Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo dục – Phong Thủy – Vận mạng

10/04/201319:08(Xem: 10047)
Giáo dục – Phong Thủy – Vận mạng

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Giáo dục – Phong Thủy – Vận mạng

Hòa Thượng Tịnh Không

Nguồn: Hòa Thượng Tịnh Không

Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?

Giáo dục cổ nhân


Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “nhân dữ cầm thú cơ hy”, con người là động vật, cầm thú cũng là động vật. Con người và cầm thú khác biệt nhau chính ở giáo dục, hay nói cách khác, nếu con người không được giáo dục, đời sống sẽ không bằng cầm thú. Không ít người đã từng nghiệm chứng, cảm thấy mình là người nhưng không an nhàn tự tại.
Con người là vạn vật chí linh, điều đáng quý nhất là chúng ta có năng lực tiếp nhận sự giáo dục, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, biết cách sống hòa thuận với nhau và với những loài động vật khác, hòa mình cùng đại tự nhiên. Nếu không thông hiểu sẽ không thể đem bổn phận con người dấn thân một cách tốt đẹp. Được như vậy, cuộc sống mới có giá trị, có ý nghĩa; đời sống tinh thần mới được đầy đủ. Cách giáo dục của nhà Nho, cụ thể là Khổng Lão phu tử, các khóa mục cũng rất có thứ tự trong đó “đức hạnh” được xem là mối quan tâm hàng đầu.
Giáo dục đức hạnh
Đức hạnh là yếu tố cơ bản để làm người, cũng chính là luân lý đạo đức mà chúng ta thường đề cập. Nếu vứt bỏ luân lý đạo đức, con người sẽ không khác gì loài động vật, mà cổ nhân thường ví von: “cầm thú mặc quần áo”. Thân tướng con người, mặc y phục con người, đội nón người,… nhưng tâm hạnh lại chẳng khác gì các loại động vật; đối với chân tướng của vũ trụ nhân sinh, không hề biết một tí gì. Nhà Phật gọi hiện tượng đó là “thọ báo”, người không những bị thọ báo mà còn tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, quả khổ không thể nào ước lượng được. Việc này chỉ cần tỉ mỉ quán sát, chúng ta có thể nhận ra và khẳng định. Do đó “giáo dục đức hạnh” là căn bản của giáo dục.
Thời xưa, bậc tiểu học, từ một đứa trẻ bảy tuổi rời khỏi cha mẹ phải theo thầy, sống chung với thầy. Thầy giáo không chỉ dạy học mà còn giáo dục ngay trong đời sống. “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, thầy giáo là tiêu chuẩn sống, hình tượng sống. Học trò cùng sống với thầy phải hướng đến thầy để học tập. Học từ đời sống của thầy, học cách đối nhân xử thế. Tiểu học chú trọng đến giáo dục đời sống, dạy cách tưới nước quét nhà, dạy tôn kính sư trưởng, hiếu thuận cha mẹ, thương yêu anh em, dạy điều cơ bản của luân thường, dạy về “trung hiếu tiết nghĩa”, “ngũ luân bát đức”.
Giáo dục học thuật
Ngoài giáo dục đời sống, giáo dục học thuật được chú trọng song song. Không giảng giải, thầy giáo xem tư chất của từng học trò. Ai có tư chất cao, mỗi ngày được thầy truyền dạy bài học dài. Thiên tư kém hơn, mỗi ngày được dạy bài học ngắn. Bài khóa thời xưa không giống giáo trình của trường học ngày nay. Sách đọc đều từ “tứ thư ngũ kinh” hay “thập tam kinh”. Mỗi ngày lên lớp, học trò được yêu cầu ngừng ngắt câu trong sách. Sau khi được thầy chỉnh sửa lại, học trò được dạy đọc đi đọc lại hàng chục lần đến thuộc lòng. Nếu không đủ năng lực, học trò sẽ chỉ được yêu cầu thuộc ít bài hơn. Thiên tư bậc nhất một ngày có thể học thuộc khoảng 700 chữ. Thiên chất trung bình có thể học thuộc 400 chữ mỗi ngày. Sau khi đã thuộc bài, thầy giáo lại yêu cầu đọc 100 lần, 200 lần cho đến thông thuộc làu làu. Vì sao cách giáo dục thời xưa lại bắt đọc nhiều biến đến vậy?, tuổi thơ sức nhớ rất tốt, sau khi đọc như vậy sẽ ghi nhớ cả đời. Do đó giai đoạn tiểu học, các vị thầy lợi dụng năng lực ghi nhớ thiên chất để buộc học trò phải ghi nhớ những điều cần thiết. Điển tích văn chương của Cổ Thánh Tiên Hiền cũng đều dạy thuộc lòng ở giai đọan tiểu học.
