Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trọn Đời Cống Hiến

10/10/202010:46(Xem: 4987)
Trọn Đời Cống Hiến

TRỌN  ĐỜI  CỐNG  HIẾN
Thich Nhat Hanh9

Thời tiết tháng Tám sụt sùi rơi lệ, miền Trung hàng năm gánh chịu lắm thiên tai; Huế vừa trãi qua cơn bão, Hội An bị ngâp lụt, một số Tỉnh thành thấm đẫm mưa dầm!

Đâu đó, một góc xứ Huế thân thương, đồi thông rũ bóng che chắn các ngôi cổ tự rêu bám như lớp da xù xì lão hóa của người dân tẩm ướp nắng mưa qua bao thế hệ, cam chịu và sống chung với bao nghiệt ngã. Giữa mùa mưa bão, tiếng chuông chiều rên rĩ lãng đãng chìm trong không gian lạnh lẽo cô đơn; nhà nhà ủ kín then cài trốn cái lạnh thấu xương khi Đông chưa đến.

Thế mà, một trong những quê nghèo xơ xác của quê hương, ai ra đi cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về chốn ấy; Nắng cháy da, lũy tre bờ sông không đủ che tàn bóng mát, lũ tràn về, ruộng đồng, sông rạch mênh mông biển nước, chuột, rắn, gia cầm giạt trôi ra biển đợi mỗi năm.

                                              ***

Con đường Nam Giao hiu hắc dẫn về Tổ đình danh tiếng. Cổng Tam quan vẫn im ỉm như chưa bao giơ mở rộng vòng tay đón nhận bao phiền muộn đời thường; Nơi ấy, sau cánh cổng, ngôi chánh điện uy nghi trầm lắng. “Sắc tứ Từ Hiếu tự” là một vinh dự được vua Tự Đức ái mộ đức Hiếu của cố Hòa Thượng Nhất Định tổ khai sơn, đối với mẹ, nguyên là một thảo am ẩn tu cùng mẹ. Năm 1848, HT viên tịch, vua cho trùng tu mở mang thành ngôi già lam. Từ Hiếu mang tính Đức Hiếu của người con Phật. Từ đó, trãi qua bao đời kế thế trụ Pháp vương gia, các bậc chân tu khả kính. Từ năm 1848 đến nay, các đời trụ trì tiếp tục tái thiết, trùng tu trở thành ngôi phạm vũ uy danh nơi chốn Sông Hương, núi Ngự.

Trong mãnh đất khô khốc, chớm nở một chồi hoa; Ngôi cổ tự bao sinh hoạt buồn vui đời Tăng lữ, trong đó, có những chú điệu được giáo dục nghiêm minh, từng lót dạ sắn khoai độn cơm hằng bữa, trái vả chấm chao  làm món ăn thường ngày, thế mà vẫn ê a trên lưng trâu, dưới cội thông ngấu nghiến các bộ luật, Tỳ ni Nhật dụng đợi ngày phủi chóp. Mưa vẫn mưa, nắng vẫn nắng bao mùa  lá rụng, các điệu lớn dần với thời gian, trôi giạt khắp bốn phương, người làm trụ trì, kẻ đi hoằng pháp, chú điệu Nguyễn Xuân Bảo năm xưa, rời khỏi quê nghèo, biến thành cánh chim bạt gió với đạo danh T.Nhất Hạnh. 16 tuổi khi thọ Sa di, những năm 1950 người đã có nhiều dự kiến đưa đạo Phật thoát khỏi sinh hoạt lối mòn. Miền Nam Việt Nam là đất dụng võ cho những tầm nhìn vượt thời gian, từ đây, thầy đóng góp cho PGVN không ít những công sức về giáo dục, văn hóa, xã hội, sáng tác hàng trăm tác phẩm nổi tiếng, trong đó, Hoa sen Trong biển lửa lúc vận động hòa bình cho Việt Nam.Chẳng những thế, Người còn khuyến cáo bảo vệ môi trường, Người nói:  

“Ta và Đất Mẹ không phải là hai thực tại riêng biệt. Đất Mẹ chính là ta, ta là đất Mẹ.Đất Mẹ không phải chỉ là môi trường.

Con đã được biểu hiện từ đất mẹ, con sẽ trở về đất mẹ để tiếp tục được biểu hiện hàng triệu lần nữa, để cùng với tăng thân con làm công việc chuyển rác thành hoa, bảo hộ sự sống và xây dựng một tịnh độ ngay trên mặt đất này.”

Đầu những năm 1960, trường Thanh niên Phụng sự Xã hội là một tổ chức mang nhiều tham vọng giúp đỡ người dân trong các vùng đạn bom xây dựng lại cuộc sống trước bao đổ nát, nhưng, chiến tranh khó bao dung lòng nhân đạo, xương máu nam nữ, tu sĩ đổ xuống, không làm cho đất mẹ xanh tươi hơn, chôn vùi lý tưởng đi trước thời cuộc của một tu sĩ nung bầu nhiệt huyết với quê hương và đạo pháp. Thầy đành rũ áo xa quê biền biệt hơn 40 năm xuôi ngược trên đất khách quê người. Thiền sư Nhất Hạnh đã được thế giới biết đến từ đó, từ độ kết hợp với mục sư Martin Luther King Jr, vận động hòa bình, năm 1967 được Mục sư đề nghị giải Nobel hòa bình, vô thường rẽ chia đôi bạn cùng lý tưởng, để rồi, một thân một bóng, Thiền sư  đưa Phật giáo vào đời với danh xưng “nhập thế”; chính vì thế, nhiều thành phần trong xã hội, các Tôn giáo đều có người tham gia nếp sống “chánh niệm”, “hiện pháp lạc trú”, “Thực tập 5 chánh niệm”. giúp giải quyết mọi áp lực căng thẳng  trong đời sống xã hội công nghiệp.

