Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Thơ Nhạc “Lối Về Sen Nở” (PDF)

04/11/202020:06(Xem: 8861)
Tập Thơ Nhạc “Lối Về Sen Nở” (PDF)

TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ”

Lối Về Sen Nở
LỜI GIỚI THIỆU
TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ”
TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao Việt Nam)

        Chúng ta từ nhiều kiếp đã lang thang sanh tử trong các nẻo luân hồi, nhờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni từ bi hướng dẫn con đường trở về hạnh phúc, an lạc, thoát khỏi bùn đen phiền não. Giống như đóa hoa sen mọc giữa bùn nhơ nhưng vẫn tỏa một mùi hương ngào ngạt tinh khiết nhẹ nhàng.

       “Lối Về Sen Nở” là 72 bài thơ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương được các nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc thành 6 volumes (vol. 6-11) Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen.

       Tập thơ nói về nếp sống thiền môn của Quý Ni sư, Sư cô và quý Phật tử, dù cuộc sống có khó khăn, phiền não, thử thách, nhưng lối về nẻo thánh thiện, sen hồng luôn nở hai bên đường.

      Tính từ năm 2013 đến năm 2020, Chùa Hương Sen có phát hành 11 volume Ca Nhạc Phật Giáo và được sắp xếp trong hai tập:
        1. Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm (năm 2014) là tuyển tập 68 bài nhạc (vol. 1-5) từ thơ/lời thơ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Nhạc sĩ Nam Hưng, Hoàng Quang Huế, Nguyễn Tuấn, Khánh Hoàng, Khánh Hải, Hoàng Kim Anh, Võ Tá Hân, Linh Phương, Hoàng Y Vũ, Uy Thi Ca và Giác An, và nhiều nhạc sĩ khác phổ nhạc.
        2. Tập Thơ Nhạc Lối Về Sen Nở (năm 2020) là tuyển tập 72 bài nhạc (vol. 6-11)1 từ thơ/lời thơ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương do các Nhạc sĩ tài hoa như Nhạc Sĩ Nam Hưng, Hoàng Quang Huế, Nguyên Hà, Võ Tá Hân, Khánh Hải (Chánh Trí Trường), Hoàng Y Vũ, và Uy Thi Ca phổ nhạc.
         Lối Về Sen Nở gồm có 3 phần chính:
          1. Chùm thơ đạo vị (lời thơ)

          2. Nhạc khúc trong 6 đĩa CD Ca Nhạc Phật Giáo Chùa Hương Sen:

               1) Tiếng Hát Già Lam (vol. 6)
               2) Cảnh đẹp Chùa Xưa (vol. 7)
               3) Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở (vol. 8)
               4) Hương Sen Ca (vol. 9)
               5) Về Chùa Vui Tu (vol. 10)
              6) Gọi Nắng Xuân Về (vol. 11)

        3. Ca Nhạc Sĩ (7 Ca Nhạc Sĩ)

pdfTap Tho Nhac - Loi Ve Sen No - Thich Nu Gioi Huong





***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2013(Xem: 8970)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 8150)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 8019)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8828)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8795)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6913)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 7469)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 7181)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 9518)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 13755)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]