Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải cứu Tây Tạng Thoát khỏi sự Đô hộ của CCP là rất Quan trọng cho Tương lai Châu Á

21/11/202019:41(Xem: 5320)
Giải cứu Tây Tạng Thoát khỏi sự Đô hộ của CCP là rất Quan trọng cho Tương lai Châu Á

Giải cứu Tây Tạng Thoát khỏi sự Đô hộ của CCP là
rất Quan trọng cho Tương lai Châu Á

(Saving Tibet from CCP is crucial for Asia’s future)

 Saving Tibet from CCP is crucial for Asia’s future

Gần đây, Tập Cận Bình người lãnh đạo tại vị suốt đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Chinese Communist Party, CCP), đã chỉ đạo các đảng viên của ông “xây dựng một pháo đài bất khả xâm phạm trong việc duy trì sự ổn định” bằng cách tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tây Tạng. Ông đã tuyên bố rằng “lòng trung thành tuyệt đối (với ĐCSTQ) (absolute loyalty, to CCP) là tối cần thiết để phản công các trận chiến lớn (tại Tây Tạng) và ngăn ngừa những rủi ro cao”. Cùng quan điểm này, ông cũng nhận xét rằng “Phật giáo Tây Tạng phải thích ứng với Chủ nghĩa Xã hội và các điều kiện của Trung Quốc”.

 

Điều này thể hiện sự lãnh đạo cao hơn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời gian căng thẳng biên giới đang diễn ra với Ấn Độ dọc theo dòng Kiểm soát Biên giới, Thực tế chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng tăng cường các chương trình xã hội hóa ở vùng miền núi này. Những tác động chiến lược, kinh tế, môi trường và văn hóa bởi những hành động này rất quan trọng, có thể tác động đáng kể đến chính tương lai của châu Á.

 

Hai thập kỷ trước, thế kỷ 21 được mệnh danh là Thế kỷ của Châu Á (Asia’s Century), mà các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực được đặt mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Nhưng ngày nay, nếu các quốc gia trên khắp châu Á không tập hợp được để đánh bại các kế hoạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang cai trị hà khắc ở xứ Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng, thì Châu Á có thể sớm chứng kiến một thế kỷ mất mát.

 

Cốt lõi của cuộc khủng hoảng tiền ẩn này, là trữ lượng nước ngọt “Cực thứ ba,  Third Pole’’ của thế giới. Trong nhiều thiên niên kỷ, các hồ nước ngọt của Tây Tạng đã cung cấp cho các hệ thống sông ở phía Đông, Đông Nam, và Tây, nơi đã nuôi dưỡng các nền văn minh lâu đời trên khắp khu vực. Bên ngoài Trung Quốc, các hệ thống sông chính được cung cấp bởi những hồ nước ngọt này bao gồm các dòng sông Mekong, Brahmaputra và Sutlej.

 

Sông Mekong, một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Sông Brahmaputra, một trong những con sông lớn của châu Á chảy qua Tây Tạng, Ấn Độ, Bangladesh và đổ ra vịnh Bengal. Sông Sutlej, sông dài nhất trong số năm dòng chảy qua vùng lịch sử Punjab ở miền bắc Ấn Độ và Pakistan.

 

Biến đổi khí hậu đang tác động đến các vùng núi, nơi chiếm khoảng một phần tư bề mặt đất Trái đất và là nơi sinh sống của khoảng 1,1 tỷ người. Chúng được gọi là “tháp nước của thế giới”, vì các lưu vực sông có thượng nguồn trên núi cung cấp nước ngọt cho hơn một nửa nhân loại, bao gồm cả vùng Kush và khu vực bình nguyên Tây Tạng thuộc dãy núi Himalaya-Hindu, thường được gọi là Cực thứ ba của Trái đất.

 

Tuy nhiên, trong một số thập kỷ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang tiến hành công việc cơ sở hạ tầng rộng rãi trên khắp Tây Tạng, bề ngoài là để tăng cường kết nối khu vực và giảm thiểu rủi ro lũ lụt. Mặc dù, bằng cách kết hợp mờ trong dữ liệu mực nước và độ sâu ngầm trong thực tế của dự án này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng khai thác phần lớn trữ lượng nước ngọt cho chính họ, lại không quan tâm đến nhu cầu của các quốc gia láng giềng hạ lưu ven sông thấp hơn trong khu vực.

 

Nhiều ví dụ gần đây đã nhấn mạnh khẳng định này. Trên thực tế sự thay đổi các mô hình sông ở Bắc Nepal, đã dẫn đến việc sự liên kết lại của biên giới Trung-Nepal (một việc có ích cho người dân Nepal).

 

Được trích dẫn bởi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên (趙立建) nói, cộng đồng toàn cầu đang cáo buộc sai sự thật rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thao túng sông Mêkong. Tuy nhiên, hiện nay có một tình huống giống như hạn hán dọc theo sông Mêkong trong khi các hồ chứa của Trung Quốc trên khắp Tây Tạng đang tràn, và gây ra lũ lụt trên diện rộng ở miền Tây và miền Trung ở Trung Quốc.  Trong khi năm nay vẫn còn hy vọng về một mùa lũ muộn ở sông Mêkong, cho đến nay mực nước hồ chứa tương đương như năm 2019, trong khi toàn bộ khu vực bị ảnh  hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng. Kinh tế các quốc gia láng giềng như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự chuyển hướng của các dòng chảy sông Mêkong.

