Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Độ ta không độ Chàng

28/11/202012:57(Xem: 5589)
Độ ta không độ Chàng

Độ ta không độ Chàng
buddha-455

Chàng vẫn thường chê tôi, chỉ giỏi phân tích sự kiện chứ không có đầu óc tổng hợp. Được rồi! Hôm nay tôi sẽ tổng hợp tất cả các bài Pháp của các Vị nói về đề tài nóng bỏng đang thiêu đốt các dân cư mạng, chỉ một bài hát thôi mà số người lướt sóng lên đến hàng chục triệu lần. Chẳng là gì cả, chỉ câu truyện tình liên quan đến chốn Thiền Môn, chàng là ông Thầy Tu, nàng là cô Quận Chúa. Thuở bé nàng vẫn thường theo cha đến Chùa, Tể tướng thì đàm đạo với Đại Hòa Thượng, tiểu thư "nhí" chơi đùa với "tiểu" Hòa Thượng, hay mua kẹo Hồ Lô tặng chú tiểu, cũng một loại "Tình yêu đi qua bao tử". Thế rồi thời gian thấm thoát thoi đưa, sau mười năm cặp đôi này trở thành một đôi trai thanh gái tú. Nàng đòi ở luôn trong Chùa, nhất định không chịu về, Chàng Thầy tu phải đuổi về vì phạm giới luật của một Chùa Tăng. Thế là Nàng ra đi để rồi mất dấu chân chim, một thời gian sau nghe tin Nàng tự vẫn vì bị tên Thái Tử háo sắc làm nhục. 

Vị Thầy kia đau đớn, ca bài "Độ ta không độ Nàng" một cách bi thương:

 

Phật ở trên kia cao quá!

Mãi mãi không độ tới Nàng... 

 

Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt, có lẽ không sai lạc gì nhiều với Phật giáo. Ta có thể đem kinh điển ra giải thích cho vị Thầy kia đừng ngồi đó kêu gào, tại sao Phật từ bi đến thế mà Ngài không chịu độ Nàng, để cho Nàng phải chết tức tưởi như thế! 

Vị Thầy đó nên giở Kinh Pali ra đọc lại, trong đó có câu: "Độ ngã bất độ tha", nghĩa là Phật chỉ độ ta, vì trong ta có Phật; không độ Nàng, vì trong Nàng chỉ có hình bóng vị Thầy và tràn ngập những ái nhiễm, làm sao Phật độ được mà kêu gào.

Hay nói dễ hiểu hơn là Phật chỉ độ người có duyên thôi! Vào thời xa xưa Phật chỉ thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa thành Phật, chứ không độ được cái ông anh họ lúc nào cũng lăm le tìm cách hại Người. Cũng như câu chuyện bà vợ của Trưởng giả Cấp Cô Độc, cứ hay cằn nhằn chồng đem tiền vàng ra cúng cho giáo đoàn của Đức Phật, đến Phật còn phải bó tay với người đàn bà lắm lời này! Thế nhưng chú tiểu La Hầu La lại độ được bà ta, vì nhân duyên trong một kiếp nào đó họ là mẹ con với nhau, vừa gặp mặt đã thương nhau rồi.

 

Thế nhưng câu chuyện với đoạn kết thật đời thường, như những phim kiếm hiệp: "Nợ máu phải trả bằng nợ máu", bài bác cái tinh thần "Lấy từ bi xóa bỏ hận thù" của đạo Phật. 

Không thể nào có hình ảnh một ông Thầy tu, nghe tin người yêu của mình bị chết một cách tức tưởi đã cởi áo tu, cầm gươm đi giết người để báo thù. Người thường còn không làm nổi huống gì một ông Thầy tu!

 

Trong câu chuyện này có nhiều điểm không được lô-gíc cho lắm! Chẳng hạn như ông Thầy tu suốt đời ở trong Chùa tu hành, chỉ biết cầm chuông gõ mõ, chưa biết cầm dao cho dù giết một con muỗi. Thế mà Ngũ Lực của ông ở đâu không trổi lên kìm hãm việc cầm gươm đi tìm tên Thái Tử để đâm vài nhát hay chặt đầu.

 

Một điểm vô lý nữa, Thái Tử đi đến đâu cũng được "Tiền hô hậu ủng", lính Ngự Lâm Quân túc trực kề bên, một vị Thầy tu trói gà không chặt làm sao đến gần để báo thù.

Tôi nghe xong câu chuyện, chưa kịp phân tích lời bài hát đã tức cành hông rồi!

 

Ấy thế mà bài hát đã được số đông mọi người yêu thích điên cuồng, vặn đi vặn lại hát theo đến thuộc lòng. Các quán cà phê nước ngọt cho hát ra rả suốt ngày, các tài xế lái xe đường trường bắt hành khách cùng cảm thương cho nhân vật và lời ca của bản nhạc.

