Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sau 6 Thập kỷ, lần Đầu tiên nhà Lãnh đạo CTA Viếng thăm Tòa Bạch Ốc Mỹ

23/11/202019:21(Xem: 5197)
Sau 6 Thập kỷ, lần Đầu tiên nhà Lãnh đạo CTA Viếng thăm Tòa Bạch Ốc Mỹ

Sau 6 Thập kỷ, lần Đầu tiên nhà Lãnh đạo CTA  Viếng thăm Tòa Bạch Ốc Mỹ

 (Tibetan political leader makes visit to White House for first time in six decades)

 Sau 6 Thập kỷ, lần Đầu tiên nhà Lãnh đạo CTA  Viếng thăm Tòa Bạch Ốc Mỹ-1

Hôm thứ Sáu, ngày 20/11/20202, theo thông cáo báo chí của Cơ quan Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) rằng, lần đầu tiên lãnh đạo CTA được Chính phủ của Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump mời đến Tòa Bạch Ốc trong 60 năm để gặp Điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng Robert Destro.  Động thái này khiến nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tức giận hơn nữa.

 

“Chuyến viếng thăm hôm nay là một sự thừa nhận về cả hệ thống dân chủ của CTA và người đứng đầu lãnh đạo chính trị Chính phủ Tây Tạng lưu vong” theo thông cáo báo chí của Cơ quan Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, “Cuộc họp chưa từng có tiền lệ này, có lẽ tạo ra hài hòa lạc quan cho sự tham gia của CTA với các quan chức Hoa Kỳ và thức hóa hơn trong những năm tới”.

 

Ngày 21 tháng 11 vừa qua, hãng Reuters bình luận rằng, cuộc gặp gỡ này đã diễn ra vào thời điểm một loạt các vấn đề như chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, cuộc khủng hoảng ở Eo biển Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông và đại dịch hiểm ác Covid-19 đã đưa quan hệ Trung-Mỹ đến mức đóng băng. Dự kiến, động thái này của Hoa Kỳ có thể khiến nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thêm tức giận.

 

Theo hãng truyền thông Reuters, các quan chức nhà cầm quyền ĐCSTQ trước đây đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ đã lợi dụng Tây Tạng để mưu đồ thúc đẩy “chủ nghĩa ly khai” ở Trung Quốc. Nhà cầm quyền ĐCSTQ từ chối tiếp xúc với ông Robert Destro, Điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng và cáo buộc Tiến sĩ  Luật Lobsang Sangay, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong là một “phần tử ly khai”. Đối với vấn đề Tây Tạng, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng “Từ xưa đến nay, Tây Tạng là lãnh thổ của Trung Quốc và công việc của Tây Tạng hoàn toàn là việc nội bộ của Trung Quốc, không một thế lực bên ngoài nào có thể được phép can thiệp”; đồng thời khẳng định “vấn đề liên quan đến Tây Tạng không phải là vấn đề dân tộc hay tôn giáo, cũng không phải là vấn đề nhân quyền, mà là một vấn đề nguyên tắc quan trọng liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc” .

 

Đầu tuần này, hãng truyền thông Reuters cũng cho biết, Tiến sĩ  Luật Lobsang Sangay, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong đã tổ chức một số cuộc họp trực tuyến, thảo luận về “Luật ủng hộ và Chính sách Tây Tạng” và các vấn đề khác với ông Jim McGovern, Chủ tịch nhóm Trung Quốc, Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ và các quan chức cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.

 

Vào tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo cáo buộc nhà cầm quyền ĐCSTQ vị phạm nhân quyền tại Tây Tạng và nói rằng Mỹ ủng hộ “quyền tự trị có ý nghĩa” cho khu vực.

 

Cùng thời điểm đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo tuyên bố cấm thị thực nhắm vào các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc hạn chế nước ngoài tiếp cận Tây Tạng.

 Sau 6 Thập kỷ, lần Đầu tiên nhà Lãnh đạo CTA  Viếng thăm Tòa Bạch Ốc Mỹ-2

Kể từ đó, các quan chức nhà cầm quyền ĐCSTQ đã cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng Tây Tạng nhằm tìm cách thúc đẩy “chủ nghĩa ly khai” ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã từ chối tiếp xúc với Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo.

 

Sau khi Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 70, vào tháng 10 vừa qua, ông Mike Pompeo đã giám sát quan hệ Tây Tạng, được biết nhà cầm quyền ĐCSTQ đã cáo buộc Hoa Kỳ đang cố tình gây bất ổn khu vực.

 

Ngày 17 tháng 11 vừa qua, người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên đã nghiêm khắc lên tiếng phê phán Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, nói ông ông ấy đã “vi phạm cam kết và lập trường chính sách của Hoa Kỳ về việc không ủng hộ nền độc lập của Tây Tạng, và không công nhận Chính phủ Tây Tạng lưu vong này”.

 

Ông Triệu Lập Kiên cảnh báo về khả năng trả đũa ngoại giao, nói rằng, “Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của chúng tôi”.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Hill)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/02/2016(Xem: 13529)
Trong quá khứ, con đã lang thang trên những con đường dài, đơn độc, Nhưng giờ đây, hỡi Đấng Bảo Hộ, nhờ tưởng nhớ đến ngài, Khi tia sáng đời con sắp tàn lụi, Nguyện cho chiếc móc bi mẫn của ngài giữ lấy tâm con.
29/02/2016(Xem: 9173)
"Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ." Lama Zopa Rinpoche đã thuyết trong bài pháp "Không Có Một Khó Khăn Nào Khi Làm Việc Vì Chúng Sanh", ấn tống trong bản thư điện tử tháng Giêng 2016 của Lama Yeshe Wisdom Archives.
27/02/2016(Xem: 7507)
Không có ai sửa cho con! Ngày xưa, có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho học trò của mình. Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy.- Ông nói : - - Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây . -
26/02/2016(Xem: 16432)
Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.
25/02/2016(Xem: 6086)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất hiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
23/02/2016(Xem: 9922)
Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước Tây Lịch.
22/02/2016(Xem: 7555)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Thời gian lắng đọng cùng hồn người. Cảnh vật như cộng hưởng cùng tiếng chuông. Tất cả đều trở nên lung linh trầm mặc. Tiếng chuông chùa thi vị và đầy sức cảm hóa làm nảy sinh ra biết bao cảm hứng về âm nhạc và thơ văn, chan chứa chất liệu cốt tủy của tinh thần Phật giáo cùng với mối sầu cảm ướp đầy tình tự quê hương. Tiếng chuông chùa quả thật có một năng lực hồi sinh rất lớn.
21/02/2016(Xem: 8531)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
21/02/2016(Xem: 6284)
Kính thưa chư Tôn Đức & chư vị thiện tâm, pháp hữu.. - Để thể hiện chút lòng thành đối với chư Tăng tu hành trên xứ Phật, nhân dịp đầu xuân Bính Thân cũng là lúc Pháp hội Karmapa Khenno khai mạc tại chùa Karmapa và Bồ Đề Đạo Tràng
21/02/2016(Xem: 10251)
Có một người nọ đến tiệm hớt tóc quen để cắt tóc, cạo râu và lấy ráy tai. Trong lúc hai bàn tay thoăn thoắt làm việc, bác thợ luôn miệng trò chuyện rôm rả với thân chủ. Những mẩu chuyện đầu Ngô mình Sở dẫn dắt thế nào mà bỗng dưng họ lại sa đà qua đề tài tâm linh, thần học.., rồi xoay qua chủ đề: đức Phật có hay không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]