Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học

28/12/202008:20(Xem: 5355)
Tại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học

Tại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học

(Why so many Americans think Buddhism is just a philosophy)

 Tại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học-Tu viện Sakya

Hình 1: Tu viện Sakya Phật giáo Tây Tạng, tọa lạc tại  Seattle, Washington. Wonderlane, CC BY

 

Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.

 

Chào mừng đến với Phật giáo, theo phong cách Hoa Kỳ. 

 

Ảnh hưởng Phật giáo thuở Bình minh

 

Đạo nhiệm mầu và Hạnh Đức Như Lai, đại hùng đại lực, tự do bình đẳng, Phật giáo đã thẩm thấu vào tâm thức văn hóa Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Đây là thời kỳ những quan niệm lãng mạn về chủ nghĩa thần bí phương Đông đặc dị, đã thúc đẩy trí tưởng tượng của các nhà thơ, nhà triết học Mỹ, những người tinh thông nghệ thuật và các học giả sơ khai về các tôn giáo thế giới.

 

Các nhà thơ siêu việt như Henry David Thoreau (1817-1862) và Ralph Waldo Emerson (1803-1882) đã nghiên cứu sâu sắc triết học Ấn Độ giáo và Phật giáo, cũng như Đại tá Phật tử Henry Steel Olcott (1832-1907), người đã du hành đến Sri Lanka vào cuối thế kỷ 19, những thập niên 1880, cải đạo sang Phật giáo và thành lập dòng Triết học huyền bí phổ biến được gọi là Thần học, người đầu tiên nổi tiếng người Mỹ gốc châu Âu đã thực hiện một sự cải tổ đạo Phật, một nhân vật hiện đại Phật giáo vì những nỗ lực của ông trong việc giải thích Phật giáo thông qua một ống kính Tây phương.

 Tại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học-Cao Ly Tam Tạng Kinh mộc bản

Hình 2: Vị tăng sĩ Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc tại Kho lưu trữ Cao Ly Tam Tạng kinh mộc bản, Di sản Thế giới, Tổ đình Pháp bảo Hải Ấn Tự, Hàn Quốc. Bảo tàng Mỹ thuật, Boston. Lorianne DiSabato, CC BY-NC-ND

 

Trong khi đó, những người tinh thông nghệ thuật Phật giáo đã giới thiệu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về vẻ đẹp truyền thống. Nhà sử học nghệ thuật và giáo sư triết học, Ernest Fenellosa (1853-1908), nhà sử học nghệ thuật người Mỹ về nghệ thuật Nhật Bản , giáo sư triết học và kinh tế chính trị tại Đại học Hoàng gia Tokyo, cũng như đồng nghiệp Bostonia William Sturgis Bigelow(1850-1926) của ông, là một trong những người Mỹ đầu tiên đến Nhật Bản, cải đạo sang Phật giáo và say mê sưu tầm nghệ thuật Phật giáo. Khi họ trở về quê nhà, các bộ sưu tập của họ đã trở thành cốt lõi của bộ sưu tập Nghệ thuật châu Á, được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật, Boston.

 

Đồng thời các học giả đầu tiên của các tôn giáo thế giới như Paul Carus đã khiến người Mỹ dễ dàng tiếp cận giáo lý từ bi trí tuệ Phật giáo. Ông đã xuất bản “Tin Phúc âm của Đức Phật” (The Gospel of Buddha), một bộ sưu tập các truyện ngụ ngôn Phật giáo bán chạy nhất, một năm sau khi tham dự Nghị viện Tôn giáo Thế giới ở Chicago, Hoa Kỳ vào năm 1893. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, đại diện từ các tôn giáo lớn trên thế giới cùng ngồi lại bên nhau trên tinh thần từ bi, bác ái, cùng chia sẻ, tìm hiểu về truyền thống tâm linh của nhau.

 

Phái đoàn Phật giáo tại Chicago bao gồm Thiền sư Phật giáo Nhật Bản Thích Tông Diễn  (釋宗演, Shaku sōen), Cao tăng Anagārika Dharmapāla (1864-1933), nhà cải cách Phật giáo Sri Lanka,  người góp công lớn trong việc phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ, người đã nghiên cứu khoa học và triết học phương Tây để hiện đại hóa truyền thống của mình. Những Phật giáo đồ chịu ảnh hưởng phương Tây này đã trình bày truyền thống của họ cho khán giả phương Tây hiện đại của họ, như là một truyền thống không phải là thần học và huyền thoại, không có các vị thần cạnh tranh, tín ngưỡng phi lý hoặc các nghi lễ được cho là vô nghĩa.