Ôi, cả một hiện tượng kỳ lạ chỉ xảy ra tại đất nước Việt Nam ta. Chứ nơi xuất xứ bài nhạc tại nước láng giềng khổng lồ lại không thành công cho lắm. Nếu bản nhạc này đưa qua các nước Hồi giáo, Ả Rập hay Ấn Độ, chắc chẳng chiêu cảm được ai.

Nhưng vào Việt Nam lại "hot" đến không ngờ, điều này chứng tỏ Phật giáo đã đi vào lòng muôn dân, tuy nội dung bài hát vẫn còn lạc điệu không đúng với kinh điển, nhưng qua bài hát thiên hạ biết đến Đạo Phật, biết các từ ngữ Phật học qua lời bài hát.

 

Đến độ một bác tài người Công giáo, chở phái đoàn hành hương đi xa, miệng lẩm nhẩm hát theo lời bài ca "Độ ta không độ Nàng" một cách say sưa. 

 

Để không bị loạn tâm, tôi không nhắc tới lời bài hát nguyên thủy, chỉ trích đoạn lời cải biên của một vị Thầy nào đó, tôi tình cờ tìm thấy trên mạng với tựa đề "Tự thân Nàng hãy cứu độ Nàng":

 

Phật ngự tòa uy nghi quá. 

Cứu giúp nhân sinh khổ nạn.

Đời người còn si, dục, tham. 

Cứ mãi không buông xác phàm. 

 

Vào chùa tịnh tâm hỡi nàng.

Bồ đề xin kết thiện duyên.

Kệ kinh ngày đêm gìn giữ.

Lòng ta nguyện hướng thế tôn.

........

 

Tự mình soi gương phản chiếu. 

 

Ngày ngày chánh pháp tịnh tu.

Tự thân nàng ơi hãy độ nàng.

 

Nếu Nàng làm đúng như lời bài hát trên, khỏi cần cầu xin Phật độ, tự động Chánh Pháp của Phật đã độ cho Nàng rồi. 

 

Nhưng xét theo tâm người đời, tôi trộm nghĩ, nếu lời bài hát nguyên thủy đúng theo chánh pháp như trên, chắc đã không nổi tiếng đi vào lòng người như thế! Cứ đem chuyện tình Lan và Điệp ra đối chiếu, tôi thấy cũng hơi na ná. Nhắc đến cửa Chùa, thiên hạ lại đem chuyện Lan "Cắt đứt giây chuông" với Điệp ra ca vọng cổ. Thấy ai còn trẻ đi tu, họ cũng gán cho cái "mác" thất tình nên mới đi tu. Kiến thức về Phật giáo chỉ bấy nhiêu thôi, nhưng ai ai cũng biết Ông Phật rất từ bi. Cứ đau khổ thất tình kiếm cổng Chùa bước vào là an toàn hơn uống thuốc chuột, hay nhảy lầu tự vẫn.

Cứ nghĩ đến Phật, chắc chắn Phật sẽ độ ngay, chân lý này không bao giờ thay đổi. 

 

Bắt đầu cho câu truyện này là tác phẩm "Tắt lửa lòng" của nhà văn Nguyễn Công Hoan thời Tự Lực Văn Đoàn vào những năm "Mi-nớp-xăng cà cộ". Sau các nhà soạn giả cải lương mới viết tuồng "Hoa rơi bên cửa Phật" lấy không biết bao nhiêu là nước mắt của người xem, dĩ nhiên trong đó có tôi. Cô đào cải lương nào muốn đoạt giải "Tiếng ca vàng thủ đô" phải biết ca thật mùi sáu câu:

 

Tín nữ ơi, tín nữ đi tu làm sao cho thành chánh quả.

Bởi vì lớp phấn son còn đọng trên đôi má... phong... í... trần...

 

(Hình như câu này nằm trong vở Nửa đời hương phấn thì đúng hơn!). 

 

Trở về chuyện cô Lan của Tắt lửa lòng, nàng Lan đã vào Chùa thế phát xuất gia, cạo tóc nhưng chưa cạo tâm nên vẫn sầu muộn bi thương biến thành tâm bệnh mà chết. Uổng quá đi thôi! Giáo Pháp của Như Lai vi diệu đến thế mà nàng không chịu học, đầy rẫy những pháp môn cứu khổ nàng không chịu đem ra áp dụng.

 

Chết thật lãng nhách! Điệp của nàng khóc lóc vật vã một thời gian rồi cũng lấy vợ khác thôi. Nói theo bọn trẻ là "Show must go on" như bài hát nổi tiếng của Queen, diễn Nôm là "Rồi cuộc đời vẫn trôi", trôi mãi. 

 

Trở lại câu chuyện tình của tôi và Chàng. Thế tôi có độ hay cứu vớt gì cho Chàng không? Cứ để Chàng nhớ nhung, luyến tiếc mãi cuộc tình không lối thoát này làm sao sống an lạc được.

