Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạ ơn Đời và Tạ ơn Người

30/11/202009:23(Xem: 5902)
Tạ ơn Đời và Tạ ơn Người


thanks-giving


TẠ ƠN ĐỜI & TẠ ƠN NGƯỜI






“Cảm  ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

Cảm ơn vì sáng nay tôi còn nghe được tiếng nói, tiếng cười của người thân, bạn bè. Nhìn xuyên qua khe cửa, lá trên cây đã bắt đầu đổi màu, biến những hàng cây xanh ngày nào thành một bức tranh hỗn hợp nhiều sắc màu. Vài cơn gió lành lạnh lại bắt đầu thổi về mang theo bao hồi ức vui buồn lẫn lộn.

Tôi lặng lẽ ngồi đây như ngồi giữa thiên đường của thời xa xưa ấy. Tôi luôn biết ơn sâu sắc đến quý Phật tử xa gần đã hỗ trợ và đồng hành cho NVNY trong suốt chặng đường 5 năm qua. Nhất là những thiên thần đáng yêu tại Las Vegas, sớm hôm luôn bay về nâng đỡ cho Ni Viện khi cần.

 Năm 5 về trước, lần thứ tư tôi đặt chân đến đất nước xinh đẹp vĩ đại này. Tôi tận hưởng vẻ đẹp của những cánh đồng bất tận, nơi an nghỉ của ánh sáng mặt trời, nơi các đóa hoa tỏa hương thơm vào không gian; và tôi khám phá các ngọn núi tuyết cao sừng sững hiên ngang giữa trời đất, ở đó tôi tìm thấy sự thức giấc tươi mát của mùa Xuân, lòng khao khát đầy màu sắc của mùa Hạ, các bài ca dư âm của mùa Thu, huyền bí  đẹp tuyệt trần của mùa Đông, và những góc khuất thao thức ẩn hiện trong tâm hồn  tôi.  


Những lúc mà chúng ta rơi vào những tình cảnh bi thương nhất. Tôi còn nhớ vào 5 năm trước sức khỏe  của tôi rất tồi tệ, buổi chiều năm đó tôi phải cấp tốc vào bệnh viện, nhưng tôi không có bảo hiểm y tế  phải tốn rất nhiều tiền, thế nhưng may mắn lại đến với tôi, một người y tá đứng tuổi, Bà đã giúp tôi khẩn cấp trong 1 tuần có thẻ bảo hiểm y tế, nên tôi đã không phải trả bất cứ chi phí nào cho cuộc điều trị.... Không bao giờ tôi quên cử chỉ ân cần kèm theo ánh mắt cảm thông của người y tá đầy nhân hậu, trong buổi chiều mùa Đông năm ấy.

 
Tôi luôn biết ơn sâu sắc đất nước Hoa kỳ đầy lòng nhân ái và tự do … Nước Mỹ đã cho tôi rất nhiều cơ hội, nó luôn ẩn sâu trong trái tim tôi, cảnh vật và con người nơi đây. Nhất là các bác sĩ Đông y và Tây y đã hồi sinh cho tôi một kiếp sống mới.


Con người có mặt giữa cuộc đời hiện thực này với đủ những khía cạnh trái ngược: hạnh phúc và đau khổ, dịu dàng và tàn ác, gian nan và êm ả, kiên cường và yếu đuối v.v... Nghĩa là long lanh trong nước mắt và tươi rói trong nụ cười.

Con người sinh ra trong đó có Cái đẹp, Tình yêu, Chân lý, đều là tinh thần được xuất hiện từ định nghiệp riêng. Đau khổ và nghèo cực, chân lý có thanh tẩy tâm hồn con người, cho dù tâm trí yếu đuối hay mạnh mẽ của chúng, tôi vẫn thấy trong vũ trụ không có gì đáng giá, ngoại trừ sự thanh thản nơi tâm hồn và hạnh phúc luôn có mặt.


Dù có khó khăn khốn đốn thì chúng ta cần phải dừng lại để nhìn lại mọi thứ, để ngồi lại với nhau bằng tình yêu thương thật sự, để chúng ta cùng nhau thực hiện những lý tưởng đúng với lời phật dạy đó là  lòng NHÂN TỪ …...

Thay vì tàn phá mọi thứ thì cùng nhau xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta là với lòng bi mẫn, vị tha và hướng đến con đường giải thoát cho mình và cho người. Mỗi ngày chúng ta nhớ rằng, chúng ta là những người học Phật, tu Phật chúng ta cần phải yêu thương nhau và tha thứ. Nhẫn nhịn những điều khó nhẫn … tha thứ những việc khó tha… Làm được như thế mới xứng đáng là con của Phật.

Chúng ta đã ngày đêm làm việc cực lực là để bảo vệ che chở cho những người thân yêu của chúng ta. Nhưng trong tôi không bao giờ quên những gì đã và đang thọ ơn, những gì đã làm cho cuộc đời tôi có thêm hương vị và nhiều sắc màu. Mỗi ngày trôi qua tôi luôn biết ơn về những điều ấy.


Mỗi sáng thức giấc tôi ngồi thật yên lặng nhìn lại tâm mình và cầu nguyện cho những người bệnh tật, đau khổ, kém may mắn. Tôi đã từng chứng kiến và lắng nghe nhiều câu chuyện của mỗi người phải đối diện với sinh ly tử biệt... Khi trở về một góc riêng của mình, tâm hồn tôi luôn trĩu nặng với nhiều suy tư cho một kiếp người... Cứ như thế nước mắt tôi đã rơi.