Khi giai đoạn tiểu học hoàn tất, ngay lúc này, nhất cử nhất động của trò đều phù hợp với lễ phép. Người Trung Quốc thường gọi là tiểu đại nhân. Không giống tuổi trẻ được giáo dục ở phương Tây ngày nay, hoạt bát, hồn nhiên, phương Đông giáo dục trẻ thơ như người lớn, cử chỉ đoan chính, một chút cũng không dám tùy tiện. Thế nên điều đó dễ phát sinh trí tuệ, mười ba tuổi vào thái học. Thái học thuộc giáo học Trung Quốc, tương đương đại học hiện nay. Phương pháp dạy thái học hoàn toàn là giảng giải, nghiên cứu, thảo luận. Thầy giáo dạy học sinh đi vào thực tiễn, không cần sách vở. Vì sao? vì những điều giảng nói, học sinh đều đã thuộc lòng. Thầy giáo chỉ nêu ra bộ sách nào, ví dụ “Lễ ký”, chương nào, dòng nào, các học trò đều có thể đọc ra được. Thầy giáo dạy học không cần mang giáo trình, học trò nghe giảng cũng không cần ghi chép. Thầy trò có thể cùng đi du ngoạn, vừa đi vừa nghiên cứu thảo luận, sau ba tháng quay về thì môn học đó cũng đã hoàn thành theo cách thức “đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”. Những vấn đề khó hiểu trong kinh điển được thầy giảng nghĩa. Nơi nào được đề cập trong kinh điển, thầy trò cùng đi đến để tham quan, khảo sát thực tế, học vấn chân thật.
Giáo dục đối nhân xử thế
Ngày nay, trong cuộc sống thường nhật, trong đối nhân xử thế, chúng ta thực tiễn áp dụng phương cách của người xưa, đó gọi là chân trí tuệ, chân học vấn. Lịch sử đã có rất nhiều người tuổi chưa tròn hai mươi đã là đồng tử, tiến sĩ, cử nhân. Tiến sĩ, cử nhân năng lực thời bấy giờ được phân bổ đến địa phương, làm trưởng huyện thị, quan phụ mẫu địa phương, đưa ra những chính sách tối ưu. Những năm đầu dân quốc, chúng tôi biết một vị đệ tử của Phật môn, tên Trương Lân, có lẽ bây giờ ông đã tịch. Trương Lân làm huyện trưởng khi tuổi vừa tròn 19.
Giáo học cổ xưa Trung quốc khác với phương thức hiện tại ở chỗ chú trọng vào học vấn thiết thực, khóa mục đơn giản, dạy làm người, vì dân phục vụ. “Học nhi ưu tắc sĩ”, quốc gia bồi dưỡng nhân tài, tuyển chọn trưởng địa phương với tiêu chuẩn “hiếu liêm”. Phương cách tuyển cử thời xưa cũng không phải do toàn dân tuyển cử mà do quan viên địa phương tuyển cử.
Triều đại xưa ban thưởng rất cao cho các thị trưởng địa phương nếu có thành tích tiến cử nhân tài. Mão quan cũng biểu trưng cho khuynh hướng này. Mão các quan thị trưởng địa phương không giống như mão thông thường. Mão được thiết kế dạng bậc thang, phía trước thấp hơn một tầng, phía sau cao hơn một tầng, gọi là mão tiến hiền, với niềm hy vọng đời sau cao hơn đời trước một bậc. Mão Đế Vương có hình chuỗi ngọc, biểu thị tâm bình đẳng đối với toàn dân.
Quan thị trưởng địa phương là người thay quốc gia đề bạt nhân tài. Họ phải đi điều tra hiếu liêm, hiếu tử, trung thần xuất thân từ người con hiếu. Con người hiếu thuận cha mẹ nhất định sẽ trung thành với quốc gia, quan tâm nhân dân, tận tâm tận lực, liêm khiết không hề tham ô. Quốc gia tuyển chọn nhân tài dựa trên hai tiêu chuẩn: tận trung, gánh vác trách nhiệm; và liêm khiết, không tham ô. Khi được tiến cử, những người con hiếu thuận ấy lại được bồi dưỡng, giáo dục.
Vì thế đời sống tinh thần người xưa khá dồi dào dù đời sống vật chất tuyệt nhiên không quan trọng. Các quan lớn thậm chí đến thừa tướng, khi về già, đa số vẩy hai tay sạch không, không có thứ gì. Họ trở về cuộc sống bần hàn, thanh cao, được xã hội tôn kính. Họ làm quan nhiều năm, không tham ô, mong cầu phú quý cho bản thân mà dốc toàn tâm toàn lực vì quốc gia trăm họ. Cả cuộc đời sống ý nghĩa, có giá trị, vì vậy đời sống tinh thần của họ đương nhiên đầy đủ, biểu hiện ngay trong đời sống “ý sách tình thơ”.
Con người trong hiện tại tuy phú quý, địa vị, nhưng thực chất họ chẳng khác những cỗ máy, không hưởng thụ, ngày ngày sống trong lo lắng phiền não, sợ được sợ mất, khổ không nói ra. Do đó vạn nhất không nên hiểu lầm rằng nghèo là khổ. Đôi khi giàu sang phú quý còn khổ hơn bội phần. Giàu không vui, không bằng nghèo mà vui; quý không an, không bằng nghèo mà an. Nghèo có an lạc, trong khi người phú quý lại không có an lạc. Nguyên nhân do đâu? Đều do giáo dục. Nếu nhận sự giáo dục truyền thống Trung Quốc, nhận được sự dạy bảo của Phật pháp, thì bất luận là người ở tầng lớp nào, phú quý hay bần tiện cũng đều có thể an lạc, đều có thể đạt đời sống tinh thần dồi dào phong phú.