Có bạn nhắc nhở, tôi có hoang tưởng không? Cả mấy tháng nay không nhận được tin tức gì của Chàng, làm sao dám quả quyết là Chàng đang khắc khoải. Ấy! Tôi nói có sách, mách có chứng, hôm qua vừa vào Facebook của Chàng moi tin tức, Chàng viết rành rành như thế này:

-  Anh còn nợ em...

Đòi nhau kỷ niệm thế này, lấy đâu ra mà trả? 

Ai cũng không chịu trả có khi còn bi kịch hơn nữa... 

 

Chàng còn nợ tôi ghế đá công viên, còn nợ những buổi hẹn hò ở quán Coffee Time, hay món Bún đậu chấm tương tại quán Phủi. Hai đứa ở hai phương trời cách biệt thế này lấy đâu ra mà trả? Chàng không chịu trả, tôi đây cũng không, có khi còn bi kịch hơn nữa... 

 

Vậy bi kịch nào có thể xảy ra? Cùng lắm là như Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, cả hai đều biến thành đôi bướm bay chập chờn bên nhau. Chẳng làm hại ai cả, chỉ làm đẹp cho đời! 

Còn hẹn nhau kiếp sau ư, khi hiểu đạo tôi đây xin kiếu! Cứ nhìn mấy đời mấy kiếp tôi đi tìm anh kép hát đã thấy tởn thần rồi, biết rõ vậy mà vẫn chui đầu vào được sao?

Dạo này tôi hay đi du lịch với cô bạn học thời áo trắng, Sen Ngọc rất đằm thắm như các cô gái Hàng Đào thời cổ xưa. Nhưng đóa sen này đã nhuốm nhiều bụi trần của cuộc đời nên nhìn đời hết bằng con mắt màu hồng. Nàng thấy tôi và Chàng cứ đòi nợ nhau bằng ghế đá công viên, hay vài ly cà phê vớ vẩn, bèn lên tiếng bày tỏ nỗi lòng:

 Tớ thèm vào ghế đá công viên, trả nợ phải bằng sổ hồng hay sổ đỏ hoặc iPhone mới quan tâm. 

 

Cô nàng có biết đâu tôi nợ Chàng một món nợ ân tình thật sâu đậm, bây giờ Chàng có đòi kiểu gì tôi cũng vui vẻ trả nợ. 

Nợ tiền còn trả được nhưng nợ tình biết trả sao đây? Hở Chàng?

 

Trước khi bước qua chương khác, tôi phải tổng kết lại ý tứ, nội dung của chương đã được lấy ra để làm tựa đề cho cả một trường thiên. Chương này là cốt lõi của cả một vấn đề sinh tử tôi muốn gửi gấm đến Chàng. 

 

Cả đời tôi đi tìm tôi, tìm kiếm mãi mới nhận ra rằng, chỉ có ta mới độ được cho ta mà thôi. Tất cả các giáo pháp, lời hay ý đẹp đều là phương tiện cho ta nương theo để đạt được cứu cánh. Mục đích sau cùng vẫn là làm sao sống cho được an lạc, từ thân đến tâm, mỗi phút giây sống là một tặng phẩm của đất trời. Chàng không thấy tôi mỗi ngày đều gửi cho Chàng qua Viber ít nhất một tấm hình cười toe toét, cười rạng rỡ. Một nụ cười khiến ai nhìn thấy cũng hoan hỷ, cũng đọc thấu suốt được cái tâm của người mẫu, đã vào lứa tuổi Nhìn những mùa thu đi, nhưng vẫn tràn đầy nhựa sống.

Tôi hứa với lòng, cho dù biết mình ngày mai sẽ chết, hôm nay tôi vẫn cười rạng rỡ. Ấy chết! Nhỡ mình lúc đó đang bị "Vô Thường Lão Gia" dần cho một cơn bệnh thập tử nhất sinh, không biết có còn đủ sức để cười mếu máo, chứ nói chi đến rạng rỡ mà hứa với lòng! 

Sang đến mệnh đề hai, "Không độ Chàng". Như đã nói từ đầu chương, Chàng phải tự độ lấy Chàng, tôi chỉ mang đến cho Chàng niềm vui và nụ cười. Nguồn năng lực của tôi có chiêu cảm được Chàng, bắt Chàng phải bắt chước tôi buông bỏ mọi phiền muộn, khổ đau của cuộc đời để sống đời an lạc, giản dị. Chàng có muốn như thế không? Hay muốn mà làm không được?

Chàng hãy tự độ cho mình!

 

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

2020.




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2021(Xem: 3910)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6332)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6517)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 4195)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8568)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5796)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 16004)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 11173)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 8261)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
22/06/2021(Xem: 4654)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]