Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch

20/10/202019:11(Xem: 5257)
Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch

Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch

(Tibet Charity Adapts in the Face of the Pandemic)

 Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch-1

Tổ chức Từ thiện Tây Tạng được thành lập tại Đan Mạch vào năm 1997, do Tôn giả Lakha, vị Lạt Ma, Triết gia, sáng lập và Chủ tịch Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, người lãnh đạo tinh thần của khoảng 100.000 người Tây Tạng ở Batang, Đông Tây Tạng. Cư sĩ Tsering Thundup, cựu Hiệu trưởng Trường nội trú Tây Tạng ở Bắc Ấn Độ, phụ trách các hoạt động tổ chức phi chính phủ ở Dharamshala, Ấn Độ.

 

Trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 năm nay, Tổ chức  Từ thiện Tây Tạng đang tiếp tục nỗ lực phục vụ cộng đồng. Các tình nguyện viên đang đóng gói quần áo tại chỗ để phân phát cho các gia đình nghèo khó ở các khu ổ chuột gần đó. Cư sĩ Tsering Thundup nói: “Chúng tôi đã đến thăm khu ổ chuột gần Kangra vào ngày 6 tháng 7 vừa qua, kỷ niệm ngày Sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma, để phân phát khẩu phần ăn cho cư dân của khu ổ chuột gần Kangra. Chúng tôi thấy rằng có rất nhiều trẻ em không đủ quần áo để mặc. Vì vậy, chúng tôi thiết lập tổ phân phát quần áo này. Chúng tôi sẽ phân phối quần áo cho các gia đình tùy theo nhu cầu. Mỗi gia đình sẽ nhận được một  trong những chiếc túi này mà các bạn có thể xem tại đây”, Cư sĩ Tsering Thundup chỉ vào một số bao tải lớn chứa đầy quần áo. Quần áo quyên góp được rải rác khắp sàn lớp học. “Đã có phản hồi tốt từ công chúng, nhiều khoản đóng góp”.

 

Đây chỉ là một trong những sáng kiến phát triển xã hội của tổ chức Từ thiện Tây Tạng. Các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ,  họ cũng cung cấp cho những người không có nguồn thu nhập, đặc biệt tập trung vào người già và người xuất gia. Phân phối quần áo mùa đông, và các loại thực phẩm, nhu yếu phẩm là công việc chính yêu của Tổ chức Từ thiện Tây Tạng trong cộng đồng.

 

Các công việc khác bao gồm chương trình hiến máu nhân đạo, lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của chính Cư sĩ Tsering Thundup, khi mẹ anh vị bệnh và cần truyền máu. Anh giải thích: “Rất khó để tìm kiếm các nhà tài trợ, không có mạng lưới hoặc cơ sở hạ tầng”. Do đó, Cư sĩ Tsering Thundup quyết định thành lập một câu lạc bộ các nhà tài trợ trong khu vực địa phương. Đã từng có 300 người hiến tặng nhưng con số này đã giảm trong những năm gần đây, do dân số Tây Tạng bắt đầu giảm dần.

 

Cư sĩ Tsering Thundup nói: “Những người lớn tuổi đang tiếp tục, và nhiều nhà tài trợ của chúng tôi từ phương Tây chuyển đến, nhưng chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục điều gì đó”. Các y tá do Tổ chức Từ thiện Tây Tạng tuyển dụng sẽ chăm sóc những người hiến tặng, và sau trong khi họ quyên góp, cung cấp phương tiện đi lại và chăm sóc sau.

 

Những y tá này cũng đi khắp cộng đồng địa phương để hỗ trợ người già. Hiện có bốn y tá tại Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, tham gia vào các chuyến thăm nhà hàng ngày cho những thành viên khó khăn nhất của dân cư ở Dharamshala, Ấn Độ. Họ chăm sóc người già và trẻ em, mua sắm thức ăn, một dịch vụ đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra.

 

Trọng tâm chính trong công việc của Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, chương trình của họ là chăm sóc động vật, được khởi động vào năm 2006. Vào thời điểm đó, rất nhiều trường hợp chó ra đường phố cắn người và gia súc địa phương. Một số con chó bệnh dại và một con đã cắn một tình nguyện viên của Tổ chức Từ thiện Tây Tạng. Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, quyết định xử lý tình huống theo cách nhân đạo hơn. Hàng năm vào tháng 9, sau Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại, Tổ chức Từ thiện Tây Tạng dẫn đầu một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt để kiểm soát bệnh dại. Khoảng một nghìn con chó được tiêm phòng, theo chương trình này hàng năm, và các báo cáo về chó mắc bệnh dại đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Tổ chức Từ thiện Tây Tạng cũng thực hiện một chiến dịch triệt sả, để giúp ổn định số lượng chó hoang trong khu vực. Chương trình này thu hút một số tranh cãi nhưng Cư sĩ Tsering Thundup tin rằng, cần phải duy trì sự cân bằng sinh thái.