 

Tương tự, sự đổi màu thường xuyên trong vùng biển của Brahmaputra đã khiến Ấn Độ dẫn đầu trong lo ngại về việc xây dựng ở thượng nguồn không được tiết lộ, điều này có thể gây tổn hại cho cả Ấn Độ và Bangladesh. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục tránh bất kỳ thỏa thuận chia sẻ bất cứ quốc gia nào trong khu vực. Với “Cuộc khủng hoảng lương thực” (food crisis) đang rình rập ở Trung Quốc, Tập Cận Bình và ĐCSTQ của ông có thể sẽ đẩy nhanh nỗ lực nhằm độc chiếm trữ lượng nước ngọt dự trữ của cao nguyên Tây Tạng để sử dụng. Cần có khẩn cấp nỗ lực quốc tế, phối hợp và bền bỉ để đánh bại chiến lược này của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Hơn nữa, những nỗ lực chính trị, xã hội đang diễn ra liên tục của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng cũng cần được giải quyết. Kể từ khi Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc thôn tính Tây Tạng bất hợp pháp vào giữa thế kỷ 20 (1950), người dân Tây Tạng đã bị buộc phải thay đổi cách sống của họ. Buộc họ phải rời bỏ làng mạc của mình, sinh kế truyền thống, và sự tự do tôn giáo của họ, để tồn tại dưới chế độ cai trị hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc các cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc di dời quy mô đến Tây Tạng, đã gây ra sự xáo trộn về nhân khẩu học của khu vực. Trong những năm gần đây, quân sự hóa cũng đã diễn ra nhanh chóng của toàn bộ khu vực Tây Tạng, điều này đã củng cố quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và làm tăng thêm sự tổn thương cho các dân tộc bản địa. Đây là một sự phảm cảm bởi Tây Tạng là xứ sở Phật giáo thuần túy, một trong những tôn giáo hòa bình nhất còn tồn tại.

 

Cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso) đã hơn bát tuần (85 tuổi), và ngài Ban Thiền Lạt Ma, Gendun Choeki Nyima bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt cóc năm 1995 từ khi ngài còn là một đứa trẻ 6 tuổi, thực sự trong thời gian tới, cộng đồng Phật giáo Tây Tạng có thể phải đối mặt với khoảng trong lãnh đạo. Gyaltsen Norbu, Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 “giả” do ĐCSTQ dựng lên, Ban Thiền Lạt Ma “giả” tham gia diễu hành và các hoạt động hàng năm ở Tây Tạng cùng với cảnh sát, quan chức. Ngoài thời gian đó, người này bị quản thúc tại Bắc Kinh và không bao giờ được phép đi lại tự do hoặc nói chuyện cởi mở với người nước ngoài. Và ngài Ban Thiền Lạt Ma, Gendun Choeki Nyima vị chức vị tâm linh cao thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) đã bặt vô âm tính kể từ khi bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt cóc đến nay. Vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự khăng khăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, vị Đạt Lai Lạt Ma kế vị phải được‘chấp thuận’ bởi ĐCSTQ. Nói một cách đơn giản, Tập Cận Bình sẽ quyết định ai sẽ là điểm tựa về tinh thần cho các Phật tử Tây Tạng!

 

Do đó, cộng  đồng toàn cầu phải bắt buộc nhận ra rằng mối đe dọa đang được đặt ra bởi các kế hoạch tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng. Một lời kêu gọi thống nhất trên toàn cầu nhằm phản kháng lại Đảng Cộng sản Trung Quốc, là điều cần thiết cho sự tồn tại của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng, cũng như sự tăng trưởng liên tục và an ninh của các nền kinh tế đang phát triển trên khắp châu Á. Phản ứng toàn cầu sẽ đòi hỏi ba hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc như một sự minh chứng cho thiện chí và ý định – việc phi quân sự hóa Tây Tạng có ý nghĩa để bảo vệ cộng đồng địa phương, các thỏa thuận quản lý và chia sẻ toàn diện với tất cả các quốc gia ven sông thấp hơn, và quốc tế giám sát độc lập đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Tạng nhằm ngăn chặn thảm họa môi trường và kinh tế tại châu Á.

 

Tập Cận Bình và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ở ngã ba đường, nơi mà câu chuyện giả dối về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc cuối cùng đã bị loại bỏ. Với sự bất bình với Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng tăng trên toàn cầu, một phối hợp phản ứng toàn cầu để giải cứu Tây Tạng, sẽ chứng minh rằng sự hợp tác của các quốc gia thực sự có thể thực thi một ‘trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp’. Về lâu dài, hành động như vậy cũng sẽ đảm bảo rằng "Thế kỷ của châu Á" (Asia’s Century) phát huy được tiềm năng to lớn của nó, mang lại sự thịnh vượng hơn nữa trên toàn cầu.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 6847)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 6636)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 8956)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 13165)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
26/12/2012(Xem: 10301)
Người đời ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc, nên chạy đuổi theo tiền của, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế, ăn uống và ngủ nghỉ… Họ lầm tưởng rằng sẽ được vui sướng lâu dài, nhưng cuối cùng vẫn phải gánh chịu nhiều đau khổ!
23/12/2012(Xem: 6790)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11405)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11626)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6513)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8419)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]