Chúng ta đã đi xuyên qua một năm đầy bi thương và mất mát. Cơn bão vô thường đã thổi qua đất nước Hoa kỳ đáng yêu và xinh đẹp của chúng ta, mang theo một chất độc Covid -19 đã cướp đi bao sinh mạng, vố số người mất phương hướng rơi vào tuyệt vọng đã phải kết liễu và từ bỏ cuộc sống này, chia ly vô số cặp vợ chồng, con cái phải lìa xa cha mẹ, mấy ngàn trẻ em lưu lạc chốn nào khi cha mẹ chúng buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Chúng ta có nhiều sự lo lắng và bất lực trước cơn bão vô hình Covid- 19, có những lúc chúng ta cố giấu đi cảm xúc đau buồn của chính mình …

Phải học cách chịu đựng, vạn vật trong vũ trụ đều phải theo quy luật của thiên nhiên và ta cũng là một sinh linh nhỏ bé trong vũ trụ bao la ấy, nên ta chấp nhận và hòa mình vào trong vòng quay của vũ trụ. Bằng cách giản đơn là biết chấp nhận....và dung chứa những gì tới với chúng ta, ở bên ta, không đòi hỏi gì nhiều, bởi lẽ đó là cái duyên của ta và vạn vật.

Đòi hỏi chúng ta đào luyện rất nhiều cả thân và ý.  Thân ta không run rẩy trước thất bại, Ý ta không lung lay trước khó khăn, cho mình một cơ hội làm mới mọi thứ để bước đi kế tiếp không ngăn ngại.

Mỗi trong chúng ta đều có một sức mạnh riêng giúp ta vượt qua mọi khó khăn thách thức trong cuộc sống. Không cần phải nhớ mãi một lỗi lầm đã cũ, một lời nói không hay, hãy buông bỏ, thứ tha cho người và cho cả chính bản thân mình.

Cuộc sống có quá nhiều khó khăn phải đối mặt rồi, cần chi phải tạo áp lực cho tâm hồn mình nặng trĩu ….

Và thời gian an bình trên xứ người. Kỷ niệm nhiều không kể xiết. Có những giây phút rất muốn giữ lại trong trí nhớ, nhưng cũng có những khoảnh khắc muốn quên nhưng không thể nào quên được.

Những ơn nặng nghĩa sâu. Nhớ để cảm ơn đời, cảm ơn người. Trên tất cả xin được nói lời cảm ơn nước Mỹ, cảm ơn miền đất không phải nơi tôi sinh ra, nhưng chắc chắn sẽ ôm ấp tôi những ngày còn lại. Cảm ơn một đất nước có thể không hẳn là thiên đường nhưng chắc chắn không là địa ngục.

 

Cảm ơn Mẹ, người đàn bà vĩ đại đã dành hết tuổi thanh xuân và đời mình cho chồng cho con. Người đàn bà góa chồng ở tuổi 39, một mình với 5 đứa con còn nhỏ dại, lặn lội để tồn tại qua những nhiễu nhương trong chiến tranh, vượt qua từng ngày, trải qua từng bữa.
Xin chắp tay tạ ơn và cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ cùng cả thế giới, nơi mà chúng ta đã và đang sống trở nên thịnh vượng, an bình, mỗi ngày thêm tốt đẹp, mọi người đến với nhau gần hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Bình yên mỗi ngày, đủ sức để vượt qua những ngày tháng tồi tệ nhất của năm 2020.

 Xin chắp tay cầu nguyện cho đại gia đình của các vị mỗi ngày an lành trong nụ cười bình yên của Chư Phật.

Viết tại Như Ý Ni Viện, Mùa Đông năm 2020

TN Tâm Vân







***

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2015(Xem: 9359)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.
12/11/2015(Xem: 11456)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
12/11/2015(Xem: 10680)
Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2015 (18/09 năm Ất Mùi) tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính dâng Y Kathina do Phái đoàn Đại diện Quốc Vương Thái Lan cúng dường. Phái đoàn Đại diện Vương Quốc Thái Lan có ông Prả-chuộp Chằy-yả-xán - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái - Việt, Đại diện Quốc Vương Phu-mí-phôn Á-đul-yá-đệt và Hoàng gia Thái Lan; cùng các thành viên, các Phật tử Thái Lan tháp tùng trong phái đoàn.
12/11/2015(Xem: 8290)
"...Các con hy sinh một chút xíu, dễ thương một chút, nhẫn nhịn một chút xíu thì ngay trong đời sống này các con đang tập luyện một đức tính của ngọc." Hôm nay Thầy sẽ nói chuyện với các con về đề tài "Đá biến thành ngọc". Sao gọi là đá biến thành ngọc? Thầy mới đọc một cuốn sách và chính cuốn sách đó gợi ý cho Thầy buổi nói chuyện với các con hôm nay. Trong đó, tác giả đưa ra một hình ảnh rất bình thường, cụ thể về một hòn đá sỏi, lăn lóc vô tri giống như là một hòn đá màu xanh mà mình đi đạp thường ngày và không ai để ý tới nó.
11/11/2015(Xem: 9749)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 7223)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9546)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
07/11/2015(Xem: 8863)
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường..
06/11/2015(Xem: 12782)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
05/11/2015(Xem: 8469)
Chuyến tàu chở chúng tôi từ Paris về ga Saint Foy La Grande đúng không sai một phút. Xuống tàu tìm mãi không thấy ai đón. Chúng tôi ra ngoài cửa ga đợi nửa tiếng vẫn không thấy ai. Thế là bắt đầu sốt ruột. Tìm lại trong người và hành lý thì hoàn toàn không có điện thoại của Làng Mai, không có địa chỉ. Nghĩ lại thấy mình thật là không cẩn thận, không chu đáo. Biết đi đâu bây giờ. Từ ngày rời Việt Nam tôi không hề dùng điện thoại, chỉ check email và vào facebook up tin một chút vào buổi tối mới mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]