Phương cách giáo dục thời nay


Cầu tiền của cho bản thân không làm chúng ta hạnh phúc, địa vị cũng không làm ta mỹ mãn nếu không có nền tảng của giáo dục luân lý, giáo dục của Phật pháp.
Phật pháp là giáo dục chánh giác, là giáo dục đại triệt đại ngộ có thể giải quyết cơ bản vấn đề. Giáo dục luân lý nhà Nho có thể giải quyết vấn đề của đời này, còn giáo dục của Phật pháp có thể giải quyết vấn đề của nhiều đời nhiều kiếp. Ấn tổ nói: “Thâm tín nhân quả, tín nguyện niệm Phật”, nếu không niệm Phật, không đem không gian đời sống của chúng ta mở rộng ra, thì chúng ta không thể gặt hái quả lành. Nếu dùng ngôn ngữ hiện tại để nói, thì thế giới Tây phương cực lạc chính là ngoài Thái không. Chúng ta có thể sanh đến ngoài Thái không, cũng như chúng ta có thể sanh đến thế giới Tây phương cực lạc. Đó là tận hư không khắp pháp giới, là khoa học đạt đến đỉnh cao. Hay nói cách khác, nơi đó bao gồm tất cả thọ dụng tùy tâm sở cầu. Muốn ăn thức ăn, thức ăn lập tức bày ra trước mặt, đây là kỹ thuật chân thật đạt đến đỉnh tối cao. Như chúng ta biết, khoa học cho rằng vật chất do năng lượng biến hiện, nhưng khoa học không lý giải được cách thức biến hiện. Thế giới Tây phương cực lạc, ý niệm chuyển biến vật chất, muốn ăn gì, năng lượng liền biến thành thứ ấy, không muốn ăn nữa, cũng không cần dọn dẹp, năng lượng tự động làm vật chất biến mất. Hiện tại chúng ta phải dùng phi cơ, hỏa tiễn,… làm phương tiện di chuyển. Thế giới cực lạc du lịch thái không, nghĩa là không dùng phương tiện, chỉ nghĩ đến đâu, thân liền đến nơi đó. Tự tại đến vậy. Phát nguyện đến tận hư không pháp giới cõi nước chư Phật, chúng ta sẽ nỗ lực để thực hiện được.
Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, chư Phật Bồ Tát khuyên chúng ta niệm Phật vãng sanh tịnh độ, đến thế giới Tây phương cực lạc, đi khắp mười phương thảy đều không chướng ngại, đến bất cứ cõi nước nào cũng được hoan nghênh, chư Phật Bồ Tát vừa nhìn thấy, đặc biệt tiếp đón. Đó mới là chân thật đại viên mãn. Được như vậy, chúng ta cần thông suốt kinh Vô Lượng Thọ, đọc kinh điển đại thừa, liễu ngộ rồi sinh khởi tín tâm mới biết được cách làm như thế nào. Cho nên, học Phật trước hết phải làm người tốt. Đừng ngồi hy vọng trở thành Phật, Bồ tát mà phải hành thiện. Cụm từ “Đốn luân tận phân” của đại sư Ấn Quang có ý nghĩa rất sâu sắc. Chúng tôi tạm giải nghĩa là “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”. Chúng ta có thể dùng tâm này để đối nhân xử thế tiếp vật, tất cả gọi là “đốn luân”. Đem chức vị công việc của mình dấn thân phục vụ chính là “tận phân”.
Đức Phật dạy, bổn phận của người xuất gia là “thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”. “Thọ trì” là tuân thủ lời giáo huấn của Phật trong kinh điển, y giáo phụng hành. “Đọc tụng”, là mỗi ngày ôn tập lời giáo huấn ấy, không thể quên được. “Vì người diễn nói” là biểu diễn, làm gương cho kẻ khác; vì người khác giảng giải. “Tận phân”, chúng ta phải dốc hết bổn phận, làm từ thiện, thức tỉnh chúng sinh giác ngộ. Giúp đỡ chúng sinh giác ngộ mới thật là từ bi cứu giúp.
“Từ tế” có ý nghĩa rất sâu rộng, tặng một ít lương thực, quần áo, đó chỉ là tiểu từ tế. “Vì người diễn nói” là đại từ tế. Phật phổ độ chúng sinh chín pháp giới, chúng ta thông hiểu đạo lý phải biết nên làm thế nào để tất cả chúng sinh đều có thể giác ngộ. Chúng sinh khi được giác ngộ, tất cả tai nạn của thế gian đều được hóa giải, được tiêu trừ. Người giác ngộ khi đó mới thật sự hạnh phúc. Không giác ngộ thì dù ở địa vị cao, tài sản vật chất đủ đầy nhưng họ không cảm thấy mỹ mãn. Cho nên giáo dục của nhà Phật rất chú trọng hai chữ “giác ngộ”.
Giác ngộ triệt để, viên mãn, cầu sanh thế giới Tây phương cực lạc, cầu sanh tịnh độ, học tập với đức Phật A Di Đà, cũng có thể phát đại nguyện, giúp đỡ tất cả chúng sinh khắp hư không pháp giới với tâm lượng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, và từ bi. “Nói lời tốt, làm việc tốt, làm người tốt” là mô phỏng chân chính của Phật Bồ Tát. “Vì người diễn nói”, gương mẫu cho xã hội đại chúng nhìn vào. Chúng tôi đi khắp nơi giảng kinh đề xướng bốn tốt: “Nói lời tốt, làm việc tốt, làm người tốt, giữ tâm tốt”, “tâm tốt” chính là: “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”. Đấy mới thật là “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, cứu độ chính mình cũng là cứu độ tất cả chúng sinh.

Vận mạng có thể thay đổi không?


