Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan

20/12/202018:59(Xem: 6478)
Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan

Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan

17.12.1907/17.12.2020

(The 113th National Day celebration in Punakha Dzong)

 Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Buhtan 01

Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ  của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Bhutan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua.

 

Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.

 

Tất cả khách mời đến tham dự sự kiện trọng đại bao gồm các công chức, nhà ngoại giao nước ngoài, các chức sắc đoàn thể, tôn giáo tập trung tại Cung điện Hạnh Phúc với trang phục đẹp nhất của họ và đeo khẩu trang.

 

Cựu Hoàng Thái Hậu, Gyalyum Kesang Choeden Wangchuck (Nhiếp  chính vương nhiệm kỳ 1952-1972) được hộ giá đến Cung điện Hạnh Phúc, tiếp theo là Tôn giả Jigme Choedra 70 Jekhenpo Của Bhutan-người hiện đứng đầu hệ thống tôn giáo Bhutan và Đức Quốc vương đệ tứ Vương quốc Bhutan.

 

Khoảng 9 giờ sáng ngày 17 tháng 12 (giờ địa phương), đương kim Quốc vương Bhutan, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu, Hoàng thân quốc thích đã được cung nghênh long trọng với một nghi thức Chibdrel.

 

Trong khi Hoàng tử Jigme Namgyel Wangchuck là con trai đầu lòng của Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema, và Hoàng tử thứ hai Jigme Ugyen Wangchuck trong vòng tay êm ấm của Hoàng hậu suốt buổi lễ Chibdrel.

 

Các thành viên của Nghị viện và các Bộ trưởng Nội các Vương quốc Bhutan đều tham dự buổi lễ trang nghiêm trong thể.

 

Phần còn lại của đất nước đã xem chương trình truyền hình trực tiếp từ Punakhaa, và háo hức chờ đợi điểm nổi bật của sự kiện, bài diễn văn quốc gia của Đức Quốc vương đương triều.

 

Đứng trước sự linh thiêng của nhà lãnh đạo Zhabdrung Ngawang Namgyel, thủ lĩnh tinh thần đối với người Bhutan, Đức Quốc vương của Vương quốc Bhutan, là người đứng đầu triều đại Wangchuck, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, vị nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới phát biểu trước quốc dân.

 

Đức Quốc vương của Vương quốc Bhutan đã nêu rất rõ về những cải cách cần thiết trong ngành công vụ, giáo dục và ban hành hiệu lực Kashos (Cá sở, 箇所) để thực hiện.

 

Bài diễn văn kết thúc với việc trao ba chiếc khăn choàng Lungmar cho Cư sĩ Lotay Tshering, chính trị gia, bác sĩ, Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm Vương quốc Bhutan, và Bộ Y tế, các cá nhân và tổ chức.

 

Khăn choàng cũng là những yếu tố cho thấy vị thế xã hội, bởi theo truyền thống Bhutan là một xã hội phong kiến. 

 

Sau bài phát biểu của Bệ hạ trước quốc dân, một vở kịch múa với thời lượng 45 phút do Học viện Biểu diễn Nghệ thuật Hoàng gia (Royal Academy of Performing Arts, RAPA) thực hiện, với những người địa phương tham gia bao gồm sinh viên, vũ công công Dzongkhag, Gewog Pazaps và Desuups bắt đầu.

 

Vở kịch múa được trình diễn với bối cảnh, là mô hình Punakha Dzong (Trung tâm Hành chính Vương quốc Bhutan) trên thân con voi và lịch sử được mở màn.

 

Do đại dịch Covid-19 nghiêm trọng, bữa trưa cho khách được phục vụ tại 5 địa điểm.

 

Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan đã kết thúc hoàn mãn với nghi thức cúng dường Buewa truyền thống, một biểu hiện của tình yêu và sự tôn kính từ những công dân Bhutan đối với Đức Quốc Vương.

 

Tất cả các văn phòng và cơ quan chính phủ sẽ đóng cửa để kỷ niệm Lễ đăng quang của Quốc vương đầu tiên của Bhutan, Druk Gyalpo Ugyen Wangchuck vào ngày 17 tháng 12 năm 1907. Ngày quốc lễ quan trọng nhất của Bhutan được tổ chức rộng rãi trên cả nước.

 

Druk Gyalpo là danh hiệu chính thức của người đứng đầu nhà nước Bhutan, có nghĩa là Vua rồng ở Dzongkha.

 Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Buhtan 4Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Buhtan 3Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Buhtan 2Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Buhtan 1

Tóm lược Diễn văn của bài diễn văn quốc gia của Đức Quốc vương đương triều:

(Royal Address on 113th National Day)

 

“Khi thực hiện những trách nhiệm thiêng liêng của Đức Quốc vương, với sự chân thành và tận tụy nhất của Chính phủ và Nhân dân, chính những Phúc Cát tường bởi quá khứ chư Phật, Bồ tát, Hiền Thánh tăng Long thiên Hộ pháp, và chư vị Thánh Quân vương Phật tử tiền nhiệm vô hình đã hướng dẫn chúng ta cho đến ngày nay.