Ngoài trung tâm tu học chính Làng Mai tại Pháp, nhiều Tu viện đã được thành lập như: Tu viện Lộc Uyển, tu viện Bích Nham, tu viện Rừng Phong, trung tâm tu tập Thanh Sơn, tu viện Từ Hiếu – Diệu Trạm, Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu, chùa Đại Bi. trung tâm tại Úc,Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan. Tu viện Mộc Lan, Thiền đường Hơi thở nhẹ, Viện Phật học ứng dụng Châu Á… và một số cơ sở cá nhân tu tập theo pháp “chánh niệm” của Thiền sư T. Nhất Hạnh.

Ngoài những trung tâm chính thức , Thiền sư còn hướng dẫn Thiền tập chánh niệm cho Google, Ngân hàng Thế giới và Trường Y đại học Harvard, các sinh viên đại học, sĩ quan cảnh sát, các nghị sĩ dân biểu...

                                                            ***

Đơn giản hóa pháp hành Phật giáo đi vào xã hội công nghiệp là một cải tiến thành công, đem lại sinh khí mới cho các thế hệ hiện đại; Theo Người,An trú trong giây phút hiện tại là trở về quê hương đích thực của mình,quê hương đích thực không hề bị giới hạn bởi thời gian, không gian, quốc tịch hay chủng tộc. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc. Chúng ta thực tập yêu thương, thực tập từ bi và biết rằng yêu thương đem đến hạnh phúc. Không có yêu thương thì không có hạnh phúc. Tất cả những bậc đạo sư xưa nay đều dạy ta yêu thương và cách yêu thương cụ thể nhất là tránh gây đau khổ và hiến tặng niềm vui.”

Người nói:  “Tâm trí có thể đi theo hàng ngàn hướng, nhưng trên con đường tuyệt đẹp này, tôi bước đi trong hòa bình. Với mỗi bước, hoa nở. “

                                                        ***

Những năm gần đây, tuy bị đột quỵ, nhưng thần thái vẫn an lạc, làm điểm tựa cho hàng vạn đệ tử khắp nơi. Tung hoành khắp thế giới, lá vẫn muốn rụng về cội; cuối đời người, Ngài mong được trở lại chốn ban đầu mà chú tiểu Nguyễn Xuân Bảo năm xưa chôn chặt bao kỷ niệm và nuôi dưỡng lắm ước mơ, để trở thành một tu sĩ Phật giáo Việt Nam lừng danh thế giới; chiếc bóng hào quang nhập lại quê hương, ai ra đi cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về chốn ấy. Hào quang đó, danh vọng đó không chỉ thuần dãy lụa che thân có thể tránh được bao chông gai chống phá. Cũng chả lạ, Đức Phật và chúa Jesus cùng các Thánh nhân đều không tránh khỏi chướng duyên nơi cỏi tục –“ Nếu đường đời bằng phẳng cả thì anh hùng hào kiệt có hơn ai”, Do có tầm nhìn quá xa thời đại nên phải trôi giạt nơi đất khách, do sinh hoạt tâm linh vượt truyền thống, can đảm đổi mới nên bao chướng ngại phải đeo mang. Nhìn chung, sự thành công đóng góp không nhỏ cho Phật giáo và xã hội, vẫn là nét son cho PGVN và dân tộc VN khi Người được dựng tượng đài, vinh danh một trong 25 nhân vật quốc tế tại Fox Square Park ở thành phố Oakland, California.

Như lời của Melvin McLeod đã viết: “Tôi đã gặp một vị Thầy đúng nghĩa trên nhiều phương diện, thâm sâu và chứng đạt, chú trọng cả tu tập lẫn xây dựng tăng thân, thấm nhuần vừa giáo pháp truyền thống vừa biết rõ hướng đi của thế giới ngày nay”. Hay, nhận xét của Malte Conradi và Sarah Raich: “Nếu nhân vật Yoda – nhà hiền triết trong phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) – được xây dựng dựa trên một người có thật trong cuộc đời thì ắt hẳn phải là vị thầy này”. 

                                                 ***

Huế rét mướt, bão tố lung lay quê hương nghèo khó, nhưng vẫn khó mà làm nghèo sức khỏe Thiền sư đang cán mốc ngày “tiếp nối” tuổi 94, hàng vạn tín đồ đang hướng về Tổ đình Từ Hiếu, nơi từng rạng danh Tổ Nhất Định về đức Hiếu, gần hai thế kỷ sau, ngôi cổ tự trầm lắng một lần nữa sẽ tiếp đón một danh Tăng đem Phật giáo vào đời bằng con đường nhập thế - chờ đợi ngày 11/10 được long trọng đón mừng.

MINH MẪN
09/10/2020

(kỷ niêm sinh nhật sư ông 11/10/2020)

 


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2021(Xem: 4377)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 5244)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5474)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8574)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6421)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 6171)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
01/02/2021(Xem: 4500)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9475)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 5951)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
01/02/2021(Xem: 7362)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]