 

Liên tục và Thay đổi

 Tại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học-Thiền sư Suzuki Daisetsu TeitarōTại sao Đa số Công dân Mỹ xem Phật giáo Đậm chất Triết học-Jack Kerouac

Hình 3: Pressmaster/ Shutterstock.com

 

Trên thực tế, Phật giáo truyền thống có nhiều vị thần, giáo lý và nghi lễ, cũng như các văn bản thiêng liêng, các linh mục được phong chức, đạo đức, sự phát triển giáo phái và các yếu tố khác mà người ta thường liên kết với bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào. Nhưng tại Nghị viện Thế giới năm 1893, các bậc thầy Phật giáo đã ưu ái trình bày truyền thống thiền định của họ cho quốc gia Hoa Kỳ hiện đại chỉ như một thực tiễn triết lý, không phải là một tôn giáo. Nhận thức này của Phật giáo vẫn tồn tại ở Hoa Kỳ cho đến ngày nay.

 

Những Phật tử đã không cố tình xuyên tạc truyền thống của học, hoặc chỉ nói người Mỹ những gì họ muốn nghe. Họ đã thành thật trong nỗ lực tạo ra một truyền thống 25 thế kỷ có liên quan đến cuối thế kỷ 19.

 

Nhưng cuối cùng họ chỉ cấy ghép vài nhánh cây Bồ đề, Hoa Bát nhã lớn hơn nhiều của Phật giáo vào đất Mỹ. Chỉ có một vài đoạn triết học, nghệ thuật và thiền định Phật giáo du nhập vào châu Mỹ, trong khi nhiều yếu tố truyền thống khác của tôn giáo Phật giáo vẫn còn sót ở phía sau châu Á.

 

Phật giáo tại Hoa Kỳ

 

Một khi đại thụ Bồ đề, Hoa Bát Nhã được trồng nơi đất Hợp chúng quốc, người Mỹ trở nên đặc biệt say mê với hấp dẫn lực huyền bí của thiền định Phật giáo.

 

Thiền sư Suzuki Daisetsu Teitarō (鈴木大拙貞太郎, Linh Mộc Đại Chuyết Trinh Thái Lang) (1870-1966), một học giả lừng danh người Nhật, người đã góp công rất nhiều trong việc truyền bá Thiền tông sang Tây phương, từng là học sinh và dịch giả của Thiền sư Phật giáo Nhật Bản Thích Tông Diễn  (釋宗演, Shaku sōen) tại Quốc hội Thế giới, đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ và trí thức hàng đầu trong thời kỳ hậu chiến. Nhờ các tác phẩm nổi tiếng của ông, và các làn sóng tiếp theo của các vị giáo thụ sư Phật giáo châu Á và Hoa Kỳ, Phật giáo đã tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của văn hóa Mỹ. 

 

Các sáng kiến công bằng xã hội, và môi trường đã thực hiện một phong trào được gọi là “Phật giáo Nhập thế” (Engaged Buddhism) kể từ khi Martin Luther King Jr. đề cử người sáng lập, một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạt động chống chiến tranh và người vận động cho hòa bình người Việt Nam Thích Nhất Hạnh, cho giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1967. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn. Dòng tu Tiếp Hiện (The Order of Interbeing) do Ngài sáng lập, Liên tục tiếp tục đề xuất các giải pháp chánh niệm, bất bạo động cho các mối quan tâm đạo đức cấp bách nhất của thế giới.

 

Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đã được làm phong phú bởi trường đại học liên kết Phật giáo đầu tiên tại Đại học Nāropā (Nāropā University), một trường đại học tư được thành lập năm 1974,  tọa lạc tại Boulder, Colorado, mở đường cho các tổ chức giáo dục đại học khác như Đại học Soka, Mỹ (Soka University of America, SUA) Đại học West, California và Đại học Maitripa, ngôi trường Đại học Phật giáo Tây Tạng nằm ở Portland, Oregon.

 

Cơ sở y tế cũng đã tích hợp giảm căng thẳng, dựa trên thiền chánh niệm vào các liệu pháp chính thống, và nhiều chương trình quản lý tức giận là một chương trình tâm lý trị liệu để ngăn ngừa và kiểm soát sự tức giận trong nhà tù, dựa trên các kỹ thuật chiêm niệm của Phật giáo như thiền minh sát Vipassanā.

 

Điều tương tự cũng đúng với ngành công nghiệp giải trí, đã kết hợp các chủ đề Phật giáo vào các bộ phim bom tấn Hollywood, ví dụ như Ma trận (The Matrix) là một bộ phim khoa học viễn tưởng, hành động Mỹ được sản xuất năm 1999 do Lana Wachowski và Lilly Wachowski đồng đạo diễn và hãng phim Warner Bros phát hành. Ngay cả các vận động viên chuyên nghiệp, cũng đã sử dụng phương pháp công phu tu tập thiền định trong chiến lược huấn luyện, và tiếp tục hiểu biết về Phật giáo Hoa Kyg, không phải là một tôn giáo của Hồi giáo, mà là một triết lý thế tục với các ứng dụng phổ cập.