Một vấn đề rất nhiều vị đồng tu quan tâm, đó là vấn đề xã hội. Nhiều người thường đi xem tướng, đoán mạng. Việc này có nên không? Đáp án của chúng tôi là nên.
Chúng ta cần hiểu rõ chân tướng sự lý này để biết được nó là thật hay giả. Mạng có hay không? Có! Mạng từ đâu ra? Là trong đời quá khứ chúng ta đã tạo tác nghiệp thiện ác mà hình thành. Trong đời quá khứ tạo nhiều việc thiện, thì mạng chúng ta tốt, tạo nhiều nghiệp ác thì mạng không tốt. Mạng không do người khác định, ngay đến thiên địa quỷ thần, Phật Bồ Tát, cùng thượng đế cũng không liên hệ. Kinh Phật cũng nói rất rõ ràng “tự làm tự chịu”. Người chân thật thông hiểu sự lý này dù gặp tai nạn to lớn đến đâu, họ cũng sẽ không oán trời trách người. Dù hành thiện cả đời, tận trung báo quốc, nhưng cuối cùng lại gặp nhiều bất hạnh, họ cũng hiểu rằng “sự thọ nhận đời này là do đời trước tạo” nên hoan hỉ vui mừng mà tiếp nhận. Nhân quả thông qua nhiều đời, không chỉ một đời. Đời này làm, đời này nhận gọi là “hiện báo”; đời này làm đời sau nhận Phật pháp gọi là “sinh báo”; đời này làm, nhiều đời sau nhận gọi là “hậu báo”. Thời gian của hậu báo có lúc rất lâu dài. Cho nên Phật pháp thừa nhận, mỗi chúng sinh đều có vận mạng, nhưng không gọi là “túc mạng”
Cũng chính vì vận mạng có thể tùy thời thay đổi, vậy làm sao để thay đổi. Nếu đã giác ngộ, chúng ta nhất định phải đoạn ác tu thiện để làm cho vận mạng được tốt hơn. Bằng không, mỗi ngày vẫn giữ tâm hại người lợi mình, tạo tác tội nghiệp, quả báo sẽ ngày càng xấu đi, vận mạng cũng xấu theo. Cho nên vận mạng có một biến số. Người ta đi đoán mạng, xem tướng đều có thể xem được rất chuẩn là vì, vận mạng tuy là biến số nhưng mức độ thay đổi không lớn, cự ly tiêu chuẩn lên xuống không đáng kể, do đó chúng ta xem được tương đối chuẩn. Nếu người đó hành đại thiện hay đại ác, biến số dao động quá lớn, sẽ không đoán được. Vậy phải làm thế nào để thay đổi vận mạng? Hành thiện lánh dữ.

Phong thủy có thật không?


Có. Người hiện đại nêu ra hai chữ “phong thủy”, cho là rất thần bí, nhưng kỳ thực hai chữ này lại rất bình thường. Hai chữ này có thể được diễn giải chính là “hoàn cảnh cư trú cùng với sự tu dưỡng của chính mình”, tâm tình đều có quan hệ. Mỗi người một ý thích, không tương đồng, người thích nước mà buộc lên núi ở, thì phong thủy của người đó không tốt, hoặc ngược lại, người thích núi bị buộc sống cạnh nước, phong thủy cũng không tốt. Vậy phong thủy tốt là hoàn cảnh mà chúng ta ở đó, cảm thấy vừa lòng, thoải mái.
