Giới Hương 

Bia Nghi  Le Hang Ngay - Thich Nu Gioi Huong


Bia sau Nghi Le Hang Ngay - Thich Nu Gioi Huong
pdf-icon




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2021(Xem: 5234)
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
07/04/2021(Xem: 4333)
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
07/04/2021(Xem: 4102)
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
05/04/2021(Xem: 7663)
Lễ cúng dường tại Chùa Tích Lan, Nhật Bản
05/04/2021(Xem: 4939)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5030)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4367)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4610)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 16966)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5109)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]