 

Nhưng Phật giáo thế tục của Hoa Kỳ cũng đã gây nên một số hậu quả không lường trước được. Các tác phẩm của Thiền sư Suzuki Daisetsu Teitarō đã ảnh hưởng đến Jack Kerouac (1922-1969), một tiểu thuyết gia và nhà thơ Mỹ, một tiền thân của phong trào hippie, tác giả nổi tiếng bởi các tác phẩm “Thế hệ Beat” (Beat On Road) và “Phía sau Phật giáo” (The Dharma Bums), nhưng Thiền sư Suzuki Daisetsu Teitarō xem ông Jack Kerouac là một kẻ “mạo danh quái dị” (monstrous imposter), và ông ta chỉ tìm kiếm hành vi nhận thức tự do của Phật giáo mà không nghiêm trì giới luật.

 

Các nhà thơ Beat, hippies khác, và sau này là những người “Tự lực tự cánh sinh (New Age, DIY) thời đại mới cũng đã nhầm lẫn Phật giáo là một kiểu tự ái buông thả, bất chấp những lý tưởng cao đẹp như từ bi, bác ái. Vẫn còn những người khác đã khai thác thương mại sự hấp dẫn kỳ lạ của mình để bán tất cả mọi thứ từ “Thiền trà” (Zen tea), đến “Bia Phật Di lặc” (Lucky Buddha Beer), đặc biệt mỉa mai khi đưa ra tuyên bố truyền thống của Phật giáo thì không được lạm dụng rượu bia và các chất gây say khác.

 

Do đó, việc xây dựng phổ biến Phật giáo phi tôn giáo, đã đóng góp nhiều vào hiện tượng đương đại “tâm linh nhưng không tôn giáo”, cũng như cho phong trào thiền chánh niệm bị thế tục hóa và biến tướng hóa tại Mỹ.

 

Chúng tôi có thể chỉ vun trồng một phần của đại thụ Bồ đề và cây hoa Bát Nhã lớn hơn của Phật giáo tại Hoa Kỳ,, nhưng cắt của chúng tôi đã thích nghi, và bén rễ trong thời đại thế tục, khoa họ và thương mại hóa cao của chúng tôi. Tốt hơn và xấu hơn, đó là Phật giáo kiểu Mỹ.

 

* Ghi chú của biên tập viên: Chúng tôi đã thay đổi hình ảnh chính của tác phẩm gốc cho thấy Lama Sogyal Rinpoche tại Tu viện Sakya ở Seattle, Washington, sau những cáo buộc tấn công tình dục chống lại ông.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Conversation Media Group Ltd)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2018(Xem: 7037)
Mùa đông gió bão năm 1973, Ôn về Phật học viện Hải Đức, trong hai tuần lễ làm Phật sự. Mấy lần lên hầu thăm Ôn, đều thấy Ôn bận chỉ vẽ cho mấy Thầy xây Non Bể Bản Đồ Việt Nam, tôi cũng giúp mấy Thầy tìm mua cho ra những ngôi chùa, cái tháp, cái cầu, tượng Phật, ông câu, voi, rùa, thỏ v.v...
03/06/2018(Xem: 6385)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
01/06/2018(Xem: 30674)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
31/05/2018(Xem: 7342)
Đã định trước, sáng nay, nhằm 12 tháng Tư âm lịch, tôi lên xe máy chạy ra hướng Bắc, “độc phi hành đại đạo” qua đường lộ phẳng phiu ven bãi biển thơ mộng, mang theo sách “Động cửa thiền” và Nội san Tâm Thị để cúng dường chư tăng chùa Phổ Minh, sau lần diện kiến ngẫu nhiên hai tháng trước. Trong giai phẩm Tâm Thị kính mừng Phật Đản 2642 kỳ này, có bài viết “Ngẫu hứng Lương Sơn” giới thiệu một số hình ảnh về chùa, nên chắc chắn quý thầy sẽ hoan hỷ đón nhận.
29/05/2018(Xem: 5582)
Trong suốt thời gian hơn một tháng trời thăm hỏi, tham khảo thông tin, chạy xe lòng vòng lên xuống ngày hai buổi tìm mua một căn nhà mới ở ngoại thành để “dời đô” về mà sống thanh thản an nhàn giữa khung cảnh thoáng rộng yên bình, không có ngày nào mà tôi không thắp hương khấn nguyện, cầu chư thiên hộ pháp gia hộ đưa đẩy nhân duyên cho mình được về ở gần một chốn già lam thanh tịnh, để hằng ngày thuận duyên nương tựa Tam Bảo, hướng cuộc sống gia đình đi về một ngày mai an vui với hành trang là Chánh Pháp của đức Như Lai…
28/05/2018(Xem: 15051)
Quý độc giả có thể mua tập sách “ Bát Cơm Hương Tích” này trên trang Amazon, họ sẽ gởi đến tận nhà cho quý vị: https://www.amazon.com/dp/1720339341/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1527489669&sr=1-1
23/05/2018(Xem: 19645)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
22/05/2018(Xem: 9078)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7858)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
17/05/2018(Xem: 6273)
Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]