 

Cư sĩ Tsering Thundup bình luận về tình huống mọi người dắt chó đi lạc trong thời gian ở McLeod. Anh ấy nói anh ấy thích mọi người, đặc biệt là những người ở đây chỉ trong thời gian ngắn, cho chó ăn trên đường phố, mà không đưa chúng ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Cư sĩ Tsering Thundup giải thích rằng: “Việc nuôi những con chó này làm thú cưng ở nhà có xu hướng trở thành vấn đề đối với con chó, khi chúng có thói quen lấy thức ăn cho chúng thay vì tự kiếm thức ăn. Khi những người nuôi các con chó đó làm thú cưng rời khỏi nơi này, những con chó này hoặc bị bỏ rơi hoặc được chúng tôi gọi đến để chăm sóc chúng, điều này là không thể vì không gian chúng tôi có hạn. Những con chó này quên cách sống sót khi chúng được chăm sóc tạm thời. Hơn hết, chúng  sẽ rất khó khăn khi chúng quay lại đường phố, vì chúng bị những con chó khác đã sống trong khu vực coi là kẻ xâm phạm”.

 

Tổ chức Từ thiện Tây Tạng đã cử ba người bắt chó đi huấn luyện ở Sikkim. Sau khi được huấn luyện bởi một số chuyên gia bắt chó tuyệt vời nhất thế giới ở vùng cao Hy Mã Lạp Sơn, những người săn bắt chó đầy đủ kinh nghiệm này hiện đã đem chúng nó về để nhốt lại, và sau đó triệt sản hoặc tiêm phòng cho quần thể chó đại phương ở khu vực McLeod, Bhagsu và Naddi. Tổ chức Từ thiện Tây Tạng cũng đã tổ chức các trại Kiểm soát Sinh sản cho Động vật ở những nơi bên ngoài Dharamshala, Ấn Độ. Họ đã làm việc ở Poanta Sahib, Bir và Mandi, hàng năm họ đến Bồ đề Đạo tràng để tham gia chương trình triệt sản những con chó hoang ở đó. Nhìn chung, Cư sĩ Tsering Thundup tin rằng, những con chó ở McLeod Ganj bình tĩnh hơn những con chó ở những nơi khác.

 

Các lớp học tiếng Anh tại Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, hiện đang được tổ chức trong thời gian đại dịch, nhưng thường diễn ra quanh năm. Là một cựu giáo viên của trường, Cư sĩ Tsering Thundup rất quan tâm đến lĩnh vực này. Tổ chức Từ thiện Tây Tạng có sách giáo khoa riêng, do các giảng viên dạy tiếng Anh từ Canada biên soạn. Một giáo viên song ngữ Tây Tạng thường xuyên được tuyển dụng, và các tình nguyện viên được thuê từ nước ngoài để dạy trong thời gian ít nhất ba tháng. Tổ chức Từ thiện Tây Tạng chỉ thuê các giảng viên TEFL (Dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ) đủ điều kiện làm tình nguyện viên, và yêu cầu ba tháng có nghĩa là sinh viên có cơ hội xây dựng mối quan hệ với giáo viên của họ.

 

Bên ngoài văn phòng của mình, Cư sĩ Tsering Thundup chỉ ra một đống thiết bị PPF (thiết bị bảo vệ cá nhân được sử dụng để bảo vệ khỏi bị lây nhiễm Virus corona). “Khi họ mở lại các tuyến xe buýt, chúng tôi đã phát khẩu trang cho tất cả các tài xế. Lô này sẽ đến tay các chiến sĩ công an tiền tuyến”. Cho đến khi hoạt động bình thường trở lại, Cư sĩ Tsering Thundup đã tìm ra cách để Tổ chức Từ thiện Tây Tạng hoạt động như một lực lượng tích cực trong  cộng đồng.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Contact Magazin)

 Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch-5Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch-4Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch-3Tổ chức Từ thiện Tây Tạng khi Đối mặt Ứng phó với Đại dịch-2




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2011(Xem: 7929)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14561)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7293)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6579)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5677)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 14948)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20217)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19558)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6809)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7972)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]