 

Khi chúng ta chập chửng từng bước từ một trong những “các nước kém phát triển nhất” (Least Developed Countries, LDC) để trở thành một quốc gia phá triển, tốt thôi nhưng chưa đủ. Chúng ta phải cố gắng trở thành người giỏi nhất để bù đắp cho một quốc gia khiêm tốn của mình.

 

Chính nền công vụ mang lại tính liên tục, và ổn định trong một Chính phủ theo một nhiệm kỳ, do đó không thể quá coi trọng vai trò của công chức. Lần thứ ba, Thánh chỉ từ Trẩm ban lệnh, kêu gọi sự cần thiết phải cải cách công chức và lần này, Hoàng gia Kasho đã được ban hành để bắt đầu một cuộc cải cách lớn, nhằm làm cho nền công vụ nhanh nhạy, hiệu quả  và có năng lực hơn.

 

Khi bước vào thiên niên kỷ mới của thế kỷ 21, dường như chúng ta đã thất bại trong việc trang bị cho thế hệ trẻ của mình một nền giáo dục đúng đắn. Tương lai của quốc gia dân tộc nằm trong tay của các thế hệ trẻ, và chất lượng giáo dục mà chúng nhận được, sẽ là quyết định tương lai của đất nước. Hoàng gia (Royal Kasho) đã được ban hành để cải cách hệ thống giáo dục của chúng ta.

 

Đức Quốc vương nhắc nhở rằng, lời khuyên 400 năm trước của nhà lãnh đạo Zhabdrung Ngawang Namgyel, thủ lĩnh tinh thần đối với người Bhutan, Đức Quốc vương của Vương quốc Bhutan, về cách thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được giao cho một cá nhân vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Rằng nếu một người bắt đầu một nhiệm vụ, nó không được làm nửa vời. Dù cho trời long, đất lở, hay lửa cháy trên đầu, người ta cũng phải tận tâm, tận lực hoàn thành công việc của mình đã được triều đình và nhân dân giao phó. Và bất cứ điều gì ít hơn sẽ không mang lại điều tốt nhất trong các vị.

 

Tiếp theo đó, Đức Quốc vương cũng đã trao Huân chương, Khăn choàng cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, cho những cá nhân xứng đáng. Là những công dân cùng cội nguồn Vương quốc Phật giáo Bhutan, chúng ta vui mừng vì hạnh phúc của từng người nhận, và cầu nguyện rằng sự phục vụ của họ sẽ tiếp tục hoàn thành tầm nhìn của Đức Quốc vương.

 

Đây cũng là một dịp vui để có được cái nhìn hiếm hoi về Đệ tứ Đại đế Vương quốc Bhutan, Jigme Singye Wangchuck (ở ngôi từ năm 1972-2006) và hoàng gia”.

 

Lip video:

 

113th National Day of Bhutan | 5th Kings' Speech

https://www.youtube.com/watch?v=5gQt7QsrlxA

 

Ngyoen Sangay | National Day 2020 | Challenge Video | JNW Studio | Drukyuel Films

https://www.youtube.com/watch?v=IbIepNSCmJg

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Kuensel Online)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2017(Xem: 11604)
Ngày 3.4.2017 tại chùa 정토사 - Jungtosa -Tịnh Độ, Hàn Quốc, đạo tràng Viên Ngộ Ulsan đã tổ chức buổi Talkshow giao lưu với MC Lâm Ánh Ngọc trong khóa tu An Lạc Hành của đạo tràng nhân chuyến làm việc của MC L.A.N tại xứ sở kim chi.
05/04/2017(Xem: 6973)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về. Tại một vài khu phố nổi tiếng bạo lực ở Hoa Kỳ, khi bóng đêm buông xuống, và những hoạt động mờ ám của xã hội trở nên dày đặc hơn, người cảnh sát có khi phản ứng chậm là chết; nhưng nếu phản ứng hấp tấp và bất cẩn, có khi lại gây ra những thương tích và tử vong oan ức. Do vậy, căng thẳng là bệnh thường nhất của cảnh sát.
04/04/2017(Xem: 10107)
"Khi hành giả niệm danh hiệu Phật đến mức nhứt tâm (không xen tạp), tất cả tâm là Phật, tất cả Phật là tâm. Tâm và Phật như là một. Tôi e rằng nguyên lí và cách thực hành nầy không phải ai cũng hiểu được. Tôi luôn luôn có khát vọng xiển dương những điều đó cùng với đại nguyện của đức Phật A-di-đà nhằm cứu độ tất cả chúng sanh. Làm sao tôi dám che giấu sự thật nầy và chỉ tiết lộ cho một mình ngài? Nếu nói có một chơn lí chỉ được kín đáo tiết lộ cho cá nhân, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải Phật pháp. Tuy nhiên, dầu nói thế, lão đạo nầy có một pháp bí mật tuyệt vời của riêng mình. Hôm nay, do quí vị yêu cầu nên tôi không ngại n
04/04/2017(Xem: 8533)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 6136)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9467)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 8403)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8581)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13417)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 12117)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]