Không nên bị mắc lừa mà cho rằng tôi sống nơi này không vừa ý, có rất nhiều bất trắc xảy đến. Bất trắc đó chính là nghiệp báo liên hệ rất ít với hoàn cảnh cư trú. Dù ít nhưng hoàn cảnh cư trú cũng thường dẫn đến phiền não. Một gian phòng bài trí tao nhã tạo cảm giác thoải mái cho người vừa bước vào. Gian phòng bừa bộn, dơ bẩn làm cho người bước vào cảm thấy không vui. Vậy thảy có được gọi là phong thủy? Những việc này có thể thay đổi, không cần người khác, lại càng không cần mời thầy địa lý đến để bố trí lại.
Thân mạng chúng ta bị người khác xếp đặt, chính mình không thể làm chủ, thử nghĩ xem đáng thương đến chừng nào. Người trí biết làm chủ chính mình. Trong bữa ăn, chúng tôi trân trọng nhưng sẽ cảm thấy không thoải mái khi được ai đó gắp thức ăn cho mình. Được gắp thức ăn, chúng tôi đã bị trói trong sự xếp đặt, bảo gì ăn nấy, không thể tùy theo sở thích của mình. Tâm lý này khá phổ biến. Chúng tôi thường khuyên người đừng gắp thức ăn, chúng tôi không chịu sự xếp đặt của người khác, có vẻ rất khó nghe. Nhưng nghe rồi liền giác ngộ, liền thông suốt. Chúng ta thích món gì thì khi ăn mới đạt tự tại. Tương tự hoàn cảnh sinh hoạt của mình cũng không nên nghe người khác xếp đặt. Chúng ta tự chọn lựa, cân nhắc, đắn đo, như thế mới được gọi là hiểu phong thủy.
Phong thủy tùy người mà thay đổi, sự thật này ít người thông hiểu. Anh A ở đây thì phong thủy rất tốt, gặp nhiều thuận lợi, gia đình mỹ mãn, sự nghiệp thăng hoa, nhưng anh B đến ở thì chưa chắc, thậm chí có thể gặp nhiều tai nạn. Trung Quốc có câu “bát tự bất nhất dạng”. Vì vậy, điều tiên quyết là sự phối hợp với tu dưỡng của cá nhân. Thói quen sinh hoạt, tâm lý cá nhân, hoàn cảnh vật chất cùng đời sống tinh thần được phối hợp tốt đẹp, đó chính là phong thủy tốt. Đạo lý vốn như vậy, người hiểu rõ đạo lý sẽ không chịu sự xếp đặt của người khác, chính mình hoàn toàn tự chủ bản thân.
Đôi khi thầy xem phong thủy cũng có câu nói qua loa thất trách: “đất phước người phước ở”. Họ xem phong thủy tốt, nhưng sau đó, chúng ta lại gặp điều không may, khi ấy họ dẫn câu trên để phủi trách nhiệm, cho rằng đất phước mà chúng ta không có phước. Vì vậy phải thật thấu hiểu, hà tất phải đi xem phong thủy. Chúng ta chỉ cần chuyên tu phước huệ. Có phước, không luận đến nơi nào, phong thủy sẽ tùy theo ta mà chuyển. Nhà Phật nói “cảnh tùy tâm chuyển” cũng vì đạo lý này. Tâm thiện, hoàn cảnh cư trú không tốt cũng sẽ dần dần biến tốt. Ngược lại, tâm bất thiện, hành vi bất thiện thì dù cư trú nơi phong thủy thật tốt, chúng ta vẫn gặp điều xấu. Vì vậy hãy giữ tâm tốt, hành việc tốt, làm người tốt để được hanh thông trong cuộc đời.

