Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan, Afghanistan

23/11/202019:25(Xem: 4852)
Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan, Afghanistan

Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan, Afghanistan

(Buddhist Stupa Renovated in Afghanistan’s Parwan Province)

 Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan Afghaistan-1

Các quan chức Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan cho biết, đã hoàn thiện công việc trùng tu Bảo tháp Phật giáo lịch sử tại tỉnh Parwan, Afghaistan.

 

Theo dự đoán của các quan chức, Bảo Bảo tháp Phật giáo lịch sử 1.850 năm là một trong những di sản văn hóa ở miền trung Afghanistan và trong tương lai có thể thu hút hàng nghìn di khách.

 

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hàng chục di tích có từ thời Hoàng đế Kanishka, Đế quốc Quý Sương, (tức Đế quốc Kushan, vào khoảng thế kỷ thứ 1–3 là một cường quốc cổ đại tại Trung và Kanishka).

 

Bảo tháp cao 33 mét nêu trên tọa lạc ở phần phía nam của dãy núi Hindukusd – bên phải nam thành phố Charikar, trung tâm của tỉnh Parwan, Afghanistan.

 

Lịch sử của Bảo tháp Phật giáo bắt nguồn từ Pagram, là nơi mùa hè của Đế chế Kushans dưới thời trị vì của Hộ pháp vương kiệt xuất, Hoàng đế Phật tử Kanishka.

 

“Theo tiếng Phạn, Bảo tháp có nghĩa là Ngọn đồi” Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Parwan, Mohammad Rustam Rustamzada cho biết, “cấu trúc của các Bảo tháp Phật giáo giống như một ngọn đồi, và chúng có chóp tháp có hình tròn”.

 Trùng tu Bảo tháp Phật giáo tại tỉnh Parwan Afghaistan-2

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra một ngôi già lam cổ tự Phật giáo cách Bảo tháp 20 mét.

 

Một quan chức trong Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Parwan, Abdul Ghafar Raufi cho biết, “Trong căn phòng này, có 4 pho tượng. Ba trong số các pho tượng lớn có một pho tượng nhỏ. Cho đến nay chỉ có đôi chân của pho tượng này được phát hiện”.

 

Abdul Hamid, một nông dân ở tỉnh Parwan cho biết, anh ta đã canh tác những vùng đất xung quanh Bảo tháp Phật giáo cổ, nhưng anh ấy không biết rằng khu vực này từng là trung tâm của một vị Đế vương.

 

Abdul Hamid, anh nông dân nói: “Tôi đã già rồi, không có bất kỳ nguồn thu nhập nào khác hơn. Tôi hy vọng họ sẽ cung cấp tiền cho vùng đất của tôi”.

 

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Du lịch Saeeda Muzhgan Mustawawi cho biết, “Hàng năm chúng tôi tu bổ từ 40 đến 50 di tích lịch sử. Những địa điểm di tích văn hóa lịch sử nằm ở các tỉnh an toàn, thì mới thu hút du khách trong và ngoài nước, nhưng điểm ở chỗ các tỉnh không an toàn thì chúng tôi không thể tiếp cận được, và Bộ Thông tin và Văn hóa Du lịch tiến hành các hoạt động tu bổ”.

 

Hiện Bảo tháp Phật giáo này vẫn chưa mở cửa cho du khách thập phương hành hương chiêm bái.

 

Lip video:

 

بازسازی و مرمت سازی استوپۀ بوداییان در پروان

https://www.youtube.com/watch?v=EF2tLIBSrzc&feature=emb_logo

 

بازسازی و مرمت سازی استوپۀ بوداییان در پروان

https://www.youtube.com/watch?v=EF2tLIBSrzc

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: TOLOnews)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 10346)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 8327)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 7629)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12792)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 8973)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 10315)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 11112)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8690)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8695)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11780)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]