Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Korea: Kỷ niệm 40 Chu niên Phong trào PG Vận động Xã hội Dân sự Hợp tác Phát triển Quốc tế

11/12/202021:39(Xem: 6164)
Korea: Kỷ niệm 40 Chu niên Phong trào PG Vận động Xã hội Dân sự Hợp tác Phát triển Quốc tế

Korea: Kỷ niệm 40 Chu niên Phong trào PG
Vận động Xã hội Dân sự Hợp tác Phát triển Quốc tế

(10·27 40주년, 불교시민사회운동史] ⑩ 국제개발협력,上)

 Korea Kỷ niệm 40 Chu niên Phong trào PG Vận động Xã hội Dân sự Hợp tác Phát triển Quốc tế-1

Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.

 

Hơn bao giờ hết, phong trào Phật giáo vận động xã hội dân sự đã đơm hoa kết trái trong lĩnh vực hợp tác phát triển quốc tế. Trong thành quả này, việc thành lập Tổ chức phi chính phủ (NGO) hợp tác phát triển quốc tế, Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu của Phật giáo Hàn Quốc được coi là một sự kiện đặc biệt cả trong và ngoài tôn giáo. Điều này là do Phong trào “Sự tiến triển của Xã hội hóa” là một phần quan trọng trong việc mở rộng ra khỏi phạm vi quốc gia sang khu vực lân cận toàn cầu.

 

Thái Công Nguyệt Chu Đại Tông sư (태공월주대종사, 太公月珠大倧師) nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê cho biết, với tinh thần thành lập Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu của Phật giáo Hàn Quốc vào ngày 15 tháng 10 năm 2003.

 

Tinh thần của Phong trào “Sự tiến triển của Xã hội hóa”, dẫn đầu cuộc cải cách kết thúc vào năm 1995, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của cộng đồng toàn cầu. Và đến nay, hơn 20 năm sau ngày thành lập, nó đã đạt được những thành tựu đáng kể như phát triển thành một tổ chức hợp tác phát triển quốc tế, đại diện cho Hàn Quốc và Phật giáo thế giới. Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu của Phật giáo Hàn Quốc, với ý nghĩa một tổ chức hợp tác phát triển toàn cầu, được thành lập bởi các thành viên của giới Phật giáo. Tổ chức này được đánh giá là đã đặt nền móng cho lĩnh vực phát triển toàn cầu trong thế giới Phật giáo, hiện đang hoạt động sôi nổi.

 

Những thành tựu gieo hạt từ bi tâm trên khắp thế giới rất đáng ghi nhận. Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu của Phật giáo Hàn Quốc, hiện có 6 chi nhánh lớn mạnh ở các quốc gia trên thế giới. Trước hết, chi nhánh tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, được thành lập vào năm 2004, đang tập trung nhiều nhất về kinh phí và dự án quy mô. Nó đang hoạt động ở 7 khu vực, bao gồm các tỉnh Tà Keo, Kampot và Cadal, Campuchia.

 

Thái Công Nguyệt Chu Đại Tông sư chia sẻ: “Chúng tôi đã khoan được 2.459 giếng để giúp người dân có nước sạch để dùng hằng ngày. Nó đang vận hành và hỗ trợ 18 cơ sở giáo dục, bao gồm 6 ngôi trường Mẫu giáo, 10 ngôi trường Tiểu học, và 2 ngôi trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

 

Đặc biệt, với sự hợp tác của Trung tâm rà phá bom mìn, một tổ chức phi chính phủ địa phương tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, tổ chức này đã tiến hành tháo gỡ bom mìn thành công tại 52 ngôi làng và trải rộng trên diện tích 68000 pyeong. Chi nhánh Lào, được thành lập vào năm 2004, đang tạo ra hy vọng cho tương lai bằng cách thành lập tổng cộng 17 cơ sở, bắt đầu từ “Trường Mẫu giáo Dunnun Lào”, cơ sở giáo dục đầu tiên do Tổ chức từ thiện xã hội cộng sinh toàn cầu của Phật giáo Hàn Quốc xây dựng.

 

Chi nhánh tại Mông Cổ, được thành lập lần lượt vào những thập niên 2005-2007, và chi nhánh tại Kenya, Châu Phi đang thực hiện các dự án về nước sạch và giáo dục. Tại Mông Cổ, đóng được 13 cây giếng nước sạch, 2 trường Mẫu giáo, một Trung tâm Thanh thiếu niên Cộng sinh. Ngay cả tại Kenya, nơi không xa lạ với Phật giáo, trong việc truyền bá chính pháp Phật đà, gieo hạt từ bi tâm, nó đã thành lập 5 cơ sở giáo dục bao gồm 21 cây giếng nước sạch. Thông qua đó, các nỗ lực đang được thực hiện để cung cấp hỗ trợ phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Sáu ngôi làng Xanh đang được phát triển cho những cư dân Mông Cổ bị sa mạc hóa khắc nghiệt, và những cư dân Kenya, Châu Phi, thiếu kỹ năng nông nghiệp được hỗ trợ bằng cách mở trang trại Inkini như một phần của sự phát triển địa phương.

 Korea Kỷ niệm 40 Chu niên Phong trào PG Vận động Xã hội Dân sự Hợp tác Phát triển Quốc tế-2

Gần đây, tại Nepal đang được quan tâm nhiều nhất. Nepal, thành lập chi nhánh vào năm 2008, đã xây dựng được 19 cơ sở giáo dục, trong đó có 8 cây giếng nước sạch. Tổng cộng 9 ngôi trường học đã được xây dựng lại ở khu vực Sindupalchok, một huyện thuộc khu Bagmati, vùng Trung Nepal, Nepal, nơi sự sống của người dân đang bị đe dọa kể từ trận động đất năm 2005, mang đến cho học sinh một niềm hy vọng tương lai tươi đẹp. Tại Myanmar, nơi giao hòa giữa thiên nhiên nguyên sơ và chùa tháp cổ, chi nhánh được thành lập vào năm 2008, và đang vận hành 47 bể nước sạch và 10 cơ sở giáo dục.

 

Ngoài ra, tổ chức này đã tiên phuông trong việc giúp đỡ người dân địa phương Goyeo ở Lãnh thổ Hàng Hải và Volgograd bằng cách thành lập một trường học quốc gia của Hàn Quốc tại Nga. Hiện tại, dự án đã hoàn thành, nhưng được dành cho phát triển khu vực và giáo dục và y tế tại Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Việt Nam. Nó đang đi đầu trong việc truyền bá tinh thần gieo hạt Từ bi tâm của Phật giáo Hàn Quốc, sau khi cất cánh tại các địa điểm thiên tai ở ngoại quốc”.

 

Thái Công Nguyệt Chu Đại Tông sư (태공월주대종사, 太公月珠大倧師) nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê nhắc lời cổ nhân rằng: “Thiên địa dữ ngã đồng căn, vạn vật dữ ngã nhất thể” (천지여아동근 만물여야일체, 天地 萬物 一体), một khái niệm đã có từ lâu trong Đạo học và Triết học cả phương đông lẫn phương tây.  Sự ảo hóa có khả năng tạo ra vô vàn điều kỳ thú, mà sự ảo hóa đó xuất phát từ một năng lực chung, gọi là tâm. Mọi cá thể chúng sinh có một cái tâm riêng gọi là tâm chấp ngã, chấp pháp, tâm đó phân biệt mọi thứ thành ra vạn vật. Nhưng Phật pháp nói rằng tất cả mọi chúng sinh đều có chung một tâm mà Duy Thức học gọi là A-lại-ya thức. Cái tâm riêng là vọng tưởng chấp ngã chấp pháp gọi là Mạt-na thức (Manas), đó là tâm luân hồi sinh tử, bé nhỏ như cái bọt biển, còn cái tâm chung mới đích thực là tâm như hư không vô sở hữu, to lớn như đại dương, người tu hành theo Phật giáo có cứu cánh là chứng được cái tâm này, gọi là giác ngộ, thiền Trung Hoa gọi là kiến tánh thành Phật, tâm này còn có nhiều danh hiệu khác như : Chánh biến tri, Như Lai, Phật thế tôn. Vậy vạn vật nhất thể của Phật giáo chính là Tâm, đây chính là lực tổng hợp duy nhất của 4 lực cơ bản của thế giới vật chất và rất nhiều lực vô hình của nghiệp chướng trong Tam giới. Cái ý nghĩa vạn vật nhất thể được Phật giáo gọi là bất nhị. Bất nhị tức không phải là hai nhưng cũng không phải là một. Gọi như vậy mới chính xác”.

 

Sự phát tâm của các Phật tử nhận lời chỉ giáo ngày càng thêm lớn mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động tích cực của Tổ chức từ thiện xã hội cộng sinh toàn cầu của Phật giáo Hàn Quốc đã trở thành điểm thu hút đáng hoan nghênh đối với các vị trưởng lão và chư tôn tịnh đức tăng già hàng giáo phẩm Phật giáo không biên giới.

 

 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 불교신문)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2022(Xem: 11105)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6828)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3243)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 4038)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6249)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 4065)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
20/04/2022(Xem: 4873)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu, mà phải trải qua bao cuộc thăng trầm vinh nhục, đau thương và sợ hãi. Nỗi đau khổ và sợ hãi lớn nhất của con người là sự chết. Không ai muốn chết nhưng cái chết vẫn cứ đến. Cái chết đến theo chu kỳ sinh, già, bệnh rồi chết, nhưng cũng có khi nó đến bất cứ lúc nào không ai biết trước được. Cái chết chấm dứt đời sống này, nhưng rồi lại phải tái sanh qua đời sống khác hầu trả nghiệp do mình đã tạo ra. Cứ như thế mà chịu trầm luân trong sáu cõi Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi, con người cần phải tu tập buông bỏ những khát vọng luyến ái đam mê, buông bỏ những ham muốn dục lạc thế gian, hành trì quán chiếu theo lời dạy của Đức Phật, diệt tận tham, sân, si. Đức Phật là ai?
20/04/2022(Xem: 4498)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Thiền pháp này đang được dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm, ở các doanh nghiệp lớn để hiệu năng làm việc tăng cao hơn, và ở gần như tất cả các lĩnh vực có thể có.
14/04/2022(Xem: 6507)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali TIPITAKA được khai hội và đang diễn ra tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 16 trùng tụng TIPITAKA theo thông lệ hàng năm gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia,
11/04/2022(Xem: 3341)
Choden Rinpoche – thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất. Trước năm 1985, ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương, mà cũng không bị cầm tù. Thay vì vậy, ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]