(Trích trong bài giảng Giáo dục-Phong Thủy-Vận mạng
của Lão pháp sư Tịnh Không)

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Chỉnh lý: PT. Giác Minh Duyên



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2021(Xem: 4419)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
01/06/2021(Xem: 4588)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
29/05/2021(Xem: 4671)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Tăng là bậc từ hòa, nghiêm tịnh Dứt trần lao, đạo quả viên thành Lục căn tịnh lặng vô sanh Ứng cúng cao thượng, phước lành thế gian . Từ quá khứ vô vàn Tăng chúng ở đương lai vô lượng Thánh Hiền Đời nay Tăng Bảo phước điền Con xin kính lễ gieo duyên Niết Bàn..''
27/05/2021(Xem: 11569)
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật (Vesak), đã được tổ chức trọng thể tại Tòa Bạch Ốc ngày hôm nay. Để tôn vinh Đại lễ Vesak, một tuyên bố chính thức từ Tòa Bạch Ốc đã được Tổng thống Biden công bố: “Jill và tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khi họ kỷ niệm Vesak, một ngày tôn vinh sự đản sanh, giác ngộ. , và Niết bàn của Đức Phật. Nghi lễ thắp sáng một ngọn đèn, biểu tượng của ngày lễ đã được tổ chức hơn 2.500 năm này, nhắc nhở chúng ta về những lời dạy từ bi, khiêm tốn và vị tha của Phật giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vào ngày này, chúng tôi cũng tưởng nhớ nhiều đóng góp của các Phật tử ở Mỹ, những người đã làm giàu cho cộng đồng và đất nước của chúng tôi khi tất cả chúng ta cùng nhau hướng tới những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. ”
27/05/2021(Xem: 10046)
Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên miên man hương vị quê nhà trở lại với mình sau hơn một năm dài vắng bóng. Lâu nay, vì đại dịch phải uống mãi trà Tàu, trà tứ xứ. Hương trà cũ lại phảng phất hồn quê khi cùng lúc có tin một bé gái người Việt thuộc thế thứ ba trên đất Mỹ đang ở cùng thành phố Sacramento với mình, vừa được giải “thi sĩ khôi nguyên” của tổ chức Thi sĩ Tuổi Trẻ Toàn quốc (National Youth Poet Laureate - NYPL) tại Hoa Kỳ: Đó là Alexandra Huynh (Huỳnh Thụy An), 18 tuổi, vừa đoạt giải.
27/05/2021(Xem: 7478)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
26/05/2021(Xem: 4818)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5135)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4